Lan hồ điệp mang một vẻ đẹp sang trọng, quý phái và mang nhiều ý nghĩa khác nhau nên được mọi người yêu thích mua về trang trí trong nhà. Hiện nay, có một số phương pháp nhân giống hoa lan hồ điệp được sử dụng phổ biến. Hãy cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu về cách nhân giống lan hồ điệp bằng ngồng hoa qua bài viết dưới đây nhé!
Khái quát về nhân giống hoa lan hồ điệp
Lan hồ điệp là một loài hoa đẹp, vừa có ý nghĩa về mặt tinh thần vừa có giá trị vật chất cao. Vì vậy, người trồng thường tiến hành nhân giống lan để tạo ra những cây con mới sau khi hoa đã tàn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nhân giống hoa lan phổ biến như phương pháp Keiki, sử dụng thuốc, phương pháp ép “đẻ” cây con…
Đôi nét về ngông hoa lan hồ điệp
Ngồng hoa lan còn được gọi là cành hoa, mọc ra từ nách lá thứ ba của cây, có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thông thường, lan hồ điệp có ngồng hoa ít phân nhánh hơn so với hoa lan hồ điệp mini.
Ngoài ra, ngồng hoa lan khi chưa phân nhánh các đốt thường ở dạng tiềm chồi nách hoặc tiềm chồi hoa. Cây sẽ nảy ra nhiều hoa khi bạn bấm ngọn của chúng ở nhiệt độ thấp, khoảng 15 độ C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao như 28 độ C thì có thể nảy thành nhánh chồi nách.
Hầu hết các loại hoa lan đơn thường chỉ có một ngồng hoa, những cây sống trong điều kiện tốt thì ngồng hoa phân hóa mọc thành nhiều ngồng hơn. Nếu muốn có một chậu hoa lan hồ điệp với nhiều hoa to và đẹp thì bạn phải khống chế số lượng ngồng hoa trên cây.
Ngày nay, người trồng lan chia sẻ rằng chỉ nên giữ lại một ngồng hoa trên mỗi cây và loại bỏ những ngồng nhánh. Điều này sẽ giúp các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào ngồng hoa đó và nuôi cây phát triển khỏe mạnh. Ngồng hoa sẽ to, mập và đảm bảo số nụ hoa trên mỗi ngồng từ 7-10 bông trở lên.
Xem thêm >>> Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Dớn Trắng Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
Cách nhân giống lan hồ điệp bằng ngồng hoa
Lan hồ điệp thường được nhân giống công nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô Keiki trên các ngồng hoa.
Chuẩn bị dụng cụ
Trong hầu hết các trường hợp, việc nhân giống lan hồ điệp không quá khó và bạn không cần quá nhiều dụng cụ. Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nhân giống lan hồ điệp tại nhà nếu được hướng dẫn đúng cách, ngay cả khi bạn là người mới chơi lan. Một số dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị để thực hiện nhân giống lan hồ điệp bằng phương pháp Keiki gồm:
- Cồn
- Kéo cắt tỉa
- Bông gòn
- Thuốc kích hoa Kei Duy
- Keo 502 hoặc sơn móng tay
Các bước tiến hành
Quá trình tiến hành nhân giống lan hồ điệp bằng phương pháp Keiki gồm những bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và bón phân cho ngồng hoa
Sau khi lan đã tàn khoảng ⅔, bạn tiến hành cắt bỏ ngồng hoa, lưu ý rằng nên cắt từ đoạn phân nhánh hoặc có hoa. Tiếp theo, có thể thay thế giá thể mới cho cây hoặc bón phân trùn quế dạng viên để lan phục hồi.
Bước 2: Sử dụng thuốc kích thích trong nhân giống lan
Từ những mắt trên ngồng hoa sẽ mọc ra hoa hoặc mầm mới, thường là mắt thứ 3,4,5 của ngồng. Để cây mọc ra nhiều mầm từ mắt ngồng, bạn cần sử dụng thuốc kích thích hoa như Kie Duy đỏ hoặc Kei Duy xanh. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên bạn nhân giống lan thì nên dùng Kei Duy xanh.
Tiến hành pha chế Kei Duy xanh với nước theo tỷ lệ 1:5, sau đó tẩm vào bông gòn và quấn quanh mắc trong vòng 1 ngày. Bên cạnh đó, một số nhà vườn còn sử dụng GE chuối, GE gừng để kích Keiki lan phát triển bằng việc phun 2-3ml GE cho cây với chu kỳ 1-2 lần một tuần.
Bước 3: Làm thủ thuật tách cây con và chăm sóc
Sau khi sử dụng thuốc kích thích, mắt ở ngồng hoa sẽ bắt đầu sưng và mọc ra mầm mới. Khi mầm mọc được tầm 2 lá và dễ dài từ 4-6cm thì bạn mới tiến hành tách cây con. Đừng quên khử trùng kéo cắt tỉa thật sạch sẽ rồi mới cắt mầm nhé!
Lưu ý rằng khi cắt mầm thì bạn cần bôi keo 502 hoặc sơn móng tay lên bề mặt cắt để nhanh liền sẹo. Sau khi tách được cây con thành công, bạn trồng cây trên giá thể mới và chăm sóc như bình thường. Hãy để cây lan ở những nơi thông thoáng và thường xuyên tưới nước để cây phát triển khỏe mạnh.
Những lưu ý khi nhân giống lan hồ điệp bằng ngồng hoa
Khi nhân giống lan hồ điệp bằng ngồng hoa, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Thời điểm tiến hành nhân giống: Để thuận lợi cho việc tách chiết nhân giống, bạn nên thực hiện khi mà cây đang trong giai đoạn sinh trưởng (khoảng tháng 2 đến tháng 6). Nếu thấy hoa tàn khoảng ⅔ ngồng hoa thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bạn tạo cây Ki. Bạn không nên để quá lâu bởi cây ki sẽ không thể tạo được cây mới do ngồng đã quá khô.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ kéo cắt tỉa: Bạn nên rửa thật sạch các dụng cụ để cây lan không bị nhiễm trùng trong quá trình tách cây con.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Ở giai đoạn cây con, bạn không được chạm vào cây để tránh chồi bị rụng. Đồng thời sử dụng liều lượng kích thích theo đúng quy định và bổ sung thêm chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây. Bên cạnh đó, cây con sau khi tách khỏi cây mẹ cần được trồng ở những nơi thông thoáng và tưới nước thường xuyên để cây phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, không được tưới phân bón hoặc nước trực tiếp lên cánh hoa vì sẽ làm hoa bị thối úng. Duy trì độ ẩm cho đất sau khi nhân giống hoa lan khoảng 75% và nhiệt độ >24 độ C.
Xem thêm >>> Cách Trồng Lan Hồ Điệp Mới Mua Về Chi Tiết Nhất
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau khi nhân giống bằng ngồng hoa
Tưới nước
Lượng nước tưới cho lan hồ điệp sau khi nhân giống bằng ngồng hoa sẽ phụ thuộc vào mùa và điều kiện môi trường sống. Bạn lưu ý khi tưới cây cần phải quan tâm đến độ ẩm của giá thể để tránh trình trạng chúng bị úng nước, làm cây bị nhũn do phải ngâm nước trong thời gian dài, lâu ngày dẫn đến thối úng rễ. Ngoài ra, cây cần được tưới tối thiểu mỗi tuần một lần để không bị khô héo.
Khi mùa hè đến, lan hồ điệp sẽ cần nhiều nước hơn nên bạn cần phải tưới thường xuyên, có thể là từ 2-3 ngày 1 lần. Ngược lại, thời gian tưới cây có thể tăng lên một tuần hoặc 10 ngày 1 lần vào mùa đông. Thời điểm tưới lan thích hợp nhất là vào những buổi sáng sớm, lượng nước cho mỗi cây sẽ phụ thuộc vào giá thể mà bạn đang sử dụng.
Hơn nữa, bạn nên để cây ở những vị trí thoáng mát, tưới nhẹ nhàng từ gốc trong vòng 10 phút để cây có thời gian hấp thụ nước. Đặc biệt lưu ý không được tưới nước trực tiếp lên lá cây để hạn chế trường hợp cây bị nấm hoặc thối lá.
Xem thêm >>> {Bật Mí} Cách Trồng Lan Hồ Điệp Trong Nhà Chi Tiết Từ A-Z
Bón phân
Lan hồ điệp sau khi nhân giống bằng ngồng hoa sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy, việc bón phân cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bạn nên bón phân cho lan vào mùa hè, lúc mà cây đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Ngược lại, lan không cần quá nhiều phân bón khi mùa đông đến.
Lan hồ điệp thường được trồng trong nhiều loại giá thể khác nhau như than, vỏ cây, vỏ thông nên không giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng như trồng trong đất. Do đó, bạn nên dùng những loại phân bón cho lan với tỷ lệ phù hợp.
Theo các chuyên gia, phân bón thích hợp nhất cho lan hồ điệp là NPK 14-14-14. Lúc cây đang ra hoa thì cần sử dụng phân bón có hàm lượng Photpho cao hơn như NPK 10-30-20. Lưu ý trước khi bón phân, lan cần được sử cung cấp đầy đủ nước để đảm bảo được độ ẩm. Nên bón một lượng phân phù hợp, không bón phân quá nhiều vì sẽ không tốt đến sự phát triển của cây.
Ngoài ra, lan hồ điệp thường mắc một số bệnh hại như nấm, rệp…Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần dùng một số loại thuốc chuyên dụng và tiến hành chăm sóc tỉ mỉ để lan có thể phát triển mạnh khỏe.
Thay chậu
Lan hồ điệp thường có thời gian sống dài nên bạn cần phải thay đổi chậu cho lan khi kích thước cây ngày một lớn hơn. Ngoài ra, việc này cũng giúp cây hạn chế sâu bệnh, rêu, rệp gây hại. Bạn cũng không cần phải thay chậu quá nhiều lần nếu lan vẫn phát triển khỏe mạnh. Lưu ý rằng thời điểm thích hợp để thay chậu cho lan là vào mùa xuân sau khi hoa mới tàn.
Như vậy, Lanhodiep.vn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cách nhân giống lan hồ điệp bằng ngồng hoa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý đến quá trình chăm sóc để đảm bảo cây luôn phát triển khỏe mạnh nhất. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Xem thêm >>> Cách Trồng Lan Hồ Điệp Từ Cây Con “Chi Tiết Từ A-Z”