Hướng Dẫn Cách Gieo Hạt Lan Hồ Điệp Đơn Giản, Chi Tiết Nhất

Lan hồ điệp hiện nay đã trở thành một trong những loài hoa được nhiều tín đồ chơi lan ưa thích không chỉ về màu sắc, hình thái, kiểu dáng mà còn bởi chúng mang ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. Lan hồ điệp là tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, tài lộc thịnh vượng. Vậy liệu có bao giờ bạn thắc mắc cách gieo hạt lan hồ điệp là như thế nào không ? Theo dõi bài viết dưới đây của lanhodiep.vn để giải đáp thắc mắc trên ngay nhé ! 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để nhân giống lan hồ điệp. Trong đó nhân giống lan hồ điệp bằng phương pháp gieo hạt được nhiều tín đồ yêu lan áp dụng bởi nó đơn giản, dễ thực hiện và tạo ra năng suất khá cao. 

Cách Gieo Hạt Lan Hồ Điệp
Hướng Dẫn Cách Gieo Hạt Lan Hồ Điệp Đơn Giản, Chi Tiết Nhất

Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, gieo hạt lan cũng vậy. Bạn cần phải hiểu rõ từng ưu nhược điểm của cách thức từ đó lựa chọn ra cái tối ưu nhất để áp dụng trong sản xuất.  

Ưu nhược điểm của cách gieo hạt lan hồ điệp 

Ưu điểm

Ươm hạt là hình thức sinh sản hữu tính tự nhiên của thực vật. Tỷ lệ nảy mầm khá cao, tạo nên sự đa dạng về cấu trúc, kích thước, màu sắc sau mỗi thế hệ. Các bước đơn giản, khá dễ thực hiện. 

Nhược điểm

Thời gian sinh trưởng của phương pháp ươm hạt lâu hơn phương thức nhân giống Keiki. Sẽ mất khá nhiều thời gian, nếu bạn không có đủ sự tỉ mỉ và kiên nhẫn thì khó có thể thành công được. 

Cách Gieo Hạt Lan Hồ Điệp
Ưu Nhược Điểm Của Phương Pháp Ươm Hạt Lan Hồ Điệp

Hoa lan hồ điệp phải thụ phấn nhân tạo mới có thể thu được hạt, tuy nhiên hạt của lan phát triển không hoàn chỉnh không có lớp nội nhũ bên trong  mà chỉ có lớp vỏ rất mỏng bên ngoài. Vì vậy, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thông thường cây thu được có tính trạng và hình thái không bằng so với cây mẹ.

Phương pháp gieo hạt hay được áp dụng với những người muốn cây mẹ sẽ sinh ra đột biến 5 cánh. Tuy nhiên tỷ lệ này khá thấp nên sẽ có nhiều rủi ro. 

Cách ươm hạt lan hồ điệp 

Tổng quan về cách gieo hạt lan hồ điệp

Gieo hạt lan hồ điệp không phải là một việc quá khó khăn, tuy nhiên đòi hỏi người trồng cần có sự tỉ mỉ, kiên trì và những kiến thức cơ bản về lan.

Đầu tiên, để gieo hạt giống hoa lan hồ điệp bạn phải tìm một nơi có ánh sáng chan hòa tạo điều kiện cho quá trình quang hợp diễn ra thuật lợi. Bệ cửa sổ, bệ ban công là những nơi khá phù hợp, nếu không bạn có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích quá trình nảy mầm của lan hồ điệp.

Một tin vui cho bạn là hạt giống lan hồ điệp có thể gieo quanh năm với tỷ lệ nảy mầm trên 75%. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chậu lan hồ điệp xinh xắn trong nhà vào bất kỳ thời điểm nào. Nhiệt độ thích hợp để hạt đễ nảy mầm là khoảng từ 18-30 độ C. 

Cách gieo hạt lan hồ điệp hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị nguyên, vật liệu

Cách Gieo Hạt Lan Hồ Điệp
Các Bước Tiến Hành Ươm Hạt Lan Hồ Điệp
  • Giá thể trồng phải có độ tơi xốp và thoáng khí như: rêu, dớn, than bùn, mùn cây. 
  • Trộn các loại giá thể trên với nhau cùng một ít thuốc kích rễ và phân vi sinh
  • Chọn những quả lan lành lặn, căng đều, không sâu bệnh, đã được 4 tháng tuổi trở lên. Sau đó dùng cồn 75% rửa sạch quả, dùng giấy vô trùng khử khuẩn quả 5 lần. Cuối cùng dùng giấy thấm khô quả lan. 
  • Dùng dao đã khử khuẩn tách lấy hạt nhỏ li ti bên trong quả lan. 
  • Chậu

Bước 2: Ngâm hạt giống

  • Thời gian ngâm hạt giống tiêu chuẩn khoảng 4 tiếng đồng hồ
  • Sau đó, đặt hạt giống vào hỗn hợp giá thể đã trộn ở bước 1 tưới một lượng nước vừa đủ

Bước 3: Cách tưới nước

Sử dụng thuốc kích rễ pha chung với nước và tưới đều lên bề mặt giá thể với tần suất 2-3 ngày 1 lần.

Các Bước Tiến Hành Ươm Hạt Lan Hồ Điệp
Các Bước Tiến Hành Ươm Hạt Lan Hồ Điệp

Bước 4: Tách cây

Khi lan đã phát triển cứng cáp, cao khoảng 5cm, tiến hành tách cây ra nhiều chậu nhỏ khác nhau và tiếp tục chăm sóc cho cây phát triển tốt hơn.  

Cách chăm sóc lan hồ điệp sau khi gieo hạt

Bạn nên hòa thuốc kích thích ra rễ với nước và phun lên giá thể ngày 2 lần.

Lan hồ điệp rất cần ánh sáng để cây phát triển tốt. Nên đặt cây này gần cửa sổ có ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Trong trường hợp nhà kính, cây nên được che bằng vải, đặc biệt là vào mùa hè.

Lan hồ điệp cần độ ẩm 50-80%. Nếu độ trong môi trường có độ ẩm thấp, người trồng có thể sử dụng màn che để hạn chế thoát hơi nước.

Một biện pháp phòng ngừa khác là đặt cây trong chậu có sỏi hoặc đá cuội và tưới nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây luôn ở trên sỏi, đá cuội và không tiếp xúc với nước. Việc tưới nước cho cây này rất quan trọng và người chăm sóc nên thận trọng.

Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần, còn vào mùa đông, người trồng hoa chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần. Thời điểm tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì đến tối lá sẽ khô dần.

Cach-Gieo-Hat-Lan-Ho-Diep
Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Khi Gieo Hạt

Lời kết

Cách gieo hạt lan hồ điệp không hề khó  như bạn vẫn nghĩ, chỉ cần thực hiện đúng các bước và kỹ thuật như lanhodiep.vn chia sẻ bạn đã có thể hoàn toàn tự trồng một chậu lan tại căn nhà của mình. Mọi ý kiến thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công ! 

Đánh giá