[2023] Bí Quyết Trồng Lan Trên Thân Cây Khô Chi Tiết Nhất

Lan là một loài hoa quý, được mọi người lựa chọn để trang trí trong nhà vào mỗi dịp Tết. Ngày nay, người ta thường trồng lan trên thân cây khô để dễ dàng chăm sóc, tiết kiệm vị trí và tăng tính thẩm mỹ. Cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu về cách trồng này qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc tính của hoa lan 

Trồng Lan Trên Thân Cây Khô
Đặc Tính Của Hoa Lan

Hoa lan có nguồn gốc từ Brazil, được nhiều người biết đến vào những năm 1800. Loài hoa này có vẻ đẹp kiêu sa, mùi hương thơm quyến rũ nên được giới quý tộc Anh gọi với cái tên thân mật là “Nữ hoàng của các loài hoa”. Ở Việt Nam, có khoảng 140 loài hoa lan đến từ nhiều vùng khác nhau như Cao Bằng, Lào Cai, Huế, Quy Nhơn, Đà Lạt…

Một số người nghĩ rằng lan là loại cây tầm gửi, sống bám trên các cành cây và hốc đá. Nhưng thực chất hoa không sống dựa vào nhựa cây mà chúng chỉ bám vào đó để hấp thụ những chất thiên nhiên như hoa, lá mục và phân chim.

Màu sắc của lan cũng hết sức đa dạng như hoa lan nâu, hoa lan xanh, hoa lan trắng, hoa lan vàng, hoa lan tím, hoa lan đỏ…Với vẻ đẹp đã có từ xa xưa, hoa lan mang đến nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng tượng trưng cho vẻ đẹp sang trọng, sự nữ tính, hiền dịu và thuần khiết.

Có nên trồng lan trên thân cây khô? 

Dưới đây là một số lý do mà bạn nên trồng lan trên thân cây khô:

  • Quá trình vận chuyển nước vào trong thân cây khô sẽ dễ dàng nên đây chính là loại giá thể tốt để trồng lan. Nhiệt độ của thân cây gỗ cũng cực kỳ phù hợp để rễ lan bám vào và phát triển.
  • Lan trồng trên thân cây khô không sợ dư nước vì dễ kiểm soát được bộ rễ, tiện cho việc chăm sóc, đỡ tốn diện tích và hoa lại sai bông.
  • Các chuyên gia đánh giá rằng lan trồng trên cây khô sẽ mang lại hiệu quả cao gấp đôi so với trồng trên chậu. Nhất là dòng lan hồ điệp trồng trong chậu sẽ dễ bị úng hoặc thối rễ vào mùa mưa. Nếu trồng lan trên thân cây khô sẽ hạn chế tối đa nấm bệnh và thối lá.

Xem thêm >>> Trồng hoa lan hồ điệp bằng gì để cây sinh trưởng tốt?

Thời điểm thích hợp trồng lan trên thân cây khô 

Trồng Lan Trên Thân Cây Khô
Thời Điểm Thích Hợp Trồng Lan Trên Thân Cây Khô

Thông thường, thời điểm thích hợp để trồng lan vào thân cây khô là sau mùa hoa nở, kéo dài khoảng 2-3 tháng. Chính vì vậy mà bạn nên bắt đầu trồng từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 âm lịch.

Chuẩn bị dụng cụ trồng lan trên thân cây khô

Bạn sẽ không phải chuẩn bị quá nhiều dụng cụ để trồng lan trên thân cây khô. Các loại dụng cụ cần thiết gồm:

  • Dao ghép cây
  • Kéo cắt tỉa
  • Đinh ghim

Các yếu tố cần quan tâm khi trồng lan trên cây khô 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ghép lan vào thân cây sống mà bạn cần nắm được:

Chọn thân cây khô phù hợp

Khi chọn thân cây sống để ghép lan thì bạn cần chọn những cây lâu năm, không thường xuyên chảy nhựa, vỏ cây không bị bong tróc và không có nấm, sâu bệnh hại.

Nếu bạn lựa chọn những cây nhựa thì phần nhựa sẽ rơi xuống và làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lan. Bên cạnh đó, những cây bị bong tróc sẽ làm rễ lan bị bong theo, nhìn mất thẩm mỹ.

Chế độ nắng

Lan là một loài khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.  Do đó, bạn cần phải lưu ý vị trí treo giỏ lan cho phù hợp, tránh những chỗ nắng quá nhiều khiến lá lan bị cháy.

Chế độ gió

Đối với phong lan, gió cũng đóng vai trò rất lớn đến quá trình phát triển của cây. Có gió thì bộ rễ cây mới thoáng mát, hô hấp tốt, hạn chế được nhiều mầm bệnh. Tuy nhiên, gió quá lớn sẽ không đủ độ ẩm sẽ làm cây bị khô, mất nước và héo lại. Chính vì vậy, bạn cũng cần nghiên cứu yếu tố này để đưa ra quyết định phù hợp khi trồng lan trên thân cây gỗ.

Các bước trồng lan trên thân cây khô 

Xử lý

Để trồng lan trên thân cây khô thì mỗi người lại có cách xử lý khác nhau. Có người thì mua về và ghép luôn, nhưng cũng có người thì để khô lá rồi mới ghép.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia thì không phải ngày nào bạn cũng ghép lan, có khi cả năm mới ghép 1 giỏ để treo trang trí trong nhà. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật kĩ để cây lan được phát triển tốt ngay từ đầu.

  • Đối với phần gỗ, bạn nên ngâm trong nước vôi khoảng 1 ngày, phơi thật khô ráo. Sau đó, trước khi ghép thì ngâm nước lã 2 ngày rồi mới đem đi ghép.
  • Nếu trồng trong chậu, bạn cần phải cắt miếng dớn có kích thước 3*4 cm để cưới cùng, trải một lớp than hoa lên trên, phủ thêm lớp xơ dừa hoặc dớn và 1 lớp rêu mỏng trên cùng.

Đối với trồng lan trên thân cây khô: Khi mới mua về, bạn cần treo cây ở những nơi thoáng mát khoảng 3 ngày không tưới. Nếu trời nắng và khô hanh thì treo 2 ngày rồi mới trồng. Mục đích chính là để khô những vết trầy xước trong quá trình vận chuyển. Sau 3 ngày, bạn tiến hành cắt tỉa hết những phần rễ héo hoặc khô đã hỏng, nếu lá đốm thì bạn bôi vôi hoặc Ridomil pha sệt vào vết cắt để khử trùng cho cây.

Cuối cùng, bạn pha Ridomil, Atonik và B1 theo đúng liều lượng được ghi trên bao bì với 5 lít nước. Nếu bạn không mua được Ridomil và Atonik thì có thể thay thế bằng một viên Penicillin 500.000 đơn vị và một viên thuốc tránh thai cho 4,5 lít nước.

Tiến hành ghép lan trên thân cây khô

Trồng Lan Trên Thân Cây Khô
Tiến Hành Ghép Lan Trên Thân Cây Khô

Cách trồng lan trên thân cây khô sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nếu như bạn nắm được các bước sau:

  • Bước 1: Cắt đoạn ống nhựa nhỏ lồng ngoài đinh để tránh tình trạng rỉ sét.
  • Bước 2: Đóng đinh vào thân gỗ
  • Bước 3: Dùng dây rút hoặc đoạn thép không gỉ cố định vào phần thân cây sao cho đầu rễ vừa tới gỗ.
  • Bước 4: Dùng khoan để khoan một lỗ nhỏ sao cho vừa chiếc đũa tre sau khi đã ươm cây vào vị trí thích hợp.
  • Bước 5: Lấy dây rút hoặc thép không gỉ cố định cây vào phần đũa tre.

Xem thêm >>> Hướng Dẫn 7 Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Phát Triển Tốt, Ra Hoa Đẹp

Chăm sóc lan sau khi trồng 

Để lan phát triển khỏe mạnh, bạn cần nắm được bí kíp chăm sóc chi tiết dưới đây:

Tưới nước đầy đủ

Trồng Lan Trên Thân Cây Khô
Tưới Nước Đầy Đủ

Lan vốn là loài hoa ưa độ ẩm cao nhưng bạn cũng không cần phải tưới quá nhiều nước cho cây để tránh trường hợp thối rễ. Tùy vào điều kiện thời tiết khác nhau mà bạn nên bổ sung lượng nước cho phù hợp.

Trong những ngày hè oi bức, lan sẽ cần nhiều nước hơn nên bạn hãy tưới nước thường xuyên cho cây, khoảng 1-2 ngày một lần. Khi đông sang, trời trở lạnh, thời gian tưới nước cho lan có thể điều chỉnh lên 1 tuần hoặc 10-12 ngày một lần. Thời gian lý tưởng để thực hiện tưới cây là vào buổi sáng sớm, lượng nước tưới phụ thuộc vào loại giá thế mà bạn đang sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn nên treo giò lan ở những nơi thoáng mát, có nhiều gió và tưới nhẹ vào giỏ từ 3-4 lần trong vòng 10 phút để lan có thời gian hấp thụ nước. Sau đó, đảm bảo cây đã hoàn toàn thoát nước thì mới treo lên giàn trên cao nhé. Tuyệt đối không tưới hoặc để nước mưa tiếp xúc trực tiếp với lá và hoa lan gây nấm, thối lá lan.

Bón phân cho lan

Bất cứ loại cây nào cũng cần chất dinh dưỡng để có thể phát triển tốt. Lan cần được bón thường xuyên thì mới cho ra nhiều hoa to, thơm và đậm màu. Việc bón phân cũng nên được tiến hành vào mùa hè, lúc mà lan bắt đầu giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý bón phân thích hợp cho lan theo tỷ lệ nhất định trên bao bì. Loại phân bón mà lan yêu thích nhất là phân NPK 14-14-14. Khi cây đang ra hoa thì có thể sử dụng phân bón có hàm lượng photpho cao hơn như NPK 10-30-20. Trước khi tiến hành bón phân thì hãy tưới nước một lần để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nên bón một lượng phân vừa phải, không bón quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ không tốt cho lan.

Ngoài ra, cây cũng dễ mắc phải một số bệnh hại nên bạn nên chuẩn bị một số loại thuốc phòng trừ bệnh cho lan nhé.

Cắt tỉa cành lan

Trồng Lan Trên Thân Cây Khô
Cắt Tỉa Cành Lan

Lan có thể phát triển và ra hoa trong khoảng thời gian dài nếu được chăm sóc tốt. Hơn nữa, bạn nên cắt tỉa cành định kỳ cho lan để loại bỏ những phần lá già cỗi, có dấu hiệu nấm bệnh.

Có thể thực hiện cắt tỉa cành cho lan mỗi năm một lần sau khi hoa đã tàn. Dùng kéo đã được vệ sinh sạch sẽ để cắt ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng khoảng 2,5-3cm. Không nên cắt quá sát cuống bởi điều này sẽ khiến lan bị thối. Với phần mắt ngủ còn lại có thể mọc ra cây con nếu như bạn chăm sóc tốt.

Đối với phần lá bị bệnh, cần phải cắt bỏ ngay lập tức. Tiếp đến, bạn cắt bỏ những phần rễ củ, rễ khô và rễ bị hư hỏng. Những phần rễ khỏe mạnh nên được cắt ngắn lại còn khoảng 12cm. Sau khi cắt tỉa, bạn treo cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và mưa nhiều. Để cây khô trong 3 ngày rồi mới tiến hành tưới đẫm một lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân, dùng B1 hoặc Antoni pha loãng với nước để tưới cho lan.

Kích lan ra hoa

Lan sẽ thường xuyên cho ra hoa và hoa chơi được rất lâu. Nếu cây lớn và khỏe mạnh trong một khoảng thời gian dài nhưng không cho ra hoa thì bạn nên chuyển cây đến những vị trí thoáng mát hơn. Ở mức nhiệt độ thấp khoảng 15-17 độ C thì cây sẽ dễ ra hoa hơn.

Sau khi hoa tàn, nếu muốn cây cho ra hoa lại thì hãy tiến hành cắt bỏ phần cuống hoa. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao nếu cuống hoa đã già và chuyển sang màu nâu. Còn nếu cuống hoa vẫn đang xanh thì chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa có độ dài khoảng 10cm để giúp hình thành cây mới. Cuối cùng, bạn cần phải chăm sóc cây thật kỹ để đảm bảo ra hoa to và thơm hơn.

Một số sai lầm thường gặp 

Thông thường, người trồng lan trên thân cây gỗ sẽ rất dễ mắc phải hai sai lầm chính, bao gồm:

Trồng Lan Trên Thân Cây Khô
Một Số Sai Lầm Thường Gặp

Khi trồng nén chất trồng quá chặt

Khi ghép lan vào chậu, vì sợ lan đổ hoặc ngả nghiêng nên bạn thường cố gắng nhét thêm chất trồng vào chậu và nén gốc lan thật chặt. Hậu quả là lan sẽ bị chết úng, rễ không phát triển được vì quá bí, không khí không thể tản xuống được.

Không xử lý giá thể

Đây chính là sai lầm thường gặp nhất đối với người mới trồng lan. Bạn quá chủ quan vì cho rằng giá thể mua về đã được người ta xử lý sạch sẽ nên không cần xử lý vẫn ổn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cây lan của bạn rất dễ mắc phải những bệnh nguy hiểm.

Ví dụ, lũa không được rửa sạch và không dùng bàn chải sắt đánh sạch sẽ làm rễ lan bám không chắc. Hoặc cục lũa quá khô mà bạn không ngâm nước 1-2 ngày mà tiến hành ghép ngay thì sẽ khiến cây lan của bạn bị mất nước trầm trọng.

Bên cạnh đó, dớn không được ngâm hoặc luộc qua thì sau này cỏ dại sẽ mọc lên như nấm. Không chỉ có cỏ mà mầm bệnh, côn trùng phá hoại như ốc sên sẽ tấn công và phá hủy bộ rễ lan của bạn.

Như vậy, Lanhodiep.vn đã giúp bạn giải đáp cách trồng lan trên thân cây khô chi tiết nhất kèm theo bí kíp chăm sóc cây khỏe mạnh, chóng ra hoa. Chúc bạn thực hiện thành công nhé.

5/5 - (1 bình chọn)