Có rất nhiều loại giá thể mà bạn có thể sử dụng để trồng lan hồ điệp như: xơ dừa, rêu, than củi, dớn,…Mỗi giá thể trồng lan đều có ưu nhược điểm khác nhau trong đó trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa là cách trồng khá hiệu quả được nhiều tín đồ yêu lan áp dụng. Cùng lanhodiep.vn tìm hiểu chi tiết cách trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa trong bài viết dưới đây nhé !
Ưu, nhược điểm khi trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa
Ưu điểm
Phương pháp trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa khá được ưa chuộng hiện nay một phần bởi xơ dừa là nguyên liệu có giá thành rẻ, dễ kiếm. Một phần bởi đây là loại giá thể rất tốt, hàm có lượng chất xơ cao nên đảm bảo các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Ngoài ra, đặc điểm cấu tạo mỏng nhẹ, độ thoáng khí cao giúp kích thích rễ lan phát triển.
Xơ dừa khi trộn với đất có tác dụng làm đất trở nên tơi xốp hơn, chống nóng hiệu quả và hạn chế tình trạng thoát nước, giữ độ ẩm tốt cho cây. Đặc biệt, xơ dừa là nguyên liệu tự nhiên nên khá sạch, ít mầm bệnh ẩn bên trong. Bạn chỉ cần phơi xơ dừa khô và ngâm với nước vôi pha loãng là có thể mang ra sử dụng.
Xem thêm >>> {Cập Nhật} Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Xơ Dừa Dễ Dàng, Hiệu Quả Nhất
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm được nêu trên thì cách trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa vẫn còn một số hạn chế như:
- Độ bền của xơ dừa khá thấp, dễ mục nát, khoảng 1-2 năm phải thay giá thể một lần.
- Không những vậy, do dễ mục nên có thể mọc rêu tạo môi trường cho nấm bệnh phát sinh gây hại tới quá trình phát triển của cây. Do trọng lượng khá nhẹ nên cây lan hồ điệp rất khó có thể đứng vững và dễ bị đổ.
- Trong xơ dừa có một số thành phần không tốt ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lan hồ điệp như: Lignin, tanin,..nếu bạn không xử lý chúng cẩn thận có thể khiến cây còi cọc, chậm lớn thậm chí là chết.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa
Để trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- Cây giống
- Giá thể: Xơ dừa, than củi
- Chậu để trồng lan
- Bình tưới, dao, kéo chuyên dụng cắt tỉa lan
Xem thêm >>> Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Mãn Thiên Hồng Từ A-Z
Các bước trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa
Có 4 bước bạn cần tiến hành để trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa
Bước 1:
Dùng một lớp than củi mỏng lót dưới đáy chậu trồng lan để tạo độ thông thoáng và giúp rễ lan khỏi ngập úng.
Bước 2:
Lót lên bên trên một lớp xơ dừa rồi đặt cây vào chậu, lưu ý khi trồng để cây nhô cao lên, không để phần gốc ngập sâu trong giá thể dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Để lan hồ điệp không bị đổ, lung lay khi di chuyển hoặc gặp gió cần cố định gốc lan bằng dây nhỏ và cọc gỗ.
Bước 3:
Dùng xơ dừa lấp vào sao cho khoảng cách đến miệng chậu khoảng 1 cm. Không nén xơ dừa đảm bảo độ thoáng khí, có thể lắc nhẹ chậu để xơ dừa trải đều hơn.
Bước 4:
Sử dụng bình phun sương để tưới nước cho cây
Xem thêm >>> 2 Cách Trồng Và Chăm Sóc Tiểu Lan Hồ Điệp Rừng Ra Hoa Đẹp Nhất
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau khi trồng để phát triển tốt nhất
Ánh sáng
Lan hồ điệp là một loài ưa sáng tuy nhiên loại ánh sáng phù hợp với lan là ánh sáng gián tiếp. Nếu đặt lên dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp dễ khiến lá lan bị úa, cháy vàng dần dần khiến chết lan.
Nếu trồng lan trong nhà, nên đặt lan ở cửa sổ hướng Đông, hoặc nơi có bóng râm về hướng Tây hoặc Nam. Nếu trồng ngoài trời, cần đặt lan hồ điệp dưới mái hiên hoặc dưới giàn lưới che sáng.
Lá lan nếu nhận đủ ánh sáng sẽ có màu xanh, dày và bóng. Nếu nhợt nhạt hoặc xuất hiện các mảng màu nâu là dấu hiệu của cây đang nhận quá nhiều ánh sáng. Khi bị thiếu sáng, lá cây thường mỏng, dài có màu xanh thẫm.
Nhiệt độ, độ ẩm
Độ ẩm phù hợp cho lan hồ điệp khoảng 50-80%. Bạn có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước trong trường hợp độ ẩm của môi trường thấp hoặc cao hơn mức tối thiểu. Ngoài ra, có thể đặt cây trên sỏi, đá cuội và nước để giữ độ ẩm cho lan đảm bảo cây luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước.
Bạn chỉ nên tưới nước cho rễ lan, tưới lên lá và hoa của lan dễ khiến lá bị úng nước, khó kết hoa. Hạn chế việc đổ nước lên cây lan từ trên cao xuống, nước đọng trong tán mầm nơi lá mới mọc dễ tạo điều kiện cho bệnh thối. Nếu vô tình thấy nước đọng trên bề mặt lá hãy dùng khăn giấy khô, hoặc khăn vải mềm để lau sạch chúng.
Nhiều người thường truyền tai nhau rằng phun một lớp sương mỏng để tăng độ ẩm trong không khí cho những vùng xung quanh cây lan là một ý tưởng hay, độc đáo. Tuy nhiên, đây không phải một cách làm thông minh, nước sẽ thường tập trung lên tán lá và hoa. Điều này dễ gây nên các đốm mốc trên lá thậm chí là trên các cánh hoa.
Phân bón
Giai đoạn bón phân phù hợp nhất cho lan hồ điệp là lúc cây chuẩn bị nở hoa. Lượng phân bón đủ để cung cấp cho cây một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho sự phát triển của thân, chồi, hoa mới. Trong giai đoạn lan hồ điệp đã đơm hoa thì dừng việc bón phân và tưới nước cho chúng khi cần thiết.
Tần suất bón phân thích hợp là 2 tuần một lần bằng dung dịch phân bón hòa tan, nên nhớ tưới nước cho cây giữa các lần bón phân là điều cần thiết phải làm để tăng độ tích tụ phân bón trong môi trường.
Các loại phân bón hòa tan như vitamin B1, DAP, NPK,…hay các một số loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế dạng viên, phân dê, phân dơi là các loại phân được ưa chuộng sử dụng.
Xem thêm >>> Hướng dẫn cách tưới B1 cho lan hồ điệp chuẩn và hiệu quả nhất
Lời kết
Trồng lan hồ điệp bằng xơ dừa không hề khó như bạn nghĩ, có thể nói đây là phương pháp trồng lan đơn giản và dễ thực hiện nhất. Mong rằng những thông tin và lanhodiep.vn chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công !