Cách chăm sóc lan hồ điệp tránh bệnh vàng lá, thối rễ

Là loài hoa đẹp, lan hồ điệp mang rất nhiều ý nghĩa và có giá trị cao. Thế nhưng loài hoa này cũng có thể bị vàng lá, thối rễ. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của hoa. Vậy đâu là nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị vàng lá, thối rễ? Cách chăm sóc lan hồ điệp như thế nào để cây không bị mắc bệnh? Hãy cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu ngay sau đây.

Vì sao lan hồ điệp thường bị bệnh vàng lá, thối rễ?

Bệnh vàng lá, thối rễ thường hay xảy ra với cây lan hồ điệp. Điều này do nhiều nguyên nhân. Nắm được cụ thể từng nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra được cách chăm sóc lan hồ điệp hiệu quả nhất.

Nấm gây bệnh vàng lá, thối rễ ở cây lan hồ điệp

Nấm là nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến ở cây lan hồ điệp. Điều này là do môi trường sống của cây lan hồ điệp không được thông thoáng. Môi trường ẩm ướt là điều kiện rất thuận lợi khiến cho các loại nấm phát triển. Chúng tấn công cây lan hồ điệp và gây nên các bệnh như vàng lá, thối rễ. Dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận biết cây bị nấm đó là lá cây vàng. Cây có thể bị chết chỉ trong vòng vài ngày nếu không xử lý kịp thời.

Nấm Là Một Trong Những Nguyên Nhân Chính Gây Nên Bệnh Vàng Lá Ở Cây Lan Hồ Điệp
Nấm Là Một Trong Những Nguyên Nhân Chính Gây Nên Bệnh Vàng Lá Ở Cây Lan Hồ Điệp

Khi thấy có dấu hiệu vàng lá, bạn cần phải khắc phục ngay để tránh lây lan sang những cây khỏe mạnh. Trước tiên bạn cần loại bỏ cây bị nấm. Sau đó dùng thuốc diệt nấm để phun cho toàn bộ vườn lan, phòng ngừa nấm tiếp tục xuất hiện trong tương lai.

Ánh sáng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá ở lan hồ điệp

Nếu bạn để chậu lan hồ điệp ở nơi có ánh sáng quá nhiều có thể khiến cây bị vàng lá. Vì thế bạn nên lựa chọn đặt cây ở vị trí phù hợp với nguồn sáng không quá gay gắt. Ngoài ra có thể dùng màn che để hạn chế bớt ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây. Ánh sáng và nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều khiến cây bị vàng lá, yếu ớt và không phát triển. Vì thế, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp.

Ánh Sáng Quá Gay Gắt Cũng Khiến Cho Lá Bị Cháy Và Bị Úa Vàng
Ánh Sáng Quá Gay Gắt Cũng Khiến Cho Lá Bị Cháy Và Bị Úa Vàng

Tưới quá nhiều nước cho cây lan hồ điệp

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng vàng lá ở cây hoa lan hồ điệp. Lan hồ điệp không thể sống tốt trong môi trường thiếu nước hoặc thừa nước. Nếu bạn tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây lan hồ điệp bị vàng lá, thối rễ và dần dần chết.

Trường hợp rễ cây bị ngập và có hiện tượng bắt đầu hư hỏng thì bạn nên thay chậu mới cho cây. Nên dùng các dụng cụ đã được khử trùng sạch sẽ để xử lý những lá vàng, lá mềm. Nếu lá bị vàng, hỏng toàn bộ thì nên cắt bỏ. Nếu chỉ bị hỏng một phần thì nên cắt bỏ phần đó. Đồng thời nên thay đổi chế độ tưới nước, không nên tưới quá nhiều mà cần đảm bảo độ ẩm vừa phải. Ngoài ra cần chú ý tưới nước phù hợp với từng giai đoạn. Với hoa mới trồng nên tưới nước nhiều hơn. Vào thời kỳ ra hoa lượng nước tưới cần giảm bớt.

Tưới Quá Nhiều Nước Có Thể Khiến Cây Bị Ngập Úng Và Bị Úa Vàng
Tưới Quá Nhiều Nước Có Thể Khiến Cây Bị Ngập Úng Và Bị Úa Vàng

Chất lượng nước ảnh cũng là nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị vàng lá

Nước có chứa nhiều thành phần, kim loại cứng như canxi, magie,….hoặc có độ pH quá cao, quá thấp đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá. Vì thế nước tưới cho cây lan hồ điệp cần được kiểm nghiệm kỹ càng và phù hợp với từng giống lan khác nhau.

Chất Lượng Nước Không Phù Hợp, Nhiều Kim Loại Nặng Cũng Là Nguyên Nhân Khiến Lan Bị Vàng Lá
Chất Lượng Nước Không Phù Hợp, Nhiều Kim Loại Nặng Cũng Là Nguyên Nhân Khiến Lan Bị Vàng Lá

Lan hồ điệp bị vàng lá do chất lượng giá thể

Các loại giá thể như than củi, vỏ thông rất phù hợp với cây lan hồ điệp. Tuy nhiên chúng lại có khả năng ngậm muối. Vì thế nếu bạn không thường xuyên xử lý giá thể, loại bỏ muối sẽ khiến cây lan bị vàng lá và thối rễ.

Giá Thể Nếu Không Được Xử Lý Đúng Kỹ Thuật Sẽ Khiến Cây Lan Hồ Điệp Bị Thối Rễ, Vàng Lá
Giá Thể Nếu Không Được Xử Lý Đúng Kỹ Thuật Sẽ Khiến Cây Lan Hồ Điệp Bị Thối Rễ, Vàng Lá

Lan hồ điệp bị vàng lá do nhiệt độ cao

Nhiệt độ môi trường lý tưởng cho cây lan hồ điệp phát triển là từ 18 đến 29 độ C. Vì thế nếu bạn để chậu lan ở nơi có nhiệt độ cao hơn mức cho phép, hoặc đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thì cũng dẫn đến tình trạng hoa lan hồ điệp bị vàng lá. Bạn cần nhớ điều này trong cách chăm sóc lan hồ điệp để hạn chế tình trạng vàng lá. Có thể dùng lưới che hoặc hệ thống tưới ẩm để giúp cây phát triển trong điều kiện lý tưởng.

Nhiệt Độ Quá Cao Cũng Là Nguyên Nhân Gây Nên Vàng Lá Ở Lan Hồ Điệp
Nhiệt Độ Quá Cao Cũng Là Nguyên Nhân Gây Nên Vàng Lá Ở Lan Hồ Điệp

Cây lan hồ điệp bị vàng lá do cách sử dụng phân bón không hợp lý

  • Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này xảy ra khi:
  • Bón quá nhiều phân
  • Bón loại phân không phù hợp
  • Bón phân quá sớm khi cây chưa đủ cứng cáp, bộ rễ chưa hấp thụ được phân.
  • Các chất trong phân cũng có thể là nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị vàng lá.
Cây Thiếu Dinh Dưỡng, Bón Phân Không Hợp Lý Cũng Khiến Lan Hồ Điệp Bị Bệnh
Cây Thiếu Dinh Dưỡng, Bón Phân Không Hợp Lý Cũng Khiến Lan Hồ Điệp Bị Bệnh

Lan hồ điệp bị vàng do môi trường thay đổi đột ngột

Đây là hiện tượng lan hồ điệp bị vàng lá do sốc môi trường sống. Khi bạn thay đổi môi trường sống của cây một cách đột ngột như chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, thay đổi lượng nước, nhiệt độ, độ ẩm,…sẽ khiến cây không kịp thích ứng. Cây sẽ xảy ra các hiện tượng như vàng lá, rụng lá,…để giảm nhu cầu về dinh dưỡng.

Cây lan hồ điệp quá già cũng dẫn đến vàng lá

Cây lan hồ điệp khi đã hết vòng đời thì lá sẽ trở nên vàng và bắt đầu rụng. Điều này tạo cơ hội cho những chiếc lá non dần thay thế. Do đó, bạn không cần lo lắng về hiện tượng này. Bạn chỉ cần chủ động cắt bỏ những lá già này để cây sinh trưởng tự nhiên.

Vàng Lá Là Hiện Tượng Tự Nhiên Khi Cây Lan Hồ Điệp Quá Già
Vàng Lá Là Hiện Tượng Tự Nhiên Khi Cây Lan Hồ Điệp Quá Già

Lan hồ điệp bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

Hiện tượng này thường diễn ra với chậu lan sau Tết. Sau Tết nhiều người lơ là trong cách chăm sóc lan hồ điệp. Không thay chậu, không thay giá thể, không bón phân có thể khiến cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều này sẽ dẫn đến trạng cây vàng lá và rụng.

Thiếu Dinh Dưỡng Cũng Khiến Cho Cây Lan Hồ Điệp Bị Yếu Và Vàng Lá
Thiếu Dinh Dưỡng Cũng Khiến Cho Cây Lan Hồ Điệp Bị Yếu Và Vàng Lá

Cách chăm sóc lan hồ điệp tránh bệnh vàng lá, thối rễ

Với những thông tin ở trên bạn đã biết các nguyên nhân dẫn đến cây lan hồ điệp bị vàng lá và thối rễ. Dưới đây là cách chăm sóc lan hồ điệp để hạn chế bệnh này.

Bổ sung lượng nước phù hợp cho lan hồ điệp

Khi tưới nước cho cây bạn cần nắm rõ điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm trong ngày. Ngoài ra cần nắm được tính chất của giá thể có giữ được nước hay không. Dựa vào những căn cứ đó bạn sẽ tưới được lượng nước phù hợp. Cần chú ý một số kỹ thuật khi tưới nước cho cây:

  • Tưới nước lượng nước vừa đủ
  • Tưới nước cho cây lan hồ điệp vào sáng sớm
  • Tưới vào thân và giá thể, tránh tưới vào lá và hoa
  • Nên tưới nước bằng bình xịt dạng phun sương chuyên dụng.
  • Không tưới nước vào buổi chiều tối hoặc ban đêm
  • Đảm bảo chất lượng nước và độ pH phù hợp với cây lan hồ điệp. Nước phù hợp nhất với cây lan hồ điệp là nước đóng bình hoặc nước ăn hàng ngày.
Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Cần Phải Đảm Bảo Lượng Nước Tưới Cho Cây
Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Cần Phải Đảm Bảo Lượng Nước Tưới Cho Cây

Điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ phù hợp với cây lan hồ điệp

Trước tiên, bạn cần nắm rõ điều kiện sinh trưởng phù hợp với loài cây này. Ánh sáng thích hợp với cây là 60-70%. Nhiệt độ không thấp dưới 13 độ C và không lớn hơn 30 độ C. Vì thế bạn cần điều chỉnh làm sao cho ánh sáng và nhiệt độ phù hợp trong khoảng này. Nếu để cây trên sân thượng, ngoài ban công, dưới mái tôn thì cần tìm cách che chắn, xử lý để có ánh sáng, nhiệt độ lý tưởng cho cây.

Định kỳ xử lý giá thể lan hồ điệp

Tùy theo đặc điểm của mỗi loại giá thể mà bạn có phương án thay thế định kỳ cho cây. Nếu giá thể là than củi, vỏ thông thì bạn cần tưới nước đẫm hàng tuần để gột rửa muối ứ đọng làm ảnh hưởng đến cây lan hồ điệp.

Cần Định Kỳ Xử Lý Giá Thể Để Loại Bỏ Muối, Mầm Bệnh Giúp Cây Phát Triển Tốt
Cần Định Kỳ Xử Lý Giá Thể Để Loại Bỏ Muối, Mầm Bệnh Giúp Cây Phát Triển Tốt

Bón phân định kỳ cho lan hồ điệp

Cách chăm sóc lan hồ điệp chuẩn nhất là cần bón phân định kỳ cho cây. Khi bón nên lựa chọn loại phân chuyên dụng cho cây lan hồ điệp. Tùy từng giai đoạn, bạn nên lựa chọn các loại phân như như NPK 20-20-20, NPK 30-10-10 để kích thích cây phát triển hoặc cây ra hoa. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn loại phân bón thích hợp cho cây, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các vườn lan chuyên nghiệp như Lanhodiep.vn.

Cần Cung Cấp Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng Để Cây Phát Triển Tốt Nhất
Cần Cung Cấp Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng Để Cây Phát Triển Tốt Nhất

Xử lý nấm và các loại vi khuẩn có hại cho lan hồ điệp

Khi chăm sóc lan hồ điệp bạn cần lưu ý đến nấm và các loại vi khuẩn gây hại. Chúng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng vàng lá, thối rễ ở cây. Vì thế bạn cần xử lý triệt để các loại nấm, vi khuẩn này. Nên sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để phun cho cây như Physan pha với tỷ lệ 2cc/ lít.

Cùng với việc phun thuốc xử lý nấm, bạn cũng cần xử lý, tiệt trùng giá thể để loại bỏ nấm ra khỏi bộ rễ. Ngoài ra, bạn cần chú ý cách ly cây bị nhiễm nấm ra không gian riêng tránh lây lan nấm sang những cây khác.

Cần Xử Lý Nấm Và Các Vi Khuẩn Có Hại Cho Cây Bằng Loại Thuốc Phù Hợp
Cần Xử Lý Nấm Và Các Vi Khuẩn Có Hại Cho Cây Bằng Loại Thuốc Phù Hợp

Trồng lan hồ điệp theo đúng kỹ thuật

Khi trồng lan hồ điệp, bạn cần chú ý đến kỹ thuật. Quan trọng nhất là các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, phân bón. Ngoài ra cần đảm bảo sự khô ráo, thoáng mát để hạn chế nấm và sâu bệnh. Định kỳ thay chậu cho cây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để chăm sóc lan hồ điệp.

Kết luận

Với cách chăm sóc lan hồ điệp chuẩn như trên, chắc chắn bạn sẽ có những chậu hoa khỏe mạnh và đẹp nhất. Để tìm hiểu thêm về bệnh vàng lá của cây và có biện pháp khắc phục kịp thời, bạn có thể tham khảo video dưới đây:

 

5/5 - (1 bình chọn)