Nhiều người nghĩ rằng một loại cây tinh tế, rực rỡ như lan hồ điệp thường rất khó trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, trên thực tế nếu bạn nắm được kỹ năng chăm sóc chúng đúng cách thì lan sẽ luôn phát triển tốt thậm chí là ở điều kiện khí hậu trong nhà. Tại bài viết này, lanhodiep.vn sẽ bật mí cách trồng lan hồ điệp trong nhà chi tiết nhất để bạn tham khảo nhé!
Tìm hiểu chi tiết về cây hoa lan hồ điệp
- Hoa lan hồ điệp còn có tên khoa học là Phalaenopsis, thuộc dòng lan Orchid Orchidaceae. Dịch theo tiếng Latin thì Phalaen có nghĩa là con bướm và opsis có nghĩa giống như, tức là lan hồ điệp giống như một chú bướm đang xòe cánh rực rỡ. Lan hồ điệp là một loại lan đơn thân, cây nguyên giống nở hoa vào mùa xuân, đặc biệt cây lai có thể nở hoa quanh năm.
- Trong tự nhiên, loài lan này phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới của châu Á. Theo thống kê cho biết, hiện nay có hơn 60 loài lan hồ điệp khác nhau trên khắp Thế Giới, riêng ở Việt Nam ghi nhận khoảng 5 giống lan hồ điệp thuần, thường hoa nhỏ nhưng màu sắc cực kỳ độc đáo và sặc sỡ.
- Hầu hết lan hồ điệp sẽ có lá to và mọng nước, mỗi cây sẽ có từ 5 đến 10 lá, cuống hoa dài, uốn cong mềm mại và có hoa mọc đối xứng hai bên. Bên cạnh đó, lan hồ điệp còn có nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt cánh hoa có các đốm màu hoặc đường vân làm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cây.
- Thông thường, dựa vào màu sắc có thể chia lan hồ điệp thành nhiều loại khác nhau như: lan hồ điệp trắng, lan hồ điệp vàng, lan hồ điệp xanh, tím, đỏ,…Mặt khác, dựa vào kích thước cũng có thể chia thành lan hồ điệp lớn, lan hồ điệp nhỏ, lan hồ điệp trung bình. Ngoài ra, lan hồ điệp cũng có giống hoa rừng, mini, từng loại đều mang một vẻ đẹp riêng khiến nhiều người đắm say.
Xem thêm >>> Cách Trồng Lan Hồ Điệp Từ Cây Con “Chi Tiết Từ A-Z”
Hướng dẫn cách trồng lan hồ điệp trong nhà cho người mới chơi lan
Để trồng hoa lan hồ điệp trong nhà, người mới chơi lan cần nắm rõ một vài lưu ý dưới đây:
Chọn giống trồng lan
Như vừa nói trên, lan hồ điệp có rất nhiều loại khác nhau, mỗi một loại sẽ cần điều kiện sinh sống và cách chăm sóc riêng biệt. Do đó, nếu muốn chọn được giống cây phù hợp, bạn cần trực tiếp đến các vườn lan để được nhà vườn tư vấn trực tiếp và kỹ lưỡng.
Trong trường hợp, bạn mới bắt đầu chơi lan thì nên lựa chọn những giống cây dễ chăm sóc, đồng thời chọn cây đã trưởng thành với giá cả vừa phải. Tuyệt đối không nên chọn những loại cây quá đắt, bởi việc chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây có thể khiến cây chết gây lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Chọn chậu
Chậu trồng lan phổ biến được nhiều người sử dụng nhất là chậu đất nung có lỗ. Nguyên nhân là do nước nếu bốc hơi từ đất nung thì sẽ nhanh hơn, điều này giúp rễ cây được khô thoáng và hạn chế tình trạng ngập úng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chậu vừa tăng hiệu quả trồng cây vừa có tính thẩm mỹ như: chậu lưới, chậu gỗ chống mục, chậu nhựa,… Những loại lan hồ điệp ưa bó rễ nên bắt đầu trồng trong chậu nhỏ, đợi đến khi cây phát triển, mọc thành nhiều rễ và nhánh thì hẳn chuyển sang chậu lớn hơn.
Chọn giá thể trồng lan
Khác với những loại cây thông thường, rễ của hoa lan hồ điệp cần sự thông thoáng nên chúng thường được trồng trong các giá thể thay vì trồng trong đất. Một số giá thể thường xuyên được sử dụng có thể kế đến như: than củi, viên đất nung, vỏ thông, xơ dừa,…
Từng loại giá thể sẽ có những ưu điểm riêng. Vì vậy bạn nên chọn loại giá thể phù hợp với giống lan hồ điệp bạn trồng để cây có thể sống và phát triển tốt nhất nhé.
Cách trồng lan
Cách trồng lan hồ điệp thường không quá phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết và sự cẩn thận nhất định. Vì vậy, nếu muốn trồng lan tại nhà thì bạn nên để lan mới mua ở một nơi thoáng mát tầm 1 đến 2 ngày cho chúng làm quen với thời tiết rồi mới nên tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đặt giá thể vào khoảng ⅓ chậu lan sau đó cho rễ lan vào trong, hướng thẳng đứng xuống đáy chậu.
- Bước 2: Cho thêm giá thể vào để che hết đi phần rễ.
- Bước 3: Sử dụng cọc để cắm vào chậu, rồi lấy dây buộc nhẹ vào thân cây để cho cây đứng thẳng, không cong vẹo.
- Bước 4: Đặt cây ở một vị trí thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, đảm bảo sự thông thoáng.
Xem thêm >>> Chia Sẻ Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Hồ Điệp Nở Hoa Đẹp
Mẹo chăm sóc hoa lan hồ điệp khi mới mua về đảm bảo cây khoẻ mạnh
Dưới đây là những mẹo chăm sóc lan hồ điệp khi mới mua về, đảm bảo cây khỏe mạnh mà bạn có thể tham khảo:
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như khả năng ra hoa của lan. Nếu nhiệt độ quá thấp có thể khiến nước kết tinh thành đá, phá vỡ cấu trúc tế bào của cây. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao thì cây sẽ dễ mất nước, ngừng quang hợp thậm chí là gây chết cây.
Do đó, để chăm sóc hoa lan tốt ban ngày thì nhiệt độ từ 18 đến 24 độ C là hoàn hảo nhất. Lưu ý, nếu môi trường sống ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 35 độ C thì lan sẽ phát triển chậm hoặc không phát triển. Lúc này bên nên tìm cách để điều chỉnh nhiệt độ cho lan sao cho hợp lý nhất nhé.
Ánh sáng
Ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc hoa. Vì vậy, nếu lan nhận ánh sáng không phù hợp thì chúng sẽ có những biểu hiện cụ thể:
- Không nhận đủ ánh sáng: Lá dài, màu xanh đậm.
- Nhận quá nhiều ánh sáng so với nhu cầu: Lá màu vàng, nâu và dễ rụng.
Thông thường, với những loại lan ưa sáng như: Vanda, Cattleya, Dendrobium thì người trồng nên đặt chậu cây theo hướng Tây Nam. Ngược lại, những loại cây như: Oncidium, Phalaenopsis hoặc Paphiopedilum thì nên đặt theo hướng Đông Bắc. Riêng một số loại lan hồ điệp thích ánh sáng gián tiếp thì bạn cần đặt chúng ngay hiên nhà, sau rèm cửa sổ hoặc những nơi có ánh sáng nhân tạo. Tuyệt đối không để lan tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt từ mặt trời, bởi tia cực tím có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, thậm chí là khiến cây chết.
Xem thêm >>> Tìm Hiểu Cách Cấy Mô Lan Hồ Điệp Theo Quy Trình Chuẩn Nhất
Tưới nước
Nước tưới cho lan hồ điệp có độ pH từ 5 đến 6 là phù hợp nhất.Việc tưới nước cho lan cũng nên vừa phải, hạn chế tưới quá nhiều sẽ gây thừa nước và dẫn đến tình trạng thối đọt, úng rễ. Tuy nhiên, nếu tưới quá ít nước cây sẽ bị rụng lá, héo và không thể phát triển. Thông thường, thời điểm thích hợp nhất để tưới lan là vào bữa sáng sớm hoặc chiều mát. Tuyệt đối tránh tưới nước và buổi trưa hay những khi trời đang nắng gắt.
Cần lưu ý, sau những trận mưa bất thường, đặc biệt là mưa đầu mùa thì bạn nên tiến hành tưới lại nước cho cây ngay lập tức để loại bỏ các chất cặn đọng trên thân và lá của lan.
Phân bón
Lan hồ điệp cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cây tươi tốt và cho ra những đóa hoa khoe sắc. Vì vậy, việc bón phân là một trong những điều vô cùng cần thiết. Thông thường, hoa lan sẽ cần 13 chất dinh dưỡng thuộc các nhóm sau:
- Nhóm dinh dưỡng đa lượng bao gồm: lân (P) và kali (K), đạm (N).
- Nhóm dinh dưỡng trung lượng bao gồm: magie (Mg), canxi (Ca), lưu huỳnh (S).
- Nhóm dinh dưỡng vi lượng bao gồm: sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), bo (B), mangan (Mn), molyden (Mo), clo (Cl)
Mặc dù hoa lan cần nhiều chất dinh dưỡng để sinh trưởng và ra hoa tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên sử dụng phân bón có nồng độ cao mà cần pha loãng trước. Thời điểm thích hợp nhất để bạn bón phân cho hoa lan là một lần/ tuần với hỗn hợp phân bón 20 – 10 – 20. Bên cạnh đó, mỗi tháng bạn cũng nên tưới nước lại để rửa sạch lượng phân tích tụ bám trên cây nhé!
Độ ẩm
Lan hồ điệp rất ưa độ ẩm tự nhiên, do đó bạn nên duy trì độ ẩm cho cây ở mức 50 – 75%. Để đảm bảo độ ẩm, bạn cần lưu ý 3 vấn đề sau:
- Độ ẩm của vùng: Đây là độ ẩm quyết định bởi điều kiện địa lý.Ví dụ như vùng có nhiều sông suối thường sẽ có độ ẩm cao hơn những vùng đồi trọc.
- Độ ẩm của vườn: Độ ẩm này là của vườn trồng lan, do đó bạn có thể tăng cường độ ẩm theo ý muốn như trồng thêm cây, làm giàn che, xây bể,…
- Độ ẩm trong chậu lan: Độ ẩm của chậu lan do người trồng lan quyết định bao gồm chế độ tưới nước, cấu tạo giá thể.
Nếu độ ẩm của vùng cao thì độ ẩm của chậu lan và vườn lan cũng sẽ cao. Trong khi đó đối với vùng có độ ẩm thấp, thì bạn có thể tưới thêm nước để tăng độ ẩm cho chậu hoặc sử dụng giá thể bằng xơ dừa. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu chậu giữ quá nhiều nước sẽ hỏng rễ và úng lan.
Xem thêm >>> {Hướng Dẫn} Cách Cắm Hoa Lan Bàn Thờ Mới Nhất 2023
Ngăn ngừa những bệnh thường gặp cho lan
Lan hồ điệp thường mắc phải một số bệnh thường gặp sau:
- Thối lá: Lá cây bị thối thường có màu đậm hoặc nhạt hơn màu của những lá cây bình thường. Bên cạnh đó, lá thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lúc này điều bạn cần làm là sử dụng dao hoặc kéo sắc để cắt bỏ những phần bị thối khoảng 2 phân thậm chí là bỏ hẳn chiếc là đó. Đặc biệt lưu ý, dao kéo sử dụng phải được sát trùng trước và sau khi cắt hạn chế việc lây bệnh sang cho các cây khác. Đồng thời, vết cắt cũng cần được sát trùng và để cây ở chỗ thông thoáng gió cho nhanh liền.
- Thối ngọn: Đây là một trong những bệnh có mức độ nghiêm trọng hơn thối lá rất nhiều. Vào mùa Xuân, những mầm non của lan hồ điệp thường bị thối do nước đọng qua đêm, lúc này bạn phải cắt bỏ tới khi nào không còn vết đen trên thân cây.
- Thối rễ: Rễ bị thối sẽ làm cho cây không hút được nước để thực hiện quá trình trao đổi chất dinh dưỡng. Do đó, bạn cần phải cắt bỏ rễ thối, rửa sạch và ngâm với thuốc kích rễ N3M, để ráo và đem ra trồng lại.
- Nấm: Đây được xem là một bệnh phổ biến đối với dòng lan hồ điệp, cây bị nhiễm nấm thường có những chấm nhỏ nâu đen trên cây, đồng thời lá cây sẽ chuyển thành màu vàng và xuất hiện một số vết loang ở mặt dưới của lá. Điều bạn cần làm khi gặp hiện tượng này chính là cắt bỏ một phần hay toàn bộ chiếc lá và phun thuốc để diệt trừ nấm.
Như vậy, lanhodiep.vn đã bật mí đến bạn cách trồng lan hồ điệp trong nhà chi tiết từ A-Z để bạn tham khảo. Hy vọng bạn đã nắm bắt được thông tin trên và sớm có được chậu lan hồ điệp thật rực rỡ để trưng bày trong không gian nhà nhé!