{Bật Mí} Top 10+ Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp Phổ Biến Nhất

Trồng lan hồ điệp đã trở thành xu hướng được đại đa số người chơi lan lựa chọn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn nhiều có nhiều người không biết cách trồng sau cho đúng, dẫn đến tình trạng chết cây. Tại bài viết này, lanhodiep.vn sẽ bật mí đến bạn 10 sai lầm khi trồng lan hồ điệp để bạn tránh nhé!

Tìm hiểu về lan hồ điệp – loại hoa hương sắc vẹn toàn 

Nguồn gốc

Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp – Loài Hoa Của Hương Sắc

Lan hồ điệp hay còn được gọi với cái tên là Phalaenopsis, được trồng ở nhiều khu vực rừng nhiệt đới. Loài hoa này thuộc họ lớn nhất trong các loài hoa và có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Úc… Bởi vẻ đẹp khó cưỡng của mình nên lan hồ điệp dần được người dân đem về trồng ở nhiều nơi, trở nên nổi tiếng, và được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Lan hồ điệp thường bám chặt trên các thân cây hoặc bám vào đá, có nhiều cuống hoa và thích uốn lượn nên đã tạo nên một đường nét duyên dáng, uyển chuyển cho cây.

Đặc điểm 

  • Lan hồ điệp được nhiều người yêu thích nhờ vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết và sang trọng. Hầu hết mọi giống lan hồ điệp đều không có mùi hương, nhưng vẫn có một số ngoại lệ. Một vài giống lan hồ điệp sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng, tương tự mùi hương ngọt ngào của cam, quýt hay mùi hoa hồng.
  • Về cấu tạo, lá của lan hồ điệp thường được mọc sát cuống và các đóa hoa sẽ mọc ở phần ngọn cành. Ngoài ra, lan hồ điệp còn khá đa dạng và màu sắc. Một vài lan hồ điệp rừng còn có các sọc dọc và đốm chấm bi trên cánh hoa. Hiện nay, những màu sắc phổ biến của lan hồ điệp được ưa chuộng nhất phải kể đến đó là: vàng, trắng, tím, xanh …
  • Về đặc điểm sinh học, những loài thuộc chi lan hồ điệp đều là thực vật biểu sinh nên chúng luôn phát triển trên các phiến đá hoặc các loại cây khác chứ không mọc và phát triển trên đất như đa số các loài hoa khác.

Phân loại 

Lan hồ điệp được chia thành hai nhóm chính đó là: Lan hồ điệp công nghiệp và lan hồ điệp rừng. Riêng về lan hồ điệp công nghiệp còn được nhân giống, lai tạo thành nhiều giống lan khác nhau. Dưới đây là đặc điểm chi tiết của hai loại lan này.

  • Lan hồ điệp rừng: Đây là loại lan hồ điệp sống ở điều kiện tự nhiên và cũng là giống lan thuần chủng nhất. Chúng thường có lá, cành nhỏ hơn so với các loại lan hồ điệp thông thường và không đa dạng quá nhiều về màu sắc. Tuy nhiên, về mặt ưu điểm thì lan hồ điệp rừng thường rất dễ chăm sóc và không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chăm bón cho cây.
  • Lan hồ điệp công nghiệp: Đây là loại lan được phát triển trong những phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, chúng được theo dõi sát sao và đảm bảo nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm. Bằng các công nghệ lai tạo, người ta đã tạo ra một số loại lan hồ điệp công nghiệp như: lan hồ điệp mini (tiểu hồ điệp), lan hồ điệp mãn thiên hồng và lan hồ điệp thường.

Ý nghĩa

Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp Mang Trong Mình Nhiều Ý Nghĩa Khác Nhau
  • Mặc dù, lan hồ điệp không quá rực rỡ như hoa hồng hay tỏa sáng như đóa hướng dương, tuy nhiên lan hồ điệp lại mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, quý phái khiến nhiều người phải ngắm nhìn bởi sự thu hút mà đóa hoa đem lại.
  • Đối với các nước châu Âu, lan hồ điệp được xem là biểu tượng của một tình yêu lâu dài, mãnh liệt, vượt qua mọi khó khăn, thách thức của thời gian. Ngược lại, theo phong thủy phương Đông, loài hoa này lại có ý nghĩa đại diện cho sự sung túc, may mắn và tài lộc. Bên cạnh đó, lan hồ điệp còn là hình ảnh đại diện cho sắc đẹp của người phụ nữ, hướng đến sự quyến rũ và hoàn hảo.
  • Hơn nữa, loài lan này còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Chính vì thế, mà chúng được được chọn để trưng bày trong nhà, văn phòng công ty mỗi dịp tết đến xuân về.

Xem thêm >>> Những đặc điểm của lan hồ điệp dân mê lan không thể bỏ qua

10 sai lầm khi trồng lan hồ điệp phổ biến, có thể bạn đang mắc phải 

Dưới đây là top 10+ sai lầm khi trồng lan hồ điệp có thể bạn đang mắc phải:

Không xử lý giá thể trước khi trồng hoặc ghép lan hồ điệp

Một trong những sai lầm cơ bản của người mới chơi lan đó chính là không xử lý giá thể trước khi trồng hoặc ghép lan. Có thể hầu hết khoảng thời gian đầu cây sẽ phát triển tốt nhưng về lâu dài cây của bạn sẽ gặp phải một số vấn đề.

Ví dụ cụ thể: Dớn bạn không ngâm hoặc luộc trước khi trồng thì sau này có dại sẽ mọc lên rất nhiều. Không chỉ vậy, nếu mầm bệnh, nấm, côn trùng hay ốc sên trong giá thể sẽ gây phá hoại toàn bộ rễ cũng như mầm non của lan. Kết quả là khiến lan dễ bị bệnh, khó bám và không ra rễ.

Ghép lan sai kỹ thuật

Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
Ghép Lan Sai Kỹ Thuật – Sai Lầm Phổ Biến

Một số người sẽ thường sử dụng vật liệu kim loại như dây thép, đinh ghim… để ghép lan. Tuy nhiên, trên thực tế rễ lan rất kỵ kim loại, đặc biệt là những kim loại bị gỉ. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng những vật liệu này, lý do đầu rễ vươn tới chỗ kim loại sẽ bị cháy rễ hoặc đui. Cách tốt nhất là bạn nên dùng nilon hay các vật liệu ít thu nhiệt để không làm rễ cây bị đui. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng chúng thì bạn nên canh khoảng thời gian rễ bám ổn định vào giá thể thì hãy tiến hành gỡ chúng ra.

Trồng ngập gốc lan

Hầu hết chúng ta trồng hoa để chơi hoa chứ không phải lấy củ. Vì vậy, đừng bao giờ chôn gốc lan dưới chậu, thay vào đó là đặt gốc nổi trên mặt giá thể nhé.

Nghiện tưới lan

Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
Đam Mê Tưới Lan – Sai Lầm Dẫn Đến Thối Rễ Cây

Việc nghiện tưới lan là một ” căn bệnh” thường xuyên gặp phải của những người mới chơi lan. Hầu hết những loài cây nói chung và loài lan nói riêng thường chết vì thừa nước. Do đó, các bạn nên chú ý điều này nhé.

Thích xê dịch cây lan

Lan hồ điệp cần rất nhiều nắng tuy nhiên, ta nên tránh nắng có cường độ mạnh kẻo làm cháy lá. Đồng thời, không nên đi chuyển giò lan nhiều bởi mỗi lần chuyển sẽ làm thay đổi hướng nắng và hướng gió. Lúc này cây sẽ phát triển chậm lại và không ra được hoa.

Lựa chọn giá thể không phù hợp

Trước khi trồng lan, bạn cần tìm hiểu các đặc tính của cây lan xem chúng cần gì. Đối với từng loại lan sẽ có những cách trồng trên giá thể khác nhau. Nếu loài lan ưa ẩm thì giá thể dớn sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu cây lan là loại ưa khô thì nên ghép lan trên gỗ nhé.

Không tiệt trùng dụng cụ trước khi xử lý cây thối bệnh

Công việc tiệt trùng dụng cụ trước khi xử lý cây thối bệnh tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn không làm kỹ thì sẽ vô tình làm lây lan bệnh qua những cây khoẻ khác.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, không nên bón quá nhiều phân bón bởi sẽ gây dư thừa, lãng phí thậm chí có thể khiến cây bị sốc phân thuốc. Nguyên tắc khi dùng phân bón, đặc biệt là phân bón lá là bạn nên dùng ½ liều lượng trên bao bì.

Bón phân và phun thuốc sai thời điểm

Thường xuyên phun thuốc và bón phân không đúng giờ vào sáng sớm sẽ dẫn đến cây bị cháy lá khi nhiệt độ lên cao và có thể thối và chết cây. Ngoài ra, nếu bón phân và thuốc vào thời điểm trưa nắng nóng sẽ làm phân giải các chất cần cho cây và làm cháy lá lan.

Do đó, bạn nên phun thuốc cho cây vào lúc trời mát, nếu trời mưa bạn thì bạn nên phun thuốc sau cơn mưa tầm 1 tiếng khi lá đã khô và trước cơn mưa ít nhất 2 tiếng nhé.

Dùng phân chuồng bón lan mà không xử lý

Phân chuồng nếu không được ủ có thể sẽ mang rất nhiều mầm bệnh cho lan. Bởi trứng côn trùng và hạt cỏ thường tồn tại trong đó rất nhiều. Hơn nữa, phân không ủ cũng không có nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Xem thêm >>> Cách chăm sóc lan hồ điệp tươi lâu, khỏe mạnh

Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp đúng cách, cây khoẻ mạnh

Cách trồng lan hồ điệp 

Chọn giống

  • Trong tự nhiên, lan hồ điệp sẽ có hơn 30.000 loài khác nhau và cho đến nay có hơn 200.000 giống lan được lai tạo. Điều này khiến lan hồ điệp trở thành một trong những họ thực vật lớn hàng đầu Thế Giới. Chúng có khả năng phát triển cả ngoài trời lẫn trong nhà. Tuy nhiên, cũng có những loại lan rất khó để trồng thành công.
  • Theo những người trồng lan chuyên nghiệp cho biết, người mới bắt đầu trồng lan nên lựa chọn các giống lan như Cattleya, Paphiopedilum, Phalaenopsis, Dendrobium,… Bởi các giống lan này được chuyên gia đánh giá là dễ trồng, hoa đẹp, khoẻ và tăng năng suất cao.
    Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
    Chọn Giống Lan Hồ Điệp Ở Những Địa Chỉ Uy Tín
  • Mỗi một giống lan đều sẽ có yêu cầu về môi trường nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng khác nhau. Việc chọn giống lan dễ trồng và dễ chăm sóc sẽ làm cây nhanh ra hoa và khiến người mới trồng có động lực hơn. Bên cạnh đó bạn cũng hạn chế chọn những giống lan quá đắt tiền để tránh tình trạng không chăm sóc được cây, gây lãng phí thậm chí là chết cây.
  • Nếu muốn hiểu rõ hơn về các giống lan thì lời khuyên chân thành là bạn nên tìm đến các nhà vườn mua giống để hỏi về các phương pháp trồng lan cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn giống hoa sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu nơi bạn đang sinh sống để việc chăm sóc lan dễ dàng hơn nhé.

Chọn đất phù hợp với giống

  • Một vài người mới trồng lan lần đầu thường phải mắc sai lầm là sử dụng đất để trồng lan giống những loại hoa bình thường khác. Điều này vô tình làm chết cây lan một cách nhanh chóng.
  • Điểm khác biệt của lan hồ điệp so với những loài hoa thông thường là rễ của hoa lan cần nhiều không khí hơn. Vì thế, bánh cần phải đảm bảo rằng rễ của chúng cần có chỗ để neo đồng thời phải có độ ẩm xốp nhất định khi trồng.
  • Do đó, nếu muốn trồng hoa lan, người ta thường dùng đến các loại giá thể. Một số người làm giá thể bằng cách sử dụng vỏ dừa, vỏ dớn, vỏ thông…

Chuẩn bị giá thể

Giá thể là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của lan hồ điệp. Ngày nay, trên thị trường có đa dạng giá thể để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên, nếu muốn lan có môi trường phát triển tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số giá thể dưới đây:

  • Than củi: Đây là giá thể phổ biến, rẻ tiền nhưng lại được nhiều người  yêu thích vì không có mầm bệnh Tuy nhiên, than thường giữ ẩm không được tốt nên chỉ phù hợp với các giống lan ít ưa ẩm.
    Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
    Than Củi
  • Xơ dừa: Đây là loại giá thể thường xuyên được sử dụng vì chúng có giá rẻ và rất dễ tìm. Bên cạnh đó chúng còn có ưu điểm là giữ ẩm tốt, phù hợp với các giống lan đa thân nhưng lại dễ mọc rêu và mục. Vì vậy, trước khi dùng bạn nên xử lý qua loại giá thể này với nước vôi hoặc NaOH, sau một thời gian trồng thì tiến hành rửa mặn để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt hơn.
    Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
    Xơ Dừa
  • Dớn: Dớn là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ, mọc nhiều ở những vùng đồi núi. Bên cạnh đó, dớn còn có khả năng hút ẩm, giữ ẩm tuy nhiên, lại không dễ mọc rêu như xơ dừa. Nhược điểm của chúng là độ thông thoáng kém, dễ ngập và mục nát.
  • Vỏ thông: Giá thể này được làm từ vỏ thông nên thường có tính thẩm mỹ cao, khả năng giữ nước và độ ẩm cực tốt. Tuy nhiên, vỏ thông khó có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng trong phân bón như các loại giá thể khác.
    Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
    Vỏ Thông
  • Gỗ: Với những giống lan có rễ đẹp và ưa thoáng thì rất phù hợp để ghép gỗ. Bởi gỗ rất lâu mục, khá bền và tránh tình trạng làm cây bị nhiễm nấm.

Mỗi loại giá thể sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, bạn có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với nhau để tạo ra loại giá thể phù hợp với cây lan của mình. Một cách được nhiều người sử dụng đó là dùng 4 phần vỏ dừa, 1 phần than và 1 phần đá trân châu kết hợp với nhau.

Chọn chậu

Chậu trồng lan thường là những loại chậu đất nung có nhiều lỗ thoát nước. Bạn cần lưu ý khi chọn chậu bởi nhiều loại lan ưa bó rễ sẽ thích hợp trồng trong chậu nhỏ. Ngược lại, một số loại có rễ dài thì cần chọn chậu to hơn.

Hiện nay, các loại chậu trồng lan ngày càng đa dạng hơn như: chậu lưới có lưới thép tạo nên môi trường thoáng khí. Chậu nhựa có thể đón ánh nắng trực tiếp vào rễ tốt hơn. Bên cạnh đó còn có các loại chậu làm bằng gỗ chống mục, giúp thời gian sử dụng được lâu hơn.

Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
Đa Dạng Chậu Trồng Lan
  • Chậu lưới có phần lưới bằng thép có thể tạo ra môi trường thoáng khí cho lan. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể treo chậu lan ở các vị trí thuận lợi để đón ánh sáng mặt trời.
  • Chậu nhựa thông thoáng, đón nắng vào rễ tốt và giúp người trồng kiểm tra hệ thống rễ mà không làm ảnh hưởng đến lan hồ điệp.
  • Chậu gỗ được làm bằng gỗ chống mục nát cũng là sự lựa chọn hoàn hảo để trồng lan. Hiện nay, có rất nhiều loại chậu gỗ có kiểu dáng đẹp, thông thoáng giúp tăng tính thẩm mỹ và tăng hiệu quả trồng lan.

Chuyển chậu

Nếu bạn dùng lan cấy mô thì trong quá trình cây mô đến khoảng 4cm thì cần chuyển cây ra ngoài. Sau khi trồng trên giàn được 6 – 7 tháng thì nên tiến hành chuyển sang chậu nhỏ.

Việc thay chậu cho lan không quá khó khăn nhưng phải đòi hỏi kỹ thuật nhất định và thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa như dao, kéo, đảm bảo phải được khử trùng đầy đủ.
  • Bước 2: Kéo lan ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng, tránh làm gãy lá. Đồng thời, loại bỏ hết những giá thể cũ còn vướng trong rễ.
  • Bước 3: Dùng dao, kéo cắt bỏ những phần rễ chết, phần sậm màu, úng nước, giữ lại phần khỏe mạnh là phần có màu nâu nhạt hoặc trắng.
  • Bước 4: Chuyển lan sang chậu mới, chia rễ thành nhiều phần. Phần phát triển nhất để về phía đáy chậu, phần rễ con để ở cạnh chậu, sau đó thêm giá thể vừa đủ để che đi bộ rễ.

Cách chăm sóc lan hồ điệp

Tương tự như các loại cây khác, khi chăm sóc hoa lan hồ điệp  bạn cần lưu ý về môi trường sống của hoa lan cũng như thời gian bón phân hay tưới nước cho cây. Dưới đây là những lưu ý mà bạn nhất định phải biết trong quá trình chăm sóc hoa lan hồ điệp:

Môi trường xung quanh

  • Lan hồ điệp cần nhiều ánh sáng để có thể phát triển, vì vậy bạn nên đặt lan ở phòng khách, ngoài hiên nhà, gần cửa sổ hoặc những nơi có ánh sáng vừa phải không quá gay gắt. Tuyệt đối không được để cây lan hồ điệp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, bởi ánh nắng mặt trời thường chưa rất nhiều tia cực tím khiến hoa bị mất nước, vàng héo. Thông thường, ánh sáng lý tưởng nhất để làm hồ điệp phát triển chính là ánh sáng mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
    Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
    Đặt Lan Ở Vị Trí Gần Cửa Sổ
  • Nhiệt độ thích hợp để làm hồ điệp phát triển khá đặc biệt. Ban ngày cây sẽ sinh trưởng tốt nhất vào nhiệt độ từ 18 – 29 độ C và nhiệt độ ban đêm là từ 13 – 18 Độ C. Riêng vào mùa thu thì nhiệt độ xung quanh cây lan cần được duy trì dưới 16 độ C trong 3 tuần liên tiếp để cụm lan nở. Việc duy trì nhiệt độ ổn định có thể giúp cây lan hạn chế tình trạng rụng nụ khi có sự chênh lệch nhiệt độ bất thường.
  • Độ ẩm hoàn hảo để làm hồ điệp phát triển là từ 50% – 60%. Trường hợp độ ẩm dưới 50% thì bạn cần tưới cây ngay, ngược lại nếu độ ẩm cao hơn 60% thì nên đưa cây ra một nơi thoáng mát rộng rãi để cây quang hợp tốt.

Tưới nước và bón phân

  • Mỗi mùa và mỗi điều kiện môi trường khác nhau cây lan sẽ cần một lượng nước khác biệt. Vì vậy, khi tưới cây bạn cũng cần lưu ý đến độ ẩm của giá thể để tránh tình trạng giá thể bị úng nước dẫn đến rễ cây bị nhũn hay ngậm quá nhiều nước và úng rễ. Bên cạnh đó, cũng nên tưới cây tối thiểu một lần/tuần để cây không bị khô hay thiếu ẩm nhé.
    Sai Lầm Khi Trồng Lan Hồ Điệp
    Bón Phân Cho Lan
  • Vào mùa hè bạn nên bón phân cho lan hồ điệp nhiều hơn, đặc biệt là khi cây đang ở trong giai đoạn tăng trưởng. Những loại phân loãng 10-10-10 hoặc 20-20-20 là sự lựa chọn thích hợp nhất nếu bạn muốn bón phân cho lan. Riêng với cây lan đang ra hoa bạn có thể sử dụng những loại phân có hàm lượng photpho cao hơn như NPK 10-30-20. Bên cạnh đó, vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh thì bạn cũng nên giảm lượng phân bón xuống và bón phân một tháng/ lần. Lưu ý phải tưới nước cho cây đầy đủ sau khi bón phân và tuyệt đối không được bón phân lên lá vì điều đó sẽ làm cho lá hoa lan bị cháy.

Tạo môi trường thoáng khí 

Hoa lan hồ điệp cần được chăm sóc trong môi trường thông thoáng, vậy nên nếu được trồng ở những nơi có sự thoáng khí cao thì có thể hạn chế được tình trạng cây bị thối rữa, sâu bệnh và nấm bệnh.

Tuy nhiên, không nên đặt hoa lan hồ điệp ở những nơi có quá nhiều gió mạnh vì có thể khiến cây bị mất nước. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh không khí nơi trồng hoa sao cho không quá nhiều ánh sáng, cũng như không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, có bóng râm và độ thoáng khí tốt.

Diệt trừ sâu bệnh

  • Để lan có thể phát triển tốt, bạn nên bắt sâu bệnh ít nhất một tuần/lần và nên thường xuyên theo dõi trạng thái lá cây để nhận biết cây có đang gặp phải tình trạng sâu bệnh hay không. Một số loại như sâu đục, nhện… thì bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách dùng dung dịch nước xà phòng để rửa lá cây. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu với một liều lượng nhỏ để tránh chất hóa học ảnh hưởng đến cây hoa lan hồ điệp.
  • Tuy nhiên, những loại nấm mốc, vi khuẩn sẽ khó nhìn thấy và khó diệt trừ hơn. Do đó bạn cần chú ý theo dõi nhiệt độ và không khí xung quanh để tránh tình trạng nấm mốc hay vi khuẩn xuất hiện. Trường hợp, thấy cây bị hư hại ở phần cành hay lá thì cần cắt bỏ ngay và thay chậu mới lập tức. Lưu ý, phải vệ sinh thật kỹ chậu cây, chuẩn bị đất trồng tốt để cây không bị ảnh hưởng sau hư hại.

Như vậy, lanhodiep.vn đã bật mí đến bạn top 10+ sai lầm khi trồng lan hồ điệp mà bạn có thể gặp phải. Đừng quên chăm sóc cây đúng cách để bảo vệ chậu lan hồ điệp của mình luôn khoe sắc nhé.

Xem thêm: Nhu cầu ánh sáng của lan hồ điệp

Đánh giá