Cách Sử Dụng Gỗ Lũa Ghép Lan “Chi Tiết – Đầy Đủ” Nhất

Gỗ lũa có nhiều hình dạng độc lạ, mang nét tinh tế riêng và được nhiều người ưa chuộng. Vậy điều gì khiến gỗ lũa ghép lan trở nên đặc biệt như vậy, hãy cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu kỹ hơn với bài viết dưới đây nhé.

Gỗ Lũa Ghép Lan
Gỗ Lũa Ghép Lan

Đôi nét về gỗ lũa ghép lan

Gỗ lũa ghép lan là một khúc gỗ có tính thẩm mỹ cao, khá bắt mắt được nhiều người ưa chuộng. Cây phong lan khi được ghép trên gỗ lũa sẽ tạo điểm nhấn và tăng thêm vẻ đẹp hoàn hảo cho cây.

Bản chất của gỗ lũa là khúc gỗ khô, được lấy từ các loại cây thân cứng lâu năm như rễ cây, thân cây hay cành cây. Gỗ lũa khá bền, có thể tồn tại lâu và ít bị ăn mòn. Gỗ lũa có hình dáng độc đáo là do quá trình sinh trưởng bị thiên nhiên bào mòn, tạo ra các hình thù lạ mắt độc đáo có một không hai, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng cho cả cây lan.

Gỗ Lũa Ghép Lan
Gỗ Lũa Ghép Lan Có Nhiều Hình Dáng Khác Nhau

Ưu điểm, nhược điểm của gỗ lũa ghép lan

Ưu điểm của gỗ lũa ghép lan

  • Đặc điểm nổi bật của gỗ lũa ghép lan hồ điệp là có độ bền cực kỳ cao vì được lấy từ các loại từ các loại cây gỗ có cấu tạo cứng lâu năm. Có thể nói, gỗ lũa ghép lan góp phần tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng hiếm có khó tìm ở bất cứ dòng lan ghép chậu nào.
  • Bên cạnh đó, gỗ lũa ghép lan thường rất cứng và chắc chắn, chúng có thể chịu được áp lực lớn hay sự va đập mạnh nên khi bạn ghép cây lan trên gỗ lũa thì giỏ lan của bạn sẽ mang một vẻ đẹp độc đáo, tự nhiên, khác lạ. Ngoài ra trồng hoa lan trên gỗ lũa sẽ giúp hoa lan ít bị sâu bệnh hơn so với việc trồng cây lan ở trong các chậu cây thường.
  • Gỗ lũa ghép lan có thể đảm bảo cho cây lan của bạn có sự thông thoáng khí nhất định, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Mặt khác gỗ lũa ghép lan cực kỳ bền nên bạn có thể sử dụng gỗ lũa ghép lan trong nhiều năm mà vẫn đảm bảo cây lan của bạn đẹp, tươi tốt.
Gỗ Lũa Ghép Lan
Gỗ Lũa Giúp Lan Có Tăng Tính Thẩm Mỹ

Xem thêm >>> Gỗ Lũa Ghép Lan Hồ Điệp Chất Lượng Giá Rẻ

Nhược điểm của gỗ lũa ghép lan

Bên cạnh những ưu điểm cực kỳ nổi bật thì gỗ lũa ghép lan vẫn có một số nhược điểm sau:

  • Thứ nhất, trọng lượng của gỗ lũa khá nặng nên sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển xa. Bên cạnh đó thì số lượng hoa lan ghép trên gỗ lũa cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào hình dạng của gỗ lũa nên sẽ gây bất tiện đối với người dùng. Thông thường thì gỗ lũa sẽ nặng khoảng từ 10kg – 30kg tùy thuộc vào kích thước hình dạng khác nhau. Vì có cân nặng khủng nên sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển nên bạn cần lưu ý.
  • Ngoài ra nếu bạn sử dụng gỗ lũa ghép lan thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cây lan của mình. Vì gỗ lũa không thể giữ độ ẩm lâu được như các chậu lan hay giá thể, do đó bạn sẽ phải thường xuyên tưới nước để tăng độ ẩm cho rễ cây. Bạn cũng phải bón phân thường xuyên vì phân bón cũng không thể đọng lại trên gỗ lũa nhiều như trên giá thể hay chậu cây, lượng phân sẽ bị trôi đi khá nhanh do gỗ lũa là gỗ thân cứng nên khả năng giữ phân hay giữ nước khá yếu.
Gỗ Lũa Ghép Lan
Gỗ Lũa Ghép Lan Khá Nặng Nên Cần Lưu Ý

Cách xử lý gỗ lũa

Khi ghép lan vào gỗ lũa thì bạn phải cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến gỗ lũa hay cây lan. Bạn có thể tham khảo cách xử lý gỗ lũa dưới đây:

  • Đối với gỗ lũa: Hãy làm sạch gỗ lũa trước khi ghép để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lan. Bạn có thể vệ sinh gỗ lũa bằng cách ngâm với nước vôi trong vài ngày rồi đem phơi thật khô. Sau khi gỗ lũa khô thì tiếp tục ngâm với dung dịch nước pha với NPK lân Kali trong vài ngày để gỗ lũa có đủ nước rồi sau đó mới đem đi ghép lan.
  • Đối với hoa lan: Khi tách cây lan khỏi giá thể hay chậu cây thì cần lưu ý tránh các tác động mạnh khiến cây bị hư rễ hay bị dập lá. Đối với cây lan mới mua. bạn cần phải tỉa tót lại cây lan cho thật gọn gàng, loại bỏ hết phần lá bị héo úa hay các rễ có dấu hiệu bị dập nát. Sau đó tiến hành ngâm cây lan vào dung dịch Physan 20 liều 1ml pha 1 lít nước để diệt hoàn toàn nấm và vi khuẩn. Việc ngâm cây lan với các chất kích thích sẽ giúp cây dễ nảy chồi, hạn chế tình trạng rễ cây bị thối. Bạn cũng có thể thay Physan 20 bằng Nano bạc hoặc Benkona.
Gỗ Lũa Ghép Lan
Làm Sạch Gỗ Lũa Trước Khi Ghép Để Cây Lan Phát Triển Tốt

Cách ghép lan vào gỗ lũa

Ghép lan trên gỗ lũa không phải việc đơn giản nên để có thể thực hiện thành công thì bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ và nguyên liệu sau:

  • Bước 1: Làm sạch gỗ lũa. Bạn có thể làm sạch gỗ lũa bằng bàn chải hoặc vật nhọn sắc để có thể loại bỏ hết những vết rêu bám bẩn trên thân cây. Sau đó vệ sinh gỗ lũa nhiều lần với nước sạch hoặc sử dụng vòi bơm nước tăng áp để làm sạch gỗ lũa. Gỗ lũa cần phải được làm sạch hoàn toàn để đảm bảo sau quá trình ghép lan cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh.
  • Bước 2: Ngâm gỗ lũa trong nước để gỗ lũa ngậm no nước. Thông thường thời gian ngâm sẽ khoảng từ 7 ngày đến 15 ngày để cây lan không bị chết hay khô héo. Gỗ lũa nên được ngậm no nước thì mới đảm bảo khi ghép xong gỗ lũa không hút hết nước của cây lan.
  • Bước 3: Tiến hành ngâm gỗ lũa với dung dịch nước vôi trong khoảng 1 tiếng, sau đó rửa thật kỹ gỗ với nước sạch để có thể loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh, sâu bệnh hay nấm bám trên thân. Điều này sẽ giúp cây lan không bị tấn công bởi vi khuẩn và có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Sau khi ngâm với dung dịch nước vôi thì đem để ráo nước khoảng 3 đến 4 tiếng rồi mới tiến hành ghép lan.
  • Bước 4: Cắt tỉa gọn gàng và đánh bóng gỗ lũa để gỗ lũa có một vẻ ngoài độc đáo bóng bắt mắt.
  • Bước 5: Cố định cây lan và gỗ lũa. Bạn nên đặt cây chắc chắn và dùng dây thiết thép để cố định lại cây lan và gỗ lũa. Bạn cũng có thể sử dụng những chiếc khoan nhỏ và khoan lỗ nhỏ vào thân gỗ lũa. Sau đó sử dụng đinh bóc nhựa để cố định giúp cây lan đứng vững hơn. Hạn chế dịch chuyển hay lung lay cây lan đã được ghép vào gỗ lũa trong thời gian đầu, để bộ rễ cây lan bám chắc hơn và gỗ lũa.

Sau khi thực hiện đủ 5 bước trên thì bạn sẽ có một chậu lan ghép gỗ lũa cực kỳ độc đáo, bắt mắt nhưng vẫn mang một nét đẹp tự nhiên hiếm có khó tìm.

Tiêu chí chọn gỗ lũa ghép lan

Để có thể lựa chọn được những loại gỗ lũa ghép lan đáp ứng đủ các tiêu chí đẹp, bền thì khi lựa chọn gỗ lũa bạn nên lưu ý lựa chọn các loại gỗ lũa được lấy từ cây lâu năm. Gỗ lũa từ thân cây lâu năm thì mới có độ bền cao và sử dụng được lâu dài vì sẽ giúp bạn đỡ tốn công thay giá thể thường xuyên, hạn chế tác động gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ cây, khiến cây bị héo hoặc chết.

Ngoài ra, khi chọn gỗ lũa thì nên lưu ý lựa chọn các loại gỗ lũa mới, không bị mọt hay mối. Đồng thời, không lấy những loại gỗ lũa được lấy từ thân cây chứa tinh dầu hay cây có chiết xuất nhựa đắng hoặc vỏ cây xù xì dễ mục nát vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây lan.

Như vậy, Lanhodiep.vn đã chia sẻ cho bạn các thông tin hữu ích nhất về gỗ lũa ghép lan. Để cây lan có một vẻ ngoài hoàn hảo, tự nhiên và độc đáo hơn thì gỗ lũa ghép lan chính là một sự lựa chọn cực kỳ phù hợp cho bạn. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)