Lan hồ điệp được ưa chuộng bởi vẻ đẹp độc đáo. Thời gian nở của hoa lan hồ điệp có thể kéo dài tới vài tháng, mang đến điểm nhấn hoàn hảo cho không gian. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc cẩn thận, lan hồ điệp rất dễ bị vàng lá và một số bệnh lý khác. Vậy nguyên nhân nào khiến lan hồ điệp bị vàng lá? Cách khắc phục ra sao?
Lan hồ điệp bị vàng lá – nỗi lo của người chơi lan
Lan hồ điệp là một loài hoa đẹp, mang ý nghĩa tốt lành và có giá trị kinh tế cao. Loài hoa này khi nở sẽ mang vẻ đẹp thanh tao, kiêu sa. Những bông hoa tựa như cánh bướm xinh, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Nét đẹp của lan hồ điệp được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và hình dáng của lá và hoa.
Mặc dù là loài hoa dễ chăm sóc nhưng lan hồ điệp có thể mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Một trong những bệnh lý dễ gặp nhất phải kể đến lan hồ điệp bị vàng lá. Bệnh lý này trên lá lan có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Khi hồ điệp bị vàng lá sẽ ảnh hưởng lớn tới giá trị thẩm mỹ cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Lá của lan hồ điệp ban đầu sẽ có màu xanh sẫm, dưới bề mặt nổi rõ những đường gân. Màu xanh của lá kết hợp với màu sắc rực rỡ của hoa tạo nên một vẻ đẹp hài hòa, ấn tượng. Không gian cũng trở nên sáng bừng sức sống.
Tuy nhiên, khi hồ điệp bị lá vàng sẽ gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ chậu cây. Nhìn vào bạn sẽ thấy được sự héo úa, kém sức sống. Mọi người cũng sẽ đánh giá bạn không có kỹ thuật trong chăm sóc cây cảnh.
Ngoài ra, khi lan hồ điệp bị vàng lá sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của cây. Nếu không khắc phục kịp thời, lan hồ điệp có thể bị chết.
Nguyên nhân khiến lan hồ điệp dễ bị vàng lá
Lan hồ điệp bị vàng lá là tình trạng dễ gặp phải. Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm cho lan hồ điệp. Tuy nhiên, nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển, ra hoa của lan. Nghiêm trọng hơn có thể gây chết cây. Để biết cách khắc phục tình trạng vàng lá ở lan hiệu quả, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra, cụ thể:
Lan hồ điệp bị vàng lá do già tự nhiên
Trong quá trình sinh trưởng việc lá bị già và rụng đi là điều hết sức bình thường. Bởi vậy, khi bạn gặp phải tình huống lan hồ điệp bị vàng lá gốc thì không cần phải quá lo lắng. Đây là quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây và không có gì đáng ngại.
Khi lan ra lá mới nhiều hoặc bước vào giai đoạn ra hoa, cây sẽ ưu tiên cung cấp dinh dưỡng cho những bộ phận mới này. Theo đó, những lá cây ở phần gốc đã già sẽ dần ngả vàng và rụng đi. Điều này giúp cho cây có thể phát triển khỏe mạnh, không mất quá nhiều dinh dưỡng để nuôi những chiếc lá già phía dưới gốc.
Lan hồ điệp xuất hiện lá vàng do thừa dinh dưỡng
Lan hồ điệp bị vàng lá là dấu hiệu cảnh báo tình hình sức khỏe của cây đang gặp vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lan bị vàng lá. Để biết cách khắc phục hiệu quả, bạn cần nhận biết chính xác từng nguyên nhân cụ thể.
Lan hồ điệp xuất hiện lá vàng có thể do lượng phân bón quá nhiều. Màu vàng sẽ xuất hiện loang lổ trên lá mà không có định tại một phần. Bên cạnh đó, những chiếc lá non mới nhú cũng xuất hiện tình trạng này. Những dấu hiệu này giống với tình trạng lan bị tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ hơn bạn sẽ biết nguyên nhân do phân bón.
Thông thường, khi bón phân các loại cây sẽ phát triển vô cùng xanh tốt, sinh trưởng mạnh mẽ. Nhưng đối với lan hồ điệp, nếu lượng phân bón được cung cấp quá nhiều sẽ khiến cây bị vàng lá. Tình trạng này là do lá lan bị ngộ độc. Nếu bạn phun thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng hay thay đổi phân bón bất ngờ cho lan cũng sẽ dễ thấy lá bị vàng đi.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc B12 hòa chung với nước và tưới cho cây. Cứ 3 ngày bạn sẽ tiến hành tưới 1 lần. Sau khoảng 10 ngày, lan sẽ trở lại như bình thường. Bên cạnh đó, bạn có thể hòa nước nha đam để phun lên lá cây.Đây là những cách giải độc rất tốt cho lan khi bị thừa phân bón.
Xem thêm >>> Lan Hồ Điệp Ra Hoa: Dấu Hiệu Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng
Lá hồ điệp bị vàng do hấp thụ quá nhiều nước
Hoa lan hồ điệp bị vàng lá còn xuất phát từ việc bạn tưới quá nhiều nước cho cây. Khi thấy lan hồ điệp xuất hiện những tình trạng như lá bị vàng, khô nhăn. Phần rễ của cây chuyển sang màu nâu và mềm tựa như úng nước. Đây chính là dấu hiệu của việc bạn tưới quá nhiều nước cho lan hồ điệp. Rễ của cây đang chuyển sang giai đoạn bị thối và không thể hấp thụ dinh dưỡng nuôi cây.
Khi trồng lan hồ điệp, bạn cần chú ý nhiệt độ môi trường để tiến hành tưới nước cho cây. Khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp bạn cần bổ sung nước thường xuyên 1 đến 2 lần / ngày cho lan. Lượng nước mỗi lần một ít và chỉ xịt nhẹ lên rễ của cây.
Vào thời điểm mùa mưa, độ ẩm cao bạn nên hạn chế tưới nước cho lan. Thông thường chỉ cần tưới nước trong khoảng 10 ngày / lần. Lượng nước vừa đủ để làm ẩm giá thể, tránh gây ngập úng cho cây.
Trong tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá do tưới nước quá nhiều bạn cần khắc phục nhanh chóng. Cách hiệu quả nhất chính là thay đổi giá thể mới cho cây. Đối với lá bị vàng, bạn cần cắt bỏ hết. Đồng thời, loại bỏ những phần rễ đã bị úng, chuyển màu hay thối mềm. Lan sẽ nhanh chóng phục hồi và sinh trưởng khỏe mạnh như ban đầu.
Hồ điệp bị vàng lá do cháy nắng
Hồ điệp là loài lan ưa ánh nắng nhưng không được quá gay gắt. Bởi vậy, khi trồng lan hồ điệp bạn cần đặt cây tại vị trí thông thoáng, ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng một cách tốt nhất.
Nếu lan hồ điệp tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ dễ bị vàng lá. Lan hồ điệp bị cháy lá sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp cũng như tốc độ sinh trưởng của cây. Nguyên nhân là do ánh sáng đã khiến cho màu xanh của diệp lục bị tẩy trắng. Màu xanh trên lá lan trở nên nhạt nhòa. Sau một thời gian ngắn, lá sẽ bị khô, vàng và có nhiều đốm đen.
Khi lan hồ điệp bị vàng lá do cháy nắng bạn cần xử lý nhanh chóng. Những chiếc lá lan hồ điệp bị tổn thương do cháy nắng cần được loại bỏ hoàn toàn. Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi lá non mới.
Tiếp theo tiến hành di chuyển cây sang những vị trí treo mới. Vị trí này cần hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu xuống như dưới mái che, ban công ở hướng nam. Bạn có thể lựa chọn vị trí đón gió để cây có thể phát triển xanh tươi hơn.
Xem thêm >>> Lan Hồ Điệp Sống Được Bao Lâu? 4+ Bí Quyết Kéo Dài Tuổi Thọ
Nhiệt độ cao khiến lá hồ điệp bị vàng
Hồ điệp bị vàng lá còn do sinh trưởng tại khu vực có nhiệt độ cao mà không được tưới đủ nước. Lan hồ điệp thích hợp phát triển trong môi trường có độ ẩm cao, khá ẩm ướt. Bởi vậy, khi lan hồ điệp được trồng trong nhà hay môi trường khô nóng sẽ rất dễ xuất hiện các tình trạng khô héo, vàng lá kém phát triển.
Những trường hợp lan hồ điệp bị vàng héo lá thường được trồng dưới mái che, sân thượng nhà phố,… Đây là những nơi có nhiệt độ cao do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi trồng cây tại những vị trí này lâu ngày, nhiệt độ cao sẽ khiến cho lan gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất. Tỷ lệ lan hồ điệp bị sốc nhiệt, vàng lá cao hơn.
Để cho lan hồ điệp luôn xanh tươi, phát triển tốt bạn nên để chậu lan tại vị trí mát mẻ, thông thoáng hơn. Bạn có thể treo hồ điệp trong phòng hoặc vị trí ít tiếp xúc với nhiệt độ cao. Bổ sung thêm nước cho cây để giá thể luôn duy trì được độ ẩm thích hợp.
Thay đổi môi trường sống
Lan hồ điệp bị vàng lá có thể do thay đổi môi trường sống một cách bất ngờ. Khi bạn mới mua chậu lan hồ điệp về nhà hay di chuyển vị trí treo mới cho cây sẽ rất dễ bắt gặp hiện tượng này. Vàng lá và rụng đi hay ra hoa là những phản ứng thông thường khi lan hồ điệp bất ngờ chuyển đến môi trường sống mới hoàn toàn.
Để khắc phục tình trạng này, giai đoạn đầu bạn nên chăm sóc cây tỉ mỉ hơn. Đảm bảo cho lan hồ điệp quen dần với môi trường sống mới. Bạn nên thay thế chậu trồng mới cho cây. Bỏ bớt phần giá thể cũ, loại bỏ những rễ già khô. Bạn có thể tưới nước thường xuyên và pha lẫn thêm 1 phần nhỏ B1 vào trong.
Lan hồ điệp bị vàng lá do nấm khuẩn gây ra
Lan hồ điệp là loại cây dễ chăm sóc. Nhưng song song với đó loài cây này cũng rất nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Bệnh lý gây nên tình trạng lan hồ điệp bị héo lá phổ biến nhất phải kể đến nấm khuẩn.
Trong môi trường ẩm ướt, bí bách chính là điều kiện lý tưởng để nấm khuẩn phát triển gây hại cho lan. Nấm sẽ làm hư thối bộ rễ khiến cho cây không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Cây lan sẽ trút bỏ hết lá để giữ chất dinh dưỡng nuôi thân.
Khi bạn luôn bón phân, tưới nước đầy đủ nhưng lan hồ điệp bất ngờ vàng lá, héo úa và rụng dần thì nên kiểm tra lại bộ rễ của cây. Bộ rễ trong trường hợp này đã bị nấm tấn công khiến cho cây héo dần, không thể phát triển.
Để xử lý lan hồ điệp héo lá do nấm khuẩn, bạn cần thay đổi giá thể mới cho cây. Loại bỏ đi những chiếc rễ bị hư hỏng và lá lan bị héo vàng. Đưa chậu lan cách ly tại một khu vực riêng biệt, tránh để nấm lây lan ra các cây lan hồ điệp khác.
Tiếp theo, bạn có thể pha loãng dung dịch physan theo tỷ lệ được quy định, phun nhẹ lên toàn bộ chậu lan để khử khuẩn. Sau một thời gian ngắn, cây sẽ hồi phục lại như ban đầu. Bạn cần đảm bảo vị trí mới treo cây khô thoáng, có ánh sáng phù hợp và chăm sóc cây kỹ lưỡng hơn.
Xem thêm >>> [Từ A-Z] Cách Trồng Lan Hồ Điệp Thủy Canh Đơn Giản, Hiệu Quả
Bệnh thối nhũn khiến lan hồ điệp vàng lá
Khi tưới lan hồ điệp bạn cần tránh xịt nước lên bề mặt lá và hoa lan. Bên cạnh đó, tránh không để lan hồ điệp bị ướt mưa. Đây chính là những điều kiện bạn cần đảm bảo trong quá trình chăm sóc lan. Bởi khi lá lan bị ướt sẽ rất dễ bị các bệnh như đốm nâu, nhũn lá do vi khuẩn xâm nhập theo vết nước bám trên lá.
Ban đầu, khi mới bị bệnh trên lá lan sẽ xuất hiện những đốm đen, xung quanh chuyển sang vàng. Lâu dần vết thâm đen sẽ loang ra khi chạm nhẹ sẽ thấy chất nhầy nước. Tình trạng thối nhũn sẽ nhanh chóng lây lan sang các lá khác trên cây. Bạn cần đưa ra giải pháp khắc phục ngay khi cây xuất hiện tình trạng thối nhũn lá nhẹ.
Lan hồ điệp bị vàng lá do thối nhũn cần được loại bỏ hoàn toàn. Người trồng cần pha thuốc và xịt khắp vườn lan để loại bỏ nguồn bệnh. Trong trường hợp lan hồ điệp bị thối nhũn nặng cần mua dung dịch đặc trị về xử lý.
Cây lan hồ điệp thiếu chất dinh dưỡng
Lá lan hồ điệp bị vàng còn là dấu hiệu của việc cây thiếu chất dinh dưỡng. Khi thiếu dinh dưỡng, lá của lan hồ điệp sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Dần dần những chiếc lá sẽ khô héo và rụng đi. Cây phát triển còi cọc thiếu sức sống.
Tình trạng lan hồ điệp thiếu dinh dưỡng khá phổ biến. Đặc biệt là với những người bận rộn hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc lan hồ điệp. Cây bị thiếu chất sẽ trở nên kém phát triển và vàng lá.
Cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này chính là bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể bón thêm phân, tưới bổ sung nước,…
Giá thể trồng lan hồ điệp không đảm bảo chất lượng
Giá thể không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên nhân khiến cho lan hồ điệp bị vàng lá. Trong quá trình trồng, giá thể sẽ dần thiếu đi những dưỡng chất cần thiết. Trong một số trường hợp, giá thể sẽ ngậm muối. Điều này khiến cho lan bị vàng lá hoặc kém phát triển.
Để khắc phục lan hồ điệp bị héo lá do giá thể, bạn nên thay chậu và giá thể mới. Tưới đẫm nước vào từng thời gian nhất định để loại bỏ đi lượng muối mà giá thể giữ lại.
Phương pháp chăm sóc cây lan hồ điệp bị vàng lá
Lan hồ điệp bị vàng lá do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân lại có cách khắc phục riêng. Để hạn chế và chăm sóc lan hồ điệp khỏi tình trạng lá vàng, mọi người nên thực hiện theo các phương pháp như sau:
Tưới nước vừa phải cho lan hồ điệp
Lan hồ điệp là cây trồng cần có nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lượng nước tưới cho lan cần dựa vào nhiệt độ môi trường, độ ẩm cũng như điều kiện thời tiết để đảm bảo phù hợp nhất. Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước thường xuyên khoảng 1 đến 2 lần trong ngày cho lan hồ điệp. Ngược lại, vào mùa mưa bạn có thể hạn chế lượng nước tưới khoảng 1 tuần 1 lần.
Khi tưới, bạn cần bổ sung lượng nước phù hợp. Sử dụng bình xịt dạng phun sương để tưới vào các vị trí thân và rễ cây lan hồ điệp. Tránh không để nước bám trên bề mặt lá và cánh hoa sẽ dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Thời gian tưới nước nên được cố định vào từng thời điểm. Thông thường, thời gian thích hợp để tưới nước cho lan sẽ vào lúc 9 giờ sáng hoặc 16 giờ chiều mỗi ngày. Nước tưới cho lan cần đảm bảo sạch, có độ pH phù hợp. Hạn chế tối đa tưới nước máy có xử lý Clo cho lan hồ điệp.
Xem thêm >>> Lan Hồ Điệp Có Chịu Được Nắng Không? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
Đảm bảo khu vực trồng lan có đủ ánh sáng, độ ẩm phù hợp
Lan hồ điệp là loại cây ưa sáng nhưng là ánh sáng gián tiếp. Nếu để lan tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời sẽ gây nên tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá. Bởi vậy, bạn cần treo giá thể lan hồ điệp tại vị trí thoáng mát, không tiếp xúc nhiều với ánh nắng.
Độ ẩm thích hợp cho lan hồ điệp phát triển khoảng 50% đến 80%. Độ ẩm không nên quá cao sẽ tạo môi trường cho nấm sinh sôi. Nhưng độ ẩm cũng không được quá thấp sẽ khiến cây không phát triển.
Bổ sung phân bón đầy đủ
Lan hồ điệp bị thừa hay thiếu dinh dưỡng cũng đều có những ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển. Khi thiếu dinh dưỡng, lá lan hồ điệp bị vàng. Khi thừa dinh dưỡng, lá sẽ trở nên xanh bóng phong phú hơn. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình ra hoa của lan hồ điệp.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lan hồ điệp, bạn cần tiến hành bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết. Để biết thêm thông tin về các loại phân bón phù hợp với lan hồ điệp, bạn có thể tham khảo thông tin và nhận tư vấn tại lanhodiep.vn.
Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời bệnh lý lan hồ điệp gặp phải
Để ngăn ngừa tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá bạn cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra chậu cây. Nếu thấy cây xuất hiện dấu hiệu của nấm hay vi khuẩn gây bệnh cần nhanh chóng xử lý.
Luôn đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật trồng lan hồ điệp để cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đúng kỳ.
Lan hồ điệp bị vàng lá là tình trạng dễ gặp phải khi trồng loại cây này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng lá ở lan hồ điệp. Bạn cần thực hiện chăm sóc và trồng lan đúng kỹ thuật. Khi lan hồ điệp bị bệnh phải nhanh chóng xử lý đúng cách. Hy vọng rằng những thông tin lanhodiep.vn chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình trồng và chăm sóc lan hồ điệp.