Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lá hồ điệp bị mềm

Lan hồ điệp bị mềm lá là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải khi trồng và chăm sóc lan hồ điệp, kể cả những người đã có kinh nghiệm trồng lan lâu năm. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng lan hồ điệp héo lá là do đâu? Làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa lá hồ điệp bị mềm? Trong bài viết này, lanhodiep.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng và chữa bệnh lan hồ điệp héo lá hiệu quả.

Nguyên nhân lan hồ điệp lá bị mềm

Do nấm

Việc di chuyển chậu lan hồ điệp đến vị trí ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh hình thành và phát triển. Lan hồ điệp có đặc điểm là rất dễ bị thối rễ, thối ngọn và cuối cùng là thối lá. Thông thường, dấu hiệu xuất hiện bệnh nấm đầu tiên lá hồ điệp bị mềm, héo, ngả vàng.

Loại nấm này có thể giết chết cây lan của bạn chỉ trong vài ngày. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu nấm hình thành trên cây, bạn phải nhanh chóng loại bỏ chúng để tránh lây lan bệnh sang các bộ phận khác trên cây.

Lá Lan Hồ Điệp Bị Héo, Bị Mềm Do Vi Khuẩn Nấm Gây Ra
Lá lan hồ điệp bị héo, bị mềm do vi khuẩn nấm gây ra

Xem thêm >>> Nguyên Nhân Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá – Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Do nhận quá nhiều ánh sáng

Nếu bạn trồng lan hoặc đang đặt chậu lan ở chỗ có nhiều ánh nắng, khi thấy lá vàng bắt đầu xuất hiện tức là cây đang nhận quá nhiều ánh sáng. Ánh nắng mặt trời quá gắt có thể làm cho cây lan nhợt nhạt hơn vì chúng tẩy trắng chất diệp lục trong lá.

Cuối cùng, cây lan bị cháy nắng sẽ để lại những vết đen giòn trên lá, và lá lan hồ điệp sẽ bị héo. Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy nhanh chóng di dời chậu lan hồ điệp đến vị trí mát mẻ hơn, đây chính là cách bảo vệ lan đơn giản và nhanh chóng nhất.

Do nhện, rệp cắn phá

Dấu hiệu nhận biết: Lá hồ điệp bị mềm, héo dần và chuyển sang màu vàng, một vài nụ hoa cũng sẽ chuyển sang màu vàng, héo dần và rụng đi.

Ngoài ra, lá lan hồ điệp sẽ bị héo do quá trình lão hóa bình thường (thường một trong các lá ở vị trí dưới cùng). Hoặc nếu nhiều lá sẽ chuyển sang màu vàng do nhận quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng, điều bạn cần làm là bón phân đúng liều lượng và để lan ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp.

Do thiếu nước

Đây có lẽ là thủ phạm phổ biến nhất khiến lan hồ điệp bị héo lá. Cây không được cung cấp đủ lượng nước hoặc tưới quá nhiều có thể gây thối rễ. Toàn bộ cây lan của bạn hấp thụ nước vì rễ không thể dẫn nước đến cây.

Tưới quá ít: Quan sát xem lan hồ điệp có các rễ khí mọc ra khỏi chậu hay không, xem tình trạng của các rễ khí này có màu trắng bạc, nhăn nheo không? Nếu vậy, vấn đề của cây lan hồ điệp là cây có quá ít nước. Vì vầy cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo cây có đủ độ ẩm.

Tưới nước quá nhiều: Tưới quá nhiều nước có thể gây thối rễ lan hồ điệp và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây chết lan hồ điệp cho những người chơi lan mới.

Lá Hồ Điệp Bị Nhũn Có Thể Do Thiếu Nước
Lá hồ điệp bị nhũn có thể do thiếu nước

Các vấn đề về Kali và Hydrat hóa

Kali là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hydrat hóa của cấu trúc keo huyết tương, nâng cao khả năng phân tán, giúp cây giữ nước tốt hơn. Cũng như giúp lan hồ điệp tăng cường khả năng chống hạn, tăng khả năng chống rét, khả năng kháng nấm và vi khuẩn cao hơn.

Ngoài ra, Kali còn có tác dụng giúp cây tổng hợp các hợp chất carbohydrate cao phân tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit,.. Giúp cho những loại cây hòa thảo cứng cáp và chống đổ ngã tốt.

Ngoài ra, Kali còn có vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật bằng cách giúp cây tăng tổng hợp và tích lũy nhiều loại vitamin. Thiếu kali có thể dẫn đến suy yếu quá trình trao đổi chất trong cây. Triệu chứng thiếu kali ở lan hồ điệp là lá ​​già chuyển sang màu vàng sớm hơn, bắt đầu từ mép lá, có thể xuất hiện các đốm vàng hoặc bạc ở đầu lá, mép lá bị chết, hư, rách lá.

Xem thêm >>> Lan Hồ Điệp Có Chịu Được Nắng Không? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

Hướng dẫn chữa lá hồ điệp bị mềm hiệu quả

Khi cây mất sức và lá nhăn lại thì có cách để bạn phục hồi nhanh chóng cho cây lan hồ điệp. Các phương pháp này rất đơn giản nên bất kỳ ai cũng có thể làm được.

Đối với lan mềm lá do nấm

Khi lá hồ điệp bị mềm do nấm gây hại, việc đầu tiên không thể không thực hiện đó là di chuyển sớm chậu lan hồ điệp ra nơi thoáng gió và ấm áp. Để tránh sự hình thành và phát triển của mầm bệnh.

Khi cây lan hồ điệp bị nhiễm nấm, trong vài ngày, cây lan sẽ bắt đầu có dấu hiệu thối ngọn, thối rễ và cuối cùng là thối lá. Lúc này lá lan hồ điệp sẽ héo dần. Vì vậy, bạn cần phun thuốc diệt nấm nhanh chóng để đảm bảo bệnh nấm sớm bị tiêu diệt hoàn toàn và không lây lan sang các cây khác.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý việc phun thuốc trừ nấm nên được thực hiện vào sáng sớm và không nên thực hiện vào ban đêm. Vì nếu để nước đọng trên lá, thân cây là yếu tố giúp nấm gây hại hình thành và phát triển.

Phun Thuốc Diệt Nấm Cho Lan Và Di Chuyển Sang Nơi Khác
Phun thuốc diệt nấm cho lan và di chuyển sang nơi khác

Xem thêm >>> Lan Hồ Điệp Sống Được Bao Lâu? 4+ Bí Quyết Kéo Dài Tuổi Thọ

Đối với lá lan hồ điệp mềm do nhận quá nhiều ánh sáng

Khi cây lan hồ điệp bị héo do quá nhiều ánh sáng chiếu vào cây, những ánh sáng mạnh từ mặt trời có thể làm cây nhạt màu và chóng tàn. Hiện tượng này xảy ra là do chất diệp lục trong lá lan hồ điệp đã bị tẩy trắng, dần dần các hiện tượng như lá ngả vàng, cháy lá, cuối cùng là khô héo.

Khi lan hồ điệp gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng chuyển cây ra nơi thoáng mát, thoáng gió để cây nhanh chóng phục hồi. Khi thấy lá lan hồ điệp bị héo, úng, ngập nước và thối thì rửa sạch cây bằng nước rửa chén. Sau đó dùng dao hoặc kéo đã khử trùng cắt hết lá vàng trên cây để đảm bảo cây không bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Đối với lá hồ điệp bị mềm do mất nước

Tình trạng lá hồ điệp bị mềm xảy ra khi bạn không cung cấp đủ nước cho lan hồ điệp hoặc khi thời tiết đột ngột chuyển từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh. Tháng 5 sắp tới là thời khắc chuyển mùa, từ mùa nắng không mưa chuyển sang mùa mưa, lan hồ điệp rất dễ mất sức sống.

Nó biểu hiện ra bên ngoài là một thân lan còi cọc, lá mềm, héo và có nhiều nếp nhăn. Sau khi bạn kiểm tra không có bệnh, cây có thể bị yếu. Phương pháp này cũng rất hiệu quả khi bạn lần đầu tiên mua lan về nhà. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do cây lan vẫn chưa thích nghi với môi trường mới.

Bạn cho khoảng 2 lít nước và pha 2 thìa cà phê đường vào. Đường sẽ giúp cây nạp năng lượng và phục hồi nhanh chóng. Chúng ta khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Ngâm lan trong khoảng 2 tiếng, sau đó vớt ra để khô. Chúng ta có thể trồng lại và ngày hôm sau, cây lan của bạn sẽ được phục hồi như bình thường.

Lưu ý nếu phần rễ cây mới mua bị tổn thương thì nên đợi cho rễ khô và vết thương khô rồi mới ngâm nước. Nếu cây bị thối lá, thối ngọn, bạn nên điều trị bệnh trước rồi mới phục hồi sức mạnh cho cây.

Bổ Sung Lượng Nước Vừa Đủ Cho Lan Hồ Điệp
Bổ sung lượng nước vừa đủ cho lan hồ điệp

Xem thêm >>> Lan Hồ Điệp Ra Hoa: Dấu Hiệu Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng

Cách bước cụ thể xử lý tình trạng lá hồ điệp bị mềm

  • Đầu tiên, bạn nên sử dụng bột quế hoặc lưu huỳnh hoặc các chất bảo quản có thể diệt nấm để rắc lên cành, lên lá cũng như trên rễ của lan hồ điệp.
  • Tiếp theo, cho lan hồ điệp vào túi ni lông buộc kín và treo ở nơi ấm áp, thoáng mát. Treo cây như vậy trong 3 đến 4 tuần thì cây sẽ bắt đầu ra rễ.
  • Lúc này rễ lan hồ điệp đã mọc dài khoảng 3 đến 4 cm là có thể đem trồng trở lại. Giá thể tốt nhất cho lan lúc này là vỏ thông, than củi, rêu dớn hoặc xơ dừa loại vừa.
  • Sau khi thực hiện xong các bước trên, cần ngưng cung cấp nước cho cây từ 2 đến 3 tuần, chỉ nên sử dụng máy phun sương để giữ ẩm cho lan hồ điệp.
  • Để đảm bảo xử lý triệt để lan hồ điệp bị héo lá, bạn nên tưới nước cho cây mỗi tuần một lần, tùy theo yếu tố nhiệt độ và thời tiết để nước thấm vào lõi vỏ cây.
Quy Trình Xử Lý Lá Lan Hồ Điệp Bị Mềm, Bị Héo
Quy trình xử lý lá lan hồ điệp bị mềm, bị héo

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và phương pháp điều trị lá hồ điệp bị mềm. Lan Hồ Điệp Hà Nội mong rằng với bài viết này, bạn có thể tự mình trồng những loại cây  lan hồ điệp khỏe mạnh, phát triển tốt và phù hợp nguồn tài chính của gia đình mình.

5/5 - (1 bình chọn)