Hướng Dẫn Cách Ghép Lan Vào Gỗ Chi Tiết, Đem Lại Hiệu Quả Cao

Ghép lan vào gỗ đang trở thành xu hướng được nhiều người chơi lan áp dụng. Bởi vì hình thức này có giá thành vô cùng rẻ và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho lan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách ghép lan vào gỗ sao cho hiệu quả, cũng như là nên chọn loại gỗ như thế nào là hợp lý. Tại bài viết này, Lanhodiep.vn sẽ cung cấp đến bạn những thông tin trên một cách cụ thể nhé!

Vì sao cần ghép lan vào gỗ? Những loại lan có thể ghép gỗ

Vì sao cần ghép lan vào gỗ? 

Ghép lan vào gỗ có thể giúp cho rễ cây hấp thụ được chất dinh dưỡng từ đó có thể phát triển theo chiều dọc. Đồng thời còn giúp giảm diện tích, nâng cao tính thẩm mỹ cũng như là tiết kiệm chi phí mà vẫn sở hữu được một chậu lan đẹp như ý.

Ghép Lan Vào Gỗ
Ghép Lan Vào Gỗ Mang Đến Sự Đặc Biệt Cho Lan

Bên cạnh đó, hình thức này còn tạo nên vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với nét nghệ thuật độc đáo giúp cho khu vườn trở nên rực rỡ và sang trọng hơn. Đặc biệt, đối với những người kinh doanh lan hồ điệp, việc ghép lan vào gỗ có thể đem lại lợi nhuận kinh tế và thu hút được nhiều khách hàng.

Những loại lan có thể ghép gỗ

Hầu hết các loại lan đều có thể được ghép gỗ chẳng hạn như các dòng lan Châu, lan Phi Điệp, lan Hải Yến, lan Dendro, Hồ Điệp, Nghinh Xuân, Hạc Vỹ, Đuôi Chồn và rất nhiều loài lan đặc biệt khác.

Ghép Lan Vào Gỗ
Đa Dạng Dòng Lan Được Ghép Gỗ

Bên cạnh đó, phương pháp ghép lan vào gỗ còn được áp dụng với các loại lan đa thân ví dụ như: lan Trầm, Hoàng Thảo Kèn, Long Tu, Ngọc Thạch, Ý Thảo, Đùi Gà,…Đặc biệt, các dòng lan họ Kiều như Sơn Thủy Tiên, Vảy Rồng, Kiều Hồng, Kiều Mỡ Gà cũng được áp dụng phương pháp ghép này.

Xem thêm >>> Cách sử dụng gỗ lũa “chi tiết – đầy đủ” nhất

Ghép lan vào gỗ gì tốt nhất? Tiêu chí khi chọn gỗ ghép lan 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại gỗ ghép lan chất lượng, đem lại hiệu quả cao, có thể kể đến như:

Gỗ nhãn ghép lan

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Nhãn Dễ Tìm Nên Được Dùng Phổ Biến

Ưu điểm

  • Gỗ nhãn dễ tìm với giá thành rẻ. Đặc biệt có nhiều khúc gỗ đẹp nên quá trình ghép rất dễ dàng và có thể tạo ra nhiều kiểu dáng lạ, đẹp mắt.
  • Hầu hết gỗ nhãn thường có độ bền từ 5-6 năm. Vì thế, chúng có thể giúp người trồng lan đỡ tốn công thay giá thể mới thường xuyên.
  • Thông thường, gỗ không chứa nhựa đắng, tinh dầu cũng như là bị nấm. Do đó, có thể giúp lan dễ dàng bám vào rễ, phát triển và sinh trưởng tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh và tránh các tình trạng thối rễ, chết cây.
  • Gỗ nhãn còn ngăn ngừa việc nấm bồ hóng phát triển. Theo thông tin từ một số chuyên gia, nấm bồ hóng có thể hạn chế tình trạng quang hợp và khiến lan bị còi cọc, kém tươi tốt.

Nhược điểm

  • Không phải bất kỳ loài lan nào cũng thích hợp để ghép trên gỗ nhãn. Thực tế chỉ có những dòng lan yêu thích sự thông thoáng như: Đơn Cam, Đai Châu, Dã Hạc,…mới ghép được trên loại gỗ này.
  • Bên cạnh đó, khi ghép lan trên gỗ nhãn, nước sẽ dễ trôi và nhanh khô. Vì vậy, bạn cần duy trì việc cung cấp độ ẩm thích hợp cho cây.

Gỗ lũa

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Lũa Có Độ Bền Tốt

Lũa chính là phần thừa còn sót lại của cây chết sau một thời gian dài chịu sự tác động từ nấm, vi khuẩn, đất, gió, nhiệt,… Thông thường, phần gỗ này sẽ có hình thù khá kỳ quái. Tuy nhiên, chúng rất cứng và ít bị mối mọt.

Ưu điểm:

  • Gỗ lũa có độ bền cực tốt, thách thức được thời gian cũng như là thời tiết.
  • Gỗ rất cứng nên có thể chịu được mọi va đập, rơi rớt trong quá trình sử dụng.
  • Hình nét vô cùng tự nhiên và có đặc trưng về hình dáng mà không loại gỗ nào có được.
  • Nếu trồng lan trên khúc gỗ lũa thì cây hiếm khi bị nấm mốc hay sâu bệnh. Bởi vì loại gỗ lũa này có thể đảm bảo được sự thông thoáng cần thiết cho quá trình sinh trưởng của lan.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm chính của gỗ lũa là rất nặng, vì thế mà chúng không thích hợp trong việc di chuyển nhiều. Ngoài ra, số lượng lan ghép trên loại gỗ này tương đối ít và chiếm một diện tích lớn trong khu vườn.
  • Một khúc gỗ lũa thường nặng từ 6-30kg nên sẽ khá vất vả trong quá trình vận chuyển đi xa. Đồng thời, chi phí đóng hàng và giao hàng cũng rất cao.

Gỗ tre

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Tre Dễ Kiếm Và Được Nhiều Người Tin Dùng

Gỗ tre chính là một trong số những giá thể gỗ trồng lan được nhiều người tin dùng và sử dụng phổ biến trong khoảng thời gian gần đây.

Ưu điểm

  • Gỗ tre rất dễ kiếm. Hầu như ở nước ta vùng nào cũng có tre mọc. Vì thế, bạn có thể lên núi để đào vài gốc tre về làm giá thể, phần còn lại cũng có làm thành giàn để treo lan.
  • Bên cạnh đó, gốc tre thường có nhiều hình thù khác nhau và có đặc tính phù hợp như: độ bền cao, không trữ tinh dầu, nhựa đắng nên rất được nhiều nhà vườn yêu thích và áp dụng.
  • Đặc biệt, giá thành của gỗ tre cực kỳ rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.

Gỗ giáng hương

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Giáng Hương Là Loại Gỗ Quý

Ưu điểm

  • Gỗ giáng hương khá hiếm và có lớp vỏ sần sùi nên có thể giữ nước và tạo độ bám tốt. Điều đó giúp lan mau chóng bám vào rễ và phát triển tốt.
  • Loại gỗ này có độ bền rất cao, trung bình từ 6-8 năm.

Nhược điểm

  • Hầu hết giá thành của chúng khá cao bởi vì giáng hương là loại gỗ hiếm và rất khó kiếm.
  • Do gỗ cây chứa nhiều tinh dầu thơm nên bạn cần phải thường xuyên tưới nước cho cây, hạn chế làm cho cây còi cọc và thiếu sức sống.

Gỗ bách

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Bách Có Độ Bền Cao

Ưu điểm

  • Gỗ bách sở hữu một lớp vỏ dày, sần sùi làm nổi bật vẻ đẹp hoang sơ của hoa lan.
  • Tương tự như các loại gỗ khác, gỗ bách có độ bền rất cao và có thể sử dụng từ 5-7 năm.

Nhược điểm

  • Có thể dễ dàng bị sâu bọ tấn công vào bên trong lõi cây nếu người ghép không sử dụng loại cây có lớp vỏ dày từ 3-4 cm.

Gỗ bạch đàn

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Bạch Đàn

Gỗ bạch đàn là có thể ghép lan được nhưng tính hiệu quả không cao. Nếu lan ghép vào loại gỗ này chúng sẽ chậm phát triển, còi cọc và chậm ra hoa. Bởi vì gỗ bạch đàn thường chứa nhựa đắng, chát và có cả tinh dầu trong thân gỗ. Do đó, bạn cần suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn gỗ này để ghép lan nhé.

Gỗ mít

Ghép Lan Vào Gỗ
Gỗ Mít Có Giá Thành Phải Chăng

Ưu điểm:

  • Tương tự như gỗ nhãn, gỗ mít rất dễ tìm và có giá thành vô cùng rẻ.
  • Đặc biệt, gỗ mít thường có nhiều khúc gỗ đẹp nên rất dễ dàng ghép và tạo ra kiểu dáng lạ, thu hút người nhìn.

Nhược điểm:

  • Gỗ mít thường không bền, sau một khoảng thời gian sử dụng chúng sẽ mục nát, thậm chí ẩm mốc và có thể bị sâu bọ tấn công.
  • Phần vỏ quá mỏng có thể làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Nên ghép lan vào gỗ mùa nào trong năm?

Thường thì các loài lan sẽ có mùa nghỉ được diễn ra sau khi mùa hoa nở kết thúc. Vì thế, thời điểm thích hợp nhất để ghép hoa lan vào gỗ là từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, mùa xuân cũng là khoảng thời gian thích hợp để ghép lan. Bởi khí hậu vào những ngày cận tết thường rất ấm áp, độ ẩm cao, không khí không bị khô hanh. Đặc biệt, ánh sáng tốt nên có thể giúp cây đâm chồi, và tăng trưởng nhanh.

Các bước ghép lan vào gỗ 

Người chơi lan cần nắm rõ các bước ghép lan vào gỗ dưới đây để có cho mình một chậu lan rực rỡ, khoe sắc.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần phải có để ghép lan vào gỗ bao gồm:

  • Chậu để lan, gỗ ghép và trụ
  • Máy khoan, đinh, máy bắn ghim, dây rút, dây nhựa, que gỗ, kéo và búa.

Các bước tiến hành

Xử lý gỗ trước khi ghép lan

  • Đối với gỗ : Sau khi chọn được loại gỗ yêu thích bạn nên tiến hành ngâm gỗ với dung dịch nước vôi trong từ 24h. Tiếp đến là phơi gỗ dưới ánh nắng trực tiếp để gỗ khô rồi ngâm lại với các dung dịch diệt trừ nấm mốc để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh có thể gây hại cho lan.
  • Đối với với cây tươi hay cây cổ thụ : Nếu khúc gỗ vẫn còn tươi thì nên để chúng ở nơi thoáng mát tầm 2-3 ngày để lớp vỏ ngoài tách ra hẳn. Sau đó tiến hành ngâm qua nước vôi trong rồi ngâm lại với nước chứa dung dịch loại bỏ nấm mốc để cây hoàn toàn sạch bệnh

Cách ghép lan lên trên thân gỗ

  • Đầu tiên, bạn cần có những miếng gỗ trụ đã được chuẩn bị.
  • Sau đó, cắt một đoạn ống nhựa nhỏ và cho các đinh sắt lớn vào bên trong để hạn chế việc rỉ sét đồng thời kết hợp việc đóng đinh vào khúc gỗ.
  • Tiếp đến, dùng khoan để khoan một lỗ vừa với chiếc đũa tre. Sau đó nhét thanh sắt đã bọc lại lúc nãy cố định bằng dây rút.
  • Buộc thật chặt cây lan vào trong những chiếc đinh rồi dùng dây rút cố định cho lan đứng vững.
  • Lưu ý là đối với những cây lan có chứa nhiều rễ thì bạn nên sử dụng thêm định vít để cố định rễ cho cây giúp cây ổn định sớm và mọc ra nhiều bộ rễ mới.

Xem thêm >>> Cách chăm sóc lan hồ điệp tại nhà, ra hoa đẹp mắt

Cách chăm sóc lan sau khi ghép vào gỗ 

Ngoài việc có những kỹ thuật ghép lan tốt thì người chơi lan cũng cần “bỏ túi” những cách chăm sóc lan đúng cách. Bởi lẽ chỉ khi bạn thực hiện tốt hai yếu tố trên thì mới có được một chậu lan ghép gỗ ưng ý. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần nhớ để chăm sóc chậu lan mình hiệu quả:

  • Nhằm giúp cây phát triển một cách nhanh chóng và cho ra bộ rễ mới, người trồng nên đặt cây ở những nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
    Ghép Lan Vào Gỗ
    Đặt Lan Ở Những Nơi Ẩm Ướt Để Lan Phát Triển Tốt
  • Bên cạnh đó, do không bị gò bó trong chậu cố định nên lan ghép gỗ có thể phát triển thoải mái theo chiều hướng và kích thước khác nhau. Bạn cần tưới nước và phun thuốc định kỳ theo dạng phun sương kết hợp với việc cắt tỉa lá khô cũng như là các thành phần bệnh tật của cây để tránh lây sang các nhánh lan khác.
    Ghép Lan Vào Gỗ
    Tưới Nước Cho Lan Dưới Dạng Phun Sương
  • Có thể dùng thêm dung dịch phân bón B1 với liều lượng phù hợp tầm 10ml/ bình. Phun ướt đều lá tầm 2 lần/ tuần.
  • Nếu cây đã thích nghi được với bộ rễ mới, bạn cần giảm lượng nước xuống 2 lần/ tuần và phun thêm các dung dịch kích rễ để giúp cây phát triển tốt hơn.
  • Ngoài ra, nên thiết kế một giàn lưới che nắng và gió để tránh các tác nhân từ môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
    Ghép Lan Vào Gỗ
    Sử Dụng Lưới Che Nắng Cho Lan

Những lưu ý & sai lầm thường gặp khi ghép lan vào gỗ 

Một số lưu ý và sai lầm thường gặp khi thực hiện ghép lan vào gỗ có thể kể đến như:

Lưu ý khi ghép lan vào gỗ

  • Đầu tiên, cần chọn các giá thể ghép lan không có dấu hiệu mắc sâu bệnh cũng như là có đủ gốc. Nếu để chơi và trang trí thì bạn nên chọn cây có tối thiểu từ 5-6 lá.
  • Ngoài ra, có thể ghép lan lên các thân cây chết miễn là bề mặt thân cây được khô ráp và vỏ cây không vỡ thành nhiều mảnh. Trường hợp nếu bạn muốn ghép lên thân cây sống thì phải chọn những cây thay vỏ hàng năm và không có khả năng tiết nhựa.
  • Thông thường, tùy thuộc vào giá trị thẩm mỹ của thân cây mà người ghép có thể đưa ra quyết định là nên hay không nên bóc vỏ cây. Tuy nhiên, mỗi cách chọn sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu bóc vỏ thì cây sẽ khó mục và sâu bệnh không thể ẩn nấp. Ngược lại, nếu để vỏ thì có thể giữ nước cũng như phân bón, từ đó giúp cây phát triển và ra hoa.
  • Trong quá trình ghép lan, cần cố định gốc cây để tránh cây lay chuyển trong lúc ghép. Đồng thời, nên để gốc ra chỗ thoáng, hạn chế buộc chặt khiến gốc bị úng nước gây thối cây. Đặc biệt, không dùng dây sắt hay thép để buộc vào lan.
  • Cuối cùng, nên chọn những cây lan khỏe mạnh, có sức sống tốt để hạn chế việc chăm sóc vất vả sau này.

Những sai lầm trong quá trình ghép lan vào gỗ

  • Thường thì khi ghép lan vào gỗ vì sợ cây lan đổ hay ngả nghiêng nên người ta cố tình để thật nhiều chất trồng vào trong. Hậu quả là khiến lan chết úng, rễ hư không phát triển.
  • Bên cạnh đó, không xử lý giá thể là một trong những sai lầm thường gặp nhất trong quá trình ghép lan vào gỗ.
  • Đặc biệt, không ngâm hoặc luộc dớn cũng là nguyên nhân khiến cho mầm bệnh, côn trùng và ốc sên phá hoại bộ rễ và chồi non của lan.

Như vậy, Lanhodiep.vn đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về việc ghép lan vào gỗ cùng với đó là cách chăm sóc lan sao cho hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ít được cho bạn. Chúc bạn sớm có một chậu lan hồ điệp thật đẹp nhé!

Xem thêm >>> Hướng Dẫn Sử Dụng Gỗ Lũa Ghép Lan Giá Rẻ ” Đầy Đủ- Chi Tiết” Nhất

2/5 - (1 bình chọn)