Lan hồ điệp với vẻ đẹp kiều diễm và khả năng duy trì độ tươi của hoa trong thời gian dài nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, sau khi hoa tàn và đến một thời gian nhất định bạn cần tiến hành thay chậu cho cây. Quá trình sang chậu lan hồ điệp cần được tiến hành cẩn trọng, đảm bảo cây tiếp tục sinh trưởng tốt.
Tại sao cần sang chậu lan hồ điệp?
Lan hồ điệp thường được trồng trong chậu và treo trên ban công hay đặt tại những vị trí cụ thể trong không gian. Việc trồng lan hồ điệp trong chậu sẽ tăng tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo cho quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định người trồng cần tiến hành sang chậu lan hồ điệp. Việc sang chậu mới cho lan hồ điệp chính là cách để bạn đảm bảo cho cây có môi trường phát triển tốt hơn.
Khi thời gian sinh trưởng của lan hồ điệp đạt đến khoảng 2 năm bạn cần kiểm tra và tiến hành thay chậu mới cho cây. Bởi đây là thời điểm cây đã lớn mạnh, rễ nhiều hơn. Nếu bạn không thay chậu có kích thước lớn, rễ của cây sẽ quấn chặt vào nhau. Khi rễ bị rối sẽ rất khó để gỡ chúng ra.
Tình trạng này kéo dài sẽ dễ khiến cho rễ cây bị hư thối. Bên cạnh đó, rễ cây sẽ bị hạn chế việc hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, sau thời gian dài tạo môi trường sống cho lan hồ điệp giá thể sẽ bị phân hủy và ẩm mốc. Giá thể sẽ giữ lại độ ẩm cao khiến rễ cây bị úng, thối. Tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm gây bệnh hoạt động. Để đảm bảo cho lan hồ điệp có thể sinh trưởng tốt, cho hoa đẹp thì bạn cần kiểm tra chậu trồng định kỳ. Đồng thời, thay chậu mới cho lan khi cần thiết.
Xem thêm >>> Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Bán Thủy Canh Dễ Dàng Nhất
Thời điểm thích hợp để tiến hành sang chậu mới cho lan hồ điệp
Đối với lan hồ điệp để trong nhà thường được trồng tại những chậu có kích thước nhỏ. Điều này giúp cho mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm vị trí phù hợp để treo hoặc đặt chậu lan hồ điệp mà không chiếm quá nhiều không gian.
Không giống như những loài hoa khác có thể sinh trưởng thời gian dài trong cùng một chậu. Lan hồ điệp cần được sang chậu mới theo từng giai đoạn phát triển của mình. Vậy thời điểm nào thích hợp nhất để sang chậu lan hồ điệp?
Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành thay chậu mới cho lan hồ điệp chính là khi lan đã tàn hoa và bắt đầu ra rễ mới. Tại sao cần đợi cho hoa lan hồ điệp tàn mới được thay chậu. Nếu bạn tiến hành thay chậu khi cây còn ra hoa sẽ dễ khiến cho lan hồ điệp bị sốc. Tình trạng này sẽ khiến cho hoa lan hồ điệp bị héo. Nguy hiểm hơn là gây chết cây.
Ngoài ra, thay chậu vào giai đoạn hoa tàn chính là lúc cây chuyển trọng tâm dinh dưỡng từ nuôi hoa sang phát triển thực vật. Lúc này rễ không khí sẽ bắt đầu xuất hiện.
Bạn nên tiến hành thay chậu khi cây bắt đầu ra rễ mới. Tuy nhiên, khi rễ không khí mới ra bạn đừng vội vàng thay chậu. Hãy kiên nhẫn đợi cho rễ đạt chiều dài khoảng 3 đến 5cm. Lúc này hãy tiến hành dỡ cây ra khỏi giá thể cũ và thay chỗ ở mới cho lan hồ điệp.
Xem thêm >>> Hướng Dẫn Trồng Hoa Lan Hồ Điệp Sau Tết Đơn Giản
Nên lựa chọn chậu mới nào cho lan hồ điệp?
Lan hồ điệp sẽ phát triển tốt trong điều kiện tương tự như môi trường tự nhiên. Không giống như các loài cây khác, lan hồ điệp sẽ tiến hành quang hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Rễ lan sẽ có xu hướng tìm kiếm nơi có ánh sáng. Khi rễ được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ giúp lan hồ điệp nhanh ra hoa. Bởi vậy, bạn có thể ưu tiên lựa chọn sang chậu lan hồ điệp mới trong suốt bằng nhựa.
Nếu bạn cảm thấy đặt cây vào chậu nhựa không đảm bảo tính thẩm mỹ, hay sử dụng thêm chậu trang trí bao bọc bên ngoài. Sau thời gian hồ điệp ra hoa, hãy mang chậu cây trong suốt ra vị trí thích hợp để rễ cây có thể tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng.
Khi tiến hành vào chậu lan hồ điệp bạn nên lựa chọn kích thước chậu mới lớn hơn kích thước ban đầu một chút. Bởi lan hồ điệp là loại cây yeu thích được bó chặt. Nếu chọn chậu lớn, bạn sẽ tốn khá nhiều giá thể để lấp đầy. Ngoài ra, chậu có kích thước quá lớn sẽ khiến cho cây tập trung nguồn lực nhiều hơn vào việc phát triển rễ để lấp đầy chậu. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra hoa của cây.
Hơn nữa, chậu lớn sẽ khiến quá trình thoát nước diễn ra chậm hơn. Độ ẩm trong giá thể cao sẽ là môi trường cho nấm gây hại cho lan sinh sôi. Từ đó dễ gây bệnh cho lan hồ điệp.
Xem thêm >>> Tại Sao Lan Hồ Điệp Không Ra Hoa? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục
Cách thay chậu cho lan hồ điệp
Hiện nay, người trồng lan hồ điệp không chỉ sử dụng giá thể khô mà còn thực hiện phương pháp trồng thủy canh. Với mỗi phương pháp trồng, bạn cần thực hiện quá trình sang chậu lan hồ điệp phù hợp. Đảm bảo cho quá trình sang chậu diễn ra nhanh chóng, không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của lan.
Phương pháp sang chậu mới của lan hồ điệp trồng bằng giá thể khô
Sang chậu lan hồ điệp là một bước cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và cho hoa của cây. Đối với lan hồ điệp được trồng bằng giá thể bạn cần thực hiện tách cây ra khỏi chậu và giá thể cũ.
Tiếp theo tiến hành loại bỏ hết những rễ còi cọc, kém phát triển và có dấu hiệu bị hư hại, mục nát. Chỉ nên để lại những chiếc rễ khỏe mạnh, mập mạp và có màu trắng với đầu xanh vôi khi ở trạng thái khô. Hãy sử dụng dao cắt thật sắc để loại bỏ những chiếc rễ không đảm bảo yêu cầu trước khi cho cây sang chậu mới.
Vệ sinh sạch sẽ chậu trồng mới và đặt cây lan hồ điệp vào chính giữa. Rải đều các nhánh rễ của lan ra xung quanh chậu trồng. Đảm bảo cho phần thân của rễ nằm bên ngoài của thùng chứa. Bên cạnh đó, lan hồ điệp nên được đặt chính giữa chậu để đảm bảo tính thẩm mỹ và cân bằng không gian sinh trưởng cho rễ cây.
Bổ sung thêm các giá thể vào chậu để lấp đầy khoảng trống bên trong. Sau khi đã hoàn thành, hãy để lan hồ điệp được nghỉ ngơi trong khoảng 1 đến 2 ngày. Sau đó mới bắt đầu tưới nước.
Thời gian khi mới thay chậu trồng, bạn cần chú ý tới vị trí đặt cây, nhiệt độ cũng như lượng ánh sáng. Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lan hồ điệp trong khoảng 18 độ C đến 29 độ C.
Phương thức thay chậu cho lan hồ điệp trồng thủy canh
Phương pháp trồng lan hồ điệp thủy canh không còn quá xa lạ. Đối với phương pháp trồng này, bạn cũng cần tiến hành thay chậu định kỳ cho lan hồ điệp. Cách thức thay chậu không quá khác biệt với khi trồng lan hồ điệp bằng giá thể.
Khi đưa lan hồ điệp ra khỏi chậu trồng cũ, bạn cũng cần tiến hành loại bỏ những chiếc rễ không đảm bảo chất lượng. Tiếp theo lựa chọn chậu trồng mới có kích thước phù hợp hơn. Nếu cây chưa phát triển quá lớn, có thể tận dụng lại chậu trồng cũ.
Tuy nhiên, bạn cần đổ bỏ hết nước còn dư và làm vệ sinh sạch sẽ chậu trồng. Chỉ đổ một lượng nước vừa phải vào chậu trồng sao cho mực nước cách bộ rễ khoảng 2 đến 3cm. Điều này đảm bảo cho bộ rễ dần thích ứng với môi trường nước mới. Tránh cho rễ cây không bị úng nước và hư thối.
Tuyệt đối không dùng nước máy mà phải sử dụng nước lọc tinh khiết. Độ pH của nước cần đảm bảo giữ ở mức 5.5 đến 6.5.
Xem thêm >>> Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Than Củi, Than Tổ Ong Hiệu Quả Bất Ngờ
Như vậy, sau một thời gian trồng lan hồ điệp bạn cần tiến hành thay chậu mới. Quá trình sang chậu lan hồ điệp không quá phức tạp. Tuy nhiên, đòi hỏi mọi người phải có sự cẩn thận, khéo léo và đảm bảo các bước như được đề cập trên bài viết. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách thay chậu trồng mới cho lan hồ điệp, bạn có thể liên hệ với lanhodiep.vn.