Tìm Hiểu Cách Cấy Mô Lan Hồ Điệp Theo Quy Trình Chuẩn Nhất

Cấy mô lan hồ điệp đang là kỹ thuật được nhiều nông hộ ưa chuộng  để nhân giống lan hồ điệp. Đây là một phương pháp đơn giản cho năng suất cao, cây con được sinh ra  khỏe mạnh và sạch bệnh. Vì vậy, nuôi cấy mô lan hồ điệp đã đem lại một hướng đi mới cho những người trồng lan. Cùng lanhodiep.vn tìm hiểu cách cấy mô lan hồ điệp theo quy trình chuẩn nhất hiện nay nhé! 

Cay-Mo-Lan-Ho-Diep
Cấy Mô Lan Hồ Điệp

Tổng quan về phương pháp nhân giống lan hồ điệp bằng nuôi cấy mô

Hồ điệp là giống lan mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy và hạnh phúc. Không những vậy, với đặc điểm hình thái nổi bật lá to dày, cánh hoa tròn đối xứng lâu tàn đã giúp lan hồ điệp có được vị trí cao trong bảng xếp hạng những loài hoa.

Do đó, đây là giống hoa được các nhà vườn ưa thích trồng và nhân giống. Để đảm bảo số lượng cây giống cung cấp thì phương pháp nuôi cấy mô lan hồ điệp là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. 

Cấy Mô Lan Hồ Điệp
Tìm Hiểu Cách Cấy Mô Lan Hồ Điệp Theo Quy Trình Chuẩn Nhất

Không phải ngẫu nhiên mà việc trồng lan hồ điệp bằng cây giống được nhân từ phương pháp nuôi cấy mô trở nên phổ biến. Khi áp dụng phương pháp này cây giống được sinh ra hoàn toàn sạch bệnh, chi phí thấp, độ đồng đều cao nên thuận lợi cho việc chăm sóc và ra hoa phù hợp với yêu cầu của thị trường. 

Đặc biệt, cây giống nuôi thường khỏe mạnh, phát triển nhanh cho ra hoa sớm hơn so với các phương pháp nhân giống khác, mật độ hoa nhiều, màu sắc, đường kính hoa đồng đều, ổn định qua từng giai đoạn.

Một phương pháp với nhiều điểm ưu điểm như vậy thì không quá khó hiểu khi nuôi cấy mô lan hồ điệp ngày càng được ưa chuộng và áp dụng ở Việt Nam.

Quy trình cấy mô lan hồ điệp 

Chuẩn bị nguyên vật liệu để nuôi cấy mô lan hồ điệp

Giống lan hồ điệp dùng để nuôi cấy mô: Bạn nên lựa chọn những cây giống có đặc tính tốt, không sâu bệnh, to khỏe, hoa đẹp, sinh trưởng nhanh. Thông thường để chọn lan hồ điệp làm giống người ta thường quan sát nụ hoa đầu tiên nở trên cây. Tiếp đến, cắt khúc đốt khoảng 5-6 cm tại phần phát hoa có chứa chồi ngủ. 

Quy Trình Cấy Mô Lan Hồ Điệp 
Quy Trình Cấy Mô Lan Hồ Điệp

Môi trường: Môi trường dùng để cấy mô lan hồ điệp là môi trường có pha sẵn MS

Một số máy móc thiết bị khác như: Máy cất nước, máy đo PH, tủ cấy vô trùng. 

Quy trình tiến hành cấy mô lan hồ điệp

Có 5 bước cần tiến hành nếu bạn muốn nuôi cấy mô lan hồ điệp thành công.

Cay-Mo-Lan-Ho-Diep
Quy Trình Tiến Hành Cấy Mô Lan Hồ Điệp

Bước 1: Vô mẫu ( khoảng 2-3 tháng)

Mẫu phát hoa lan hồ điệp được chuẩn bị sẽ được cho vào chai nhựa có chưa erlen và lắc đều với xà phòng trong vòng 30 phút. Sau đó rửa sạch xà phòng bằng nước. 

Đưa mẫu giống vào tủ cấy vô trùng để khử trùng mẫu, tiếp đó chuyển mẫu giống vào dung dịch erlen có sẵn cồn 70 độ lắc nhẹ trong 1 phút. Tiếp đến, dùng nước cất khử trùng khoảng 3-4 lần.

Pha dung dịch javel và nước theo tỷ lệ 1:1, cho mẫu vào dung dịch lắc nhẹ. Cho thêm một ít Tween 20 để khử khuẩn tốt hơn. Sau đó, rửa mẫu bằng nước cất khử trùng 4-5 lần trước khi tiến hành tách mẫu. 

Để tách mẫu phải hơ miệng chai đựng mẫu để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, dùng dao cắt phần dưới và phần trên của phát hoa với chiều dài khoảng 0,5 cm. Cấy mẫu phát hoa đã cắt vào môi trường MS đã chuẩn bị. 

Bước 2: Xử lý tình trạng hóa nâu trên phát hoa

Để hạn chế tình trạng hóa nâu trên phát hoa, khi đưa phát hoa vào môi trường MS, bạn cần bổ sung 20 g/l sucrose + 8 g/l agar + acid ascorbic 75mg/l để giảm khả năng oxy hóa. 

Bước 3: Tạo PLBS trực tiếp từ phát hoa lan hồ điệp

Cắt ngang chồi ngủ cho vào môi trường phát sinh PLBs. Tiếp đến, tiến hành cho chúng vào môi trường MS + BA 3mg/lít và đưa đến phòng nuôi. Sau 2-3 tháng từ khi đưa vào PLBs sẽ hình thành phục vụ cho việc tái sinh chồi và nhân giống. 

Bước 4: Nhân giống và tái sinh chồi

PLB được trồng trên môi trường MS từ Phalaenopsis. Tiếp theo, bạn sẽ bước vào giai đoạn tái sinh chồi. Bạn nên kiểm tra PLB và loại bỏ các phần héo trước khi nhân giống bằng rau mầm.

Tiếp theo, PLB được cấy vào môi trường tái sinh chồi với việc bổ sung 1 mg / l BA vào môi trường MS. Điều kiện nuôi cấy trong phòng tương tự như các giai đoạn nêu trên. Công đoạn này được thực hiện trong vòng 2 đến 3 tháng để chuẩn bị nguyên liệu cấy vào môi trường nuôi cấy.

Bước 5: Tăng trưởng

Tách các cụm chồi đã được tái sinh ra khỏi cụm chồi mẹ một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng tổn thương đến chồi. Chồi sau khi đã tách có chiều cao khoảng 2-2,5cm. Tiếp đến, cấy chúng vào môi trường tăng trưởng với khoảng 15 cây một bình và đưa vào điều kiện phòng nuôi. 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hồ điệp cấy mô

Nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy mô lan hồ điệp vào khoảng 23-26 độ C, đây là loài cây không chịu được lạnh vì vậy không nên trồng lan trong môi trường dưới 20 độ C.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Cấy Mô
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Cấy Mô

Việc bón phân cho lan hồ điệp được thực hiện như sau: Sau khoảng 1 tháng trồng cây, nên bón phân NPK theo tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ  30-40 mg/lít nước với tần suất 1 lần 1 tuần.

Khi lan hồ điệp bắt đầu nhú hoa bạn cần giảm việc bón phân thường xuyên với tỷ lệ 6-30-30 với 2g/ 1 lít nước phun vào câu 7-10 ngày/ lần. Làm như vậy sẽ giúp hoa nở đẹp và tươi lâu hơn. Khi tiến hành thay chậu mới cho lan hồ điệp, cần cắt bỏ bớt phần rễ hỏng, héo rồi mới tiến hành đổi chậu cho lan. 

Lời kết

Nhân giống bằng cách cấy mô lan hồ điệp đang là một trong những phương pháp được các tín đồ chơi lan ưa chuộng nhất hiện nay. Ghé thăm lanhodiep.vn để khám phá nhiều thông tin bổ ích hơn nữa về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hồ điệp nhé !

Đánh giá