Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lan hồ điệp là một trong top những loài hoa quý, có màu sắc rực rỡ và thu hút. Do đó, loài hoa này thường được dân chơi lan ưa chuộng và mua về trồng. Tuy nhiên, dù đã cố gắng chăm sóc nhưng một vài người vẫn gặp tình trạng lan bị héo hoa, thối nụ. Tại bài viết này, lanhodiep.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân vì sao lan hồ điệp bị héo hoa kèm theo đó là biện pháp khắc phục chi tiết nhất nhé!

Dấu hiệu khi lan hồ điệp bị héo hoa thối nụ

Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa Và Thối Nụ

Dấu hiệu thường gặp khi hoa lan hồ điệp bị thối nụ đó là nụ non bị teo lại, khô héo, rụng sớm và bị thối đen khi vẫn còn nằm trong lưỡi. Với những nụ lớn hơn thì sẽ có đốm nâu, mất màu, hoa biến dạng, những nụ đã nở thường không đẹp và có những hư hại trên cành hoa.

Nguyên nhân lan hồ điệp bị héo hoa thối nụ 

Hoa lan hồ điệp bị thối nụ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tác động của môi trường sống, thiếu chất dinh dưỡng, nấm bệnh hoặc do côn trùng tấn công.

Hoa lan hồ điệp bị thối nụ do tác động của môi trường sống hoặc thiếu chất dinh dưỡng

Sự thay đổi môi trường sống đột ngột cũng như là môi trường nhiệt độ và ánh sáng quá yếu hay quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoa lan hồ điệp bị thối nụ. Thông thường, khi bạn đặt chậu lan gần máy lạnh hoặc để quạt thổi thẳng vào thì toàn bộ những khói bụi, thuốc lá, động cơ,… ở môi trường không khí sẽ tác động vào chậu lan và khiến hoa bị héo và hư hại.

Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
Sự Thay Đổi Đột Ngột Môi Trường Khiến Lan Bị Thối Nụ

Bên cạnh đó, chế độ tưới nước khi lan đang phát triển cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Bởi khi tưới nước một vài người sẽ có thói quen phun nước vào hoa và nụ. Điều này rất dễ làm hoa nhiễm trùng, héo và thối. Ngoài ra, nếu bạn tưới nước cho hoa quá nhiều thì cây sẽ phát triển nấm mốc gây thối chồi nụ đồng thời nước sẽ ứ đọng ở rễ và khiến cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hoa lan bị héo nụ do nấm mốc và côn trùng gây hại

Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
Lan Hồ Điệp Bị Thối Nụ Do Côn Trùng Gây Hại

Những loại côn trùng gây hại như bọ, ruồi vàng, rệp, ốc sên có thể sẽ tấn công và biến dạng hoa hoặc rụng nụ sau khi nở. Do đó, bạn cũng cần phải chú ý đến việc phun phòng các loại côn trùng gây hại này để bảo vệ chậu lan hồ điệp của mình nhé!

Xem thêm >>> Cách sử dụng gỗ lũa ghép lan “chi tiết – đầy đủ” nhất

Cách xử lý khi lan hồ điệp bị héo hoa thối nụ

Dưới đây là cách xử lý khi chậu lan hồ điệp bị héo hoa và thối nụ:

  • Đầu tiên, bạn cần lấy cây ra khỏi chậu và quan sát chúng. Lúc này bạn sẽ thấy đám rễ của lan hồ điệp bị nhũn, điều nên làm đó là dùng xà phòng rửa cây cho thật sạch sau đó lấy dao hoặc kéo hơ trên bếp từ 5-10 phút để khử trùng, sau đó cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa.
  • Trong trường hợp lan bị côn trùng tấn công, bạn cần dùng bột quế hoặc bất cứ loại thuốc diệt trùng nào để rắc lên trên những vết cắt và rễ của cây. Tiếp đến cho vào bao nilon, bịt kít lại và treo vào chỗ có bóng mát, chờ từ 3 đến 4 tuần cây sẽ bắt đầu mọc rễ. Khi thấy rễ đã dài thì bạn đem ra trồng với than củi, vỏ thông hoặc xơ dừa. Lưu ý là bạn nên đem giá thể ngâm nước tầm 24 giờ trước khi trồng.
  • Trong quá trình trồng, bạn nên lấy một chiếc chậu mới bằng nhựa hoặc đất nung có miệng rộng khoảng 15cm, phía dưới đáy lót thêm hột móp cỡ 2 cm. Sau đó, đặt cây vào giữa chậu, bỏ vỏ thông hoặc xơ dừa xung quanh rồi dùng ngón tay ấn quanh miệng chậu để tránh trường hợp cây bị lung lay. Trong khoảng thời gian này bạn tuyệt đối không được tưới nước mà chỉ nên phun sương nhè nhẹ cho cây thôi nhé!
    Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
    Sử Dụng Chậu Lan Hồ Điệp Bằng Đất Nung
  • Sau 2 đến 3 tuần, cây đã bắt đầu phát triển trở lại, lúc này bạn có thể bón phân và tưới nước cho cây 1 lần/ tuần. Đợi đến khi cây mọc mạnh, lá cứng cáp tự khắc hoa sẽ nở rộ những đóa hoa khoe sắc.
    Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
    Lan Hồ Điệp Cho Ra Những Đóa Hoa Khoe Sắc, Rực Rỡ

Cách phòng trừ lan hồ điệp bị héo hoa thối nụ 

Do tác động môi trường

Khi lan bị héo do môi trường thay đổi, điều bạn cần làm là đảm bảo các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ nước tưới hợp lý cũng như là tăng cường bổ sung Kali để giúp cây giữ nước, tăng cường sức đề kháng và có khả năng chống chịu trước những tác hại của môi trường.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các loại phân hữu cơ tan chậm cho chậu lan hồ điệp như: phân dê rải gốc kết hợp cùng phân bón lá đầu trâu MK901, Spray 3, Chrysal, Powerfeed, … phun định kỳ  từ 7 – 10 ngày/ lần để duy trì sự ổn định dinh dưỡng cho cây.

Lưu ý, trong quá trình phun bạn chỉ nên phun phần lá và rễ, hạn chế phun trực tiếp vào hoa. Trường hợp chẳng may nhìn thấy lưỡi mèo có dấu hiệu màu ngả sang màu vàng nâu thì bạn nên cắt lưỡi mèo, để tránh thối cả nụ và hoa nhé.

Do vi khuẩn, nấm mốc

Để phòng trường hợp lan bị héo nụ do nấm mốc và vi khuẩn tấn công thì bạn cần phun phòng khi thấy cây bắt đầu xuất hiện mầm hoa. Bên cạnh đó, nếu thấy lan gặp phải những triệu chứng bệnh thì cần nhanh chóng xử lý cây bằng thuốc. Cụ thể:

  •  Nếu do vi khuẩn thì dùng Antracol, Aliette,…
  •  Nếu do nấm thì phun Starner, Physan lạnh,…

Ngoài ra, các loại côn trùng như rầy, rệp, bọ và ốc sên cũng là một trong những tác nhân gây hại. Vì thế, bạn cần phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc như Confidor, Yamida, SK Enspray, Comda,… Lưu ý là chỉ phun thuốc vào lúc chiều tối hoặc sau khi tắt nắng để đạt hiệu quả cao nhé!

Xem thêm >>> Lan bị vàng lá: Nguyên nhân và cách khắc phục

Những lưu ý cần biết khi chăm sóc hoa lan hồ điệp

Để chăm sóc lan hồ điệp thật tốt, tránh héo hoa và thối nụ thì bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Tuyệt đối không được trồng lan hồ điệp với rêu vì rêu rất nhanh mục và thường giữ chất muối ở trong nước cũng như là phải bón phân và thay chậu nhiều lần trong năm. Sở dĩ, các vườn lan lớn thường trồng với rêu vì họ đã nghiên cứu kỹ càng về độ ẩm nhiệt độ, ánh sáng cũng như phân bón trước đó. Hơn nữa, việc tưới nước của họ được chuẩn bị rất tốt cho nên họ chỉ cần tưới khoảng 2 tuần lễ một lần. Ngược lại, chúng ta không đủ phương tiện như họ nên không thể làm theo.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình tưới nước bạn nên đợi vỏ cây trên mặt chậu khô rồi mới tưới. Lưu ý, nên tưới cho thật đẫm để nước có thể ngấm vào trong lõi vỏ cây.
  • Không nên bỏ nước đá vào trong chậu vì đá sẽ dễ làm rễ bị lạnh, không hút được nước. Hơn nữa cây lan hồ điệp không phải là một giống hoa ưa bị lạnh. Do đó, nếu nếu nhiệt độ thay đổi quá mau thì chỉ làm cho hoa chóng tàn và thối nụ.
    Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
    Không Nên Bỏ Nước Đá Vào Chậu Lan
  • Ngoài ra, bạn chỉ nên bón phân khi cây mọc mạnh và ra rễ. Chú ý, mỗi lần chỉ bón từ 1/2 hoặc 1/4 thìa cà phê. Tuyệt đối không bón quá nhiều phân vì sẽ làm cháy đầu rễ của lan hồ điệp.
    Lan Hồ Điệp Bị Héo Hoa
    Tránh Đặt Chậu Lan Ở Không Gian Bếp
  • Đặc biệt, không được để lan ở gần phòng bếp vì hầu hết lan rất nhạy cảm với khí gas, cũng như mùi dầu mỡ có thể làm hoa mau chóng tàn và thối nụ. Hơn nữa mỗi khi bật bếp nhiệt độ sẽ tăng lên và khi tắt bếp nhiệt độ giảm xuống mà lan Hồ điệp thì lại không thích nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Như vậy, lanhodiep.vn đã bật mí đến bạn những dấu hiệu, nguyên nhân kèm theo đó là cách khắc phục tình trạng lan hồ điệp bị héo hoa. Hy vọng, thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ được chậu lan hồ điệp của mình luôn khoe sắc nhé!

Đánh giá