Hoa địa lan đã và đang trở thành loài hoa được đông đảo “dân yêu lan” ưa chuộng trong thời gian gần đây bởi màu sắc nổi bật cùng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, ý nghĩa và công dụng của loài hoa “hot” này tại bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu khái quát về loài Hoa Địa Lan?
Địa lan là một giống cây thuộc họ hoa lan Orchidaceae và thường được tìm thấy ở các khu vực rừng núi Đông Bắc của Việt Nam. Thực chất, loại hoa này rất nhiều loại khác nhau và người ta thường phân loại chúng dựa theo màu sắc, kiểu dáng, thân và củ,…
Một vài giống hoa địa lan được cho là có giá trị quan trọng đặc biệt được tìm thấy có thể kể đến như: Thanh Lan, Nhất Điểm, Hoàng Vũ, Huyền Lan, Hồng Ngọc. Ngoài ra, những loài đã được thuần hóa trong thời gian dài thì sẽ được gọi là lan truyền thống. Trong khi đó, các loại mới được khai thác thì được xem là biến thể của lan rừng.
Đặc điểm của Hoa Địa Lan
Thực chất hoa địa lan chính là dòng hoa thuộc giống cây thân thảo có tuổi thọ cao và chiều cao trung bình từ 0.5 đến 1.5 mét. Rễ của loài hoa này thường rất mềm, có dạng hình trụ màu tro nhạt, phần rễ khá to và mập mạp. Hoa địa lan sẽ phát triển mạnh mẽ và có khả năng phân nhánh tốt.
Nếu nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc lan đúng cách thì dòng lan này sẽ sở hữu thân ngắn, phình to trông giống như củ hành để đảm nhiệm chức năng dự trữ nước và cung cấp đủ dưỡng chất nuôi hoa.
Hoa địa lan thường mọc ra từ thân giả, với mỗi nhánh là 10 đến 12 bông hoa đơn, toàn bộ bông hoa đều có dạng hình cánh bướm và có cấu tạo đơn giản như các bông hoa khác bao gồm 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhụy đài.
Riêng về phần lá của hoa địa lan thường có hình dạng thuôn dài, nhọn về phần đuôi. Phía dưới của lá đối diện được ôm khít nhau, mép lá phẳng có răng cưa và đốt mọc theo chùm tầm 6 đến 10 lá đơn được xếp chồng lên nhau.
Trung bình cuối mùa xuân trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 3 chính là thời điểm để hoa địa lan nở rộ và có tuổi thọ từ 1 đến 2 tháng. Nếu như bạn chăm sóc và có cách trồng hoa địa lan chuẩn thì cây sẽ có khả năng chống lại sâu bệnh tốt, gia tăng được tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh và có thể chơi đến hơn 3 tháng.
Xem thêm >>> Hoa Lan Bạch Nhạn A-Z Điều Cần Biết Về Loài Hoa Tinh Khôi
Công dụng của cây Hoa Địa Lan
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà cây hoa địa lan mang lại:
- Hoa địa lan sẽ nở vào các dịp tết, vì thế loài hoa này luôn được dùng để trưng tết với mong muốn một năm nhiều may mắn như những bông hoa rực rỡ đầy màu sắc.
- Địa lan còn có khả năng hấp thụ những loại khí độc và trả lại khí oxi nên rất có lợi cho sức khỏe. Hương thơm từ hoa địa lan khi tỏa ra còn có tác dụng giảm stress, mệt mỏi, nhức đầu sau một khoảng thời gian dài làm việc…
- Bên cạnh đó, hoa địa lan còn được thu mua để sản xuất ra các loại mỹ phẩm, nước hoa phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ.
Ý nghĩa của Hoa Địa Lan
Trong cuộc sống: Hoa địa lan được xem là biểu tượng của sự thanh lịch, quý phái và được ví như “nữ hoàng của các loài hoa” bởi xuất thân hoang dại từ núi rừng. Loài hoa này thường được dùng để trang trí trong các không gian của ngôi nhà, và được sử dụng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt. Việc sở hữu cho mình một chậu lan để trưng bày không chỉ giúp giảm bớt đi mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả mà còn tăng thêm khả năng sáng tạo và hứng thú giúp hiệu suất công việc được cải thiện đến mức tối đa.
Trong phong thủy: Bên cạnh việc sở hữu vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao, hoa địa lan còn được gọi với cái tên là “loài hoa của phong thủy”. Loài lan này sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc.
Khi nào nên tặng hoa Địa Lan
Với sắc đẹp vốn có của mình, hoa địa lan thường được lựa chọn để làm quà tặng vào những dịp sinh nhật, tiệc chúc mừng cơ quan, công ty, hay trang trí nhà cửa vào dịp tết. Bên cạnh đó, hoa địa lan dạng bó cũng thường được ưa chuộng để làm hoa cưới, góp phần làm tăng thêm sự may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho người sở hữu.
Hoa Địa Lan có bao nhiêu loại? Đặc điểm từng loại Địa Lan
Hiện tại, Hoa Địa Lan có hơn 48 loại khác nhau, mỗi loại mang một đặc trưng riêng và được phân theo nhiều tiêu chí. Dưới đây là một số loại Địa Lan phổ biến hiện nay:
Hoa Địa Lan Đỏ
Loại hoa này hiện đang rất hiếm trên thị trường Việt Nam và cần được chăm nuôi và bảo vệ nghiêm túc. Hoa Địa Lan đỏ được xem là tượng trưng cho sự may mắn, nhiệt huyết, mạnh mẽ và sự thanh lịch.
Hoa Địa Lan đỏ có tác dụng không chỉ là trưng bày, chúng còn có tác dụng giúp cân bằng khí hậu và và dự báo những tác động xấu từ thiên nhiên sắp tới.
Hoa Địa Lan Trắng
Loại hoa này giống như Địa Lan đỏ, cũng biểu tưởng cho sự may mắn, tài lộc và mang điềm lành đến cho con người. Hoa Địa Lan Trắng thường được xuất hiện trong các dịp tết thể hiện một cái tết ấm cúng và sang trọng.
Ngoài ra, Địa Lan Trắng còn mang ý nghĩa như hình ảnh cô gái Việt Nam trong trắng, thể hiện tuổi thanh xuân giàu sức sống mạnh mẽ.
Hoa Địa Lan Vàng
Hoa Địa Lan Vàng với màu sắc chủ đạo là vang tươi mang đến nhiều vận may, niềm vui cho gia chủ. Loại hoa này là giống cây dễ lai ghép và dễ cho ra các loại như kẻ sọc hay các lốm đốm màu sắc ở giữa như cam, đỏ, nâu,…
Hoa Địa Lan Tím
Hoa Địa Lan Tím là một trong những loại hoa địa lan đẹp có ý nghĩa về sự quý phái, thể hiện đẳng cấp và sang trọng của gia chủ. Đặc biệt khi hoa nở là điềm lành báo hiệu gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn trong thời gian tới.
Hoa Địa Lan Tím là giống lan cau với màu tím đậm dễ trồng và chăm nuôi. Địa Lan Tím có thể ra hoa thường xuyên nếu gia chủ chịu chăm sóc và tưới cây với chế độ phù hợp. Gia chủ có thể đặt chúng dưới tán cây hoặc dưới dàn che và thực hiện tưới nước 1 đến 3 lần/ ngày có thể giúp hoa ra thường xuyên.
Hiện nay, hoa địa lan đa dạng giống loại khác nhau, có loại có được từ tự nhiên nhưng cũng có loại có được nhờ việc lai tạo. Tuy nhiên, dù tự nhiên hay lai tạo thì loài hoa này vẫn có chung 1 điểm đó là luôn mang màu sắc, dáng vẻ khác biệt và rực rỡ.
Dưới đây là những nhóm địa lan phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Nhóm Địa Lan Gấm
Đây là nhóm được trồng làm cây cảnh nên chủ yếu là dùng để trang trí. Thông thường, loại này sẽ mọc trên núi đá, thân ngầm nối và có rễ ăn sâu vào bên trong lớp thảm mục của rừng. Chúng thường nở vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Nhóm Địa Lan Đất
Những dòng địa lan thuộc nhóm này thường sẽ mọc trong những bãi cỏ ven rừng, cạnh bờ ruộng, bờ suối… Cây mọc trên đất và có rất nhiều khoáng sét vì vậy loại địa lan này rất dễ trồng và thích hợp khi trồng trong chậu. Thông thường, người ta sẽ dùng đất vườn, than bùn hoặc các giá thể hữu cơ khác để làm đất trồng cho nhóm địa lan này. Dưới đây là hai loài thuộc nhóm địa lan đất:
- Lan hạc đính nâu – Phaius tankervilleae: Đây là giống cây có củ giả lớn, thân cao từ 50 đến 60cm, lá to, cụm hoa thẳng mọc ra từ nách lá đến gốc củ giả 70cm. Loài này thường mọc nhiều ở các vùng trên sình lầy, ưa bóng râm. Hoa nở vào tháng 2 đến tháng 3 và có độ bền từ 20 đến 30 ngày.
- Lan chu đinh tím – Spathoglottis plicata: Loài địa lan này thường có thân cây cao từ 40 đến 50cm, lá thuôn dài, mỗi cây có khoảng 7 đến 10 bông hoa lớn màu tím hoặc màu trắng. Theo chuyên gia thì loài hoa này có nguồn gốc từ vùng phía Nam trên núi và chỉ sống ở những nơi có môi trường nhiệt độ thấp. Đồng thời, đây cũng là loài hoa ưa sáng, dễ trồng, hoa nở thường quanh năm, bền và có mùi thơm.
Nhóm Địa Lan Hài
- Lan hài hồng – Paphiopedilum Delenatii: Loài lan này thường có hình lá bầu dục dẹp, phần trên và dưới lá có nhiều chấm nâu đỏ đôi. Mỗi một cụm hoa thường sẽ có từ 1 đến 2 hoa nở vào mùa đông và có độ bền từ 20 đến 40 ngày. Lan hài hồng có hương thơm dễ chịu, chúng ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tán xạ yêu thích dao động trong khoảng 30 đến 40% và có thể sống ở nhiệt độ từ 13 đến 35 độ C.
- Lan hài liên – Paphiopedilum tranlienianum: Loài này thường mọc nhiều ở tỉnh Thái Nguyên với độ cao trung bình từ 500 mét đến 800 mét. Chúng là loài địa chi dễ trồng, hoa thường có màu nâu, đài trên có màu trắng, mọc trên lá. Lá cây dạng dẹp, hơi mềm, mặt trên có màu xanh đậm. Mỗi một cụm hoa thường sẽ mang một hoa. Hoa có kích thước lớn, ưa ẩm, sống ở nhiệt độ từ 5 đến 35 độ C và thường nở vào mùa đông.
- Lan hài henry – Paphiopedilum henryanum: Đây là một loài lan vô cùng dễ trồng, hoa thường có màu đỏ sen và có cánh hoa màu trắng nâu đỏ. Lá đứng cứng và hơi dày, mặt trên có màu xanh đậm với mép lá vàng hoặc trắng vàng, mặt dưới lá có màu xanh nhạt cùng các chấm nhỏ dày đặc màu nâu đỏ ở phần gốc lá. Mỗi một cụm hoa thường chỉ mang 1 bông và có kích thước từ 7 đến 8cm. Hoa thường nở vào mùa đông, không có hương thơm, độ bền dao động từ 20 đến 40 ngày.
Nhóm Địa Lan Hiếm
- Lan thảo kèn: Những bông hoa lan thảo kèn sở hữu vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa với thân cây khá lớn so với những loại lan rừng khác, hoa thường rủ xuống khi cây dần trưởng thành. Thân cây có độ dài trung bình từ 50 đến 80cm. Đây được bình chọn là loại lan rừng đẹp và thường nở vào cuối mùa đông hàng năm, hoa nở thành chùm lớn, có hương thơm dịu nhẹ và lâu tàn. Kích thước mỗi bông hoa sẽ dao động khoảng 6 đến 7cm.
- Lan Trần Tuấn: Sở dĩ loài lan này có tên như vậy là bởi nó được một chuyên gia về hoa có tên Trần Tuấn Anh phát hiện ra và đã nuôi dưỡng thành công. Ngoài ra, nó cũng còn được gọi với cái tên khác là hoàng thảo lưỡi tím, bởi vì ở giữa hoa có một màu tím vô cùng nổi bật. Lan Trần Tuấn có thân cây cao 15 đến 20cm, lá dài 8 đến 12cm, mỗi bông hoa to khoảng 4 đến 5cm. Hoa thường sẽ nở vào mùa xuân hàng năm, ở rìa cánh hoa có màu trắng, càng vào tâm hoa sẽ có màu tím đậm.
- Lan trầm tím: Là một trong số những loại địa lan quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Loài này là kết quả của sự lai tạo giữa lan hoàng thảo tím và lan giả hạc nên nó sở hữu vẻ đẹp vô cùng rực rỡ và quyến rũ. Hoa có hương thơm dịu nhẹ, thường nở vào các dịp tết. Màu tím nổi bật của loài hoa này đem đến không khí ấm cúng cho gia đình trong những ngày tết đến.
- Lan đơn cam: Đây là loài hoa có tên đầy đủ là hoàng thảo đơn cam. Loại lan rừng này có nguồn gốc từ Đông Nam Á nên thường được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ.
- Lan giả hạc: Loài lan này còn có tên gọi khác là lan phi điệp tím, loài hoa này mọc ở độ cao 1000 đến 1300m trong các khu rừng cây Đà Lạt, Đô Lương, Sông Bé… Đây là loài rất kén đất và nơi trồng. Hoa thường nở vào dịp tết nên vào nên lan giả hạc được rất nhiều người săn đón.
Xem thêm >>> Hoa Lan Hồ Điệp Tiểu Cảnh: Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc
Tổng hợp những hình ảnh cực đẹp về Hoa Địa Lan
Được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, hoa địa lan không chỉ mang một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm mà cũng không kém phần sang trọng, đẳng cấp. Cùng Lanhodiep.vn ngắm nhìn những hình ảnh đẹp nhất của hoa địa lan.
Xem thêm >>> {Cập Nhật} Các Loài Hoa Lan Đỏ Đẹp Nhất Năm 2023
Cách trồng và chăm sóc cây hoa địa lan chi tiết nhất
Để có được một chậu hoa địa lan ưng ý, sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần phải nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa địa lan được đề cập dưới đây:
Cách trồng Hoa Địa Lan chi tiết
Chuẩn bị chậu hoa
Trước khi lựa chọn chậu để trồng hoa địa lan thì bạn nên chú ý dựa theo kích thước của cây. Bởi nếu trồng trong chậu quá nhỏ hay quá to so với kích thước của cây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa.
Thông thường, bạn có thể thoải mái trồng địa lan ở nhiều loại chậu khác nhau. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là nên chọn các chậu được làm từ chất liệu đất nung hoặc vỏ dừa để cây phát triển và ít bị sâu bệnh xâm hại.
Khi mua chậu về, bạn cũng cần xử lý những tiềm ẩn nấm bệnh hại bằng cách vệ sinh sạch sẽ chậu với nước sạch, có thể dùng xà phòng và khăn ẩm để vệ sinh những chậu đã qua quá trình sử dụng, sau đó đem chậu phơi thật khô trước khi trồng và để có một chậu hoa địa lan đẹp.
Giá thể trồng hoa địa lan
Hoa địa lan vốn là loài cây cần nhiều chất dinh dưỡng và yêu cầu độ ẩm phù hợp vì vậy giá thể trồng cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu đó. Cụ thể khi chọn đất trồng địa lan bạn chỉ nên chọn loại có độ mùn, độ phù sa cao, độ ẩm ổn định và không chứa quá nhiều pH để thuận lợi hơn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bùn ao hồ đã được phơi khô với kích cỡ 1 đến 5 cm sau đó đem trộn chung với các loại vật liệu khác theo tỷ lệ 3 đất bùn ao, 3 phân chuồng đã ủ mục, 2 xơ dừa đã được xử lý, 1 vỏ trấu, 0.5 phân trùn quế và 0.5 vôi bột.
Lưu ý: Bùn phải được ủ trong môi trường thoáng mát, chờ 10 đến 15 ngày đem phơi để có thể loại bỏ các mầm bệnh trong giá thể.
Kỹ thuật trồng hoa địa lan
- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó là tiến hành cho đất trồng vào ⅓ chậu, sau đó đặt địa lan vào và điều chỉnh cân đối với chậu.
- Lưu ý, nên để các thân già vào phần trung tâm của chậu, các thân trẻ thì hướng ra miệng chậu để chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tiếp đến là giữ cố định bụi địa lan và lấp phần đất còn lại cho tới khi gần đầy miệng chậu, lúc này bạn phải ấn nhẹ phần gốc để phần rễ cây được chắc chắn.
- Bạn có thể phủ trên bề mặt đất trồng một lớp vừa vụn xỉ than hay vỏ trấu vừa đủ để giữ ẩm cho cây rồi tiến hành tưới nước vào giá thể hoa địa lan mới trồng. Đồng thời, vệ sinh các vết bẩn ở lá bằng bình phun sương nếu lá cây bị dính bẩn.
- Cuối cùng, để tránh hoa địa lan mới trồng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt của mặt trời thì bạn nên để chậu hoa địa lan ở những nơi thoáng mát và có độ ẩm phù hợp.
Xem thêm >>> Hoa Lan Cẩm Cù Là Gì? Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Của Lan Cẩm Cù
Cách chăm sóc Địa Lan
Tương tự như những loại hoa lan khác, khi chăm sóc hoa địa lan bạn cần lưu ý về ánh sáng, độ thông gió cũng như là thời gian bón phân cho lan. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nhất định phải biết trong quá trình cách chăm sóc địa lan:
Ánh sáng
Ánh sáng là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng để quá trình quang hợp của cây diễn ra một cách thuận lợi. Thông thường, hoa địa lan cần lượng ánh sáng trung bình từ 15.000 đến 70.000 lux.
Nếu bị thiếu nguồn sáng hoặc chịu tác động quá lớn từ ánh sáng , cây địa lan sẽ không thể quang hợp đủ. Từ đó mất đi nguồn dinh dưỡng đáng kể dẫn đến màu hoa kém sặc sỡ và lá sẫm đi. Ngược lại, những bông hoa địa lan được quang hợp đầy đủ sẽ có thân khá to, thịt lá dày, màu lá xanh nhạt bắt mắt, ra nhiều hoa và có màu tươi tắn hơn.
Trong trường hợp khí hậu âm u kéo dài, bạn có thể sử dụng thêm phương pháp chiếu ánh sáng nhân tạo để đáp ứng tối đa nhu cầu quang hợp, phát triển và sinh trưởng của hoa địa lan.
Về nước tưới
Độ ẩm lý tưởng để hoa địa lan sinh trưởng tốt thường ở dao động ở mức 70 đến 85%. Tuy nhiên, lượng nước tưới nhiều hay ít cũng phải tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Bởi vào mùa hoa nở, hoa địa lan chỉ cần một lượng nước vừa phải. Nếu bạn tưới quá nhiều nước thì sẽ làm cho thời gian hoa nở ngắn hơn đồng thời giảm giá trị của hoa và phát sinh nấm bệnh. Ngược lại, nếu tưới quá ít nước thì cũng có thể khiến hoa bị rụng nụ và ảnh hưởng đến thời gian hoa nở.
Thông gió
Bên cạnh những yếu cần thiết vừa được đề cập ở trên thì độ thông gió là ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sinh trưởng của hoa địa lan. Bởi lẽ hoa địa lan rất cần năng lượng từ gió để tăng cường sự tuần hoàn nước, đưa nước từ rễ lên và bốc hơi qua lá, từ đó giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
Về phân bón
Trong khoảng thời gian cây bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, bạn có thể hòa tan phân đạm với nước theo tỷ lệ 1:3 để cung cấp nước cho lan. Chú ý, bạn chỉ nên tưới 2 tuần/ một lần và chỉ được tưới vào buổi chiều tối. Khi cây đã thực sự thích nghi và bước vào giai đoạn phát triển nhanh thì bạn có thể thúc bổ sung thêm các loại phân hữu cơ và vô cơ như: NPK, Kali…
Phòng trừ sâu bệnh
Hoa địa lan thường ít bị nhiễm bệnh hơn so với các loài lan khác. Tuy nhiên, dù có sinh trưởng tốt đến đâu thì hoa cũng có thể mắc một số bệnh như: thối rễ, đốm nâu…nếu chúng không được chăm sóc đúng cách.
Vì vậy, trong quá trình chăm bón cây địa lan, bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa những lá già, úa và nhiễm bệnh. Đồng thời, bạn cũng phải chú ý về các chỉ số như ánh sáng, nhiệt độ và chất dinh dưỡng sao cho phù hợp với cây.
Bên cạnh đó, bạn nên quan sát cây thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu sâu bệnh để từ đó ngăn ngừa các mối tiềm ẩn gây bệnh cho cây bằng việc sử dụng các loại thuốc như: diệt nấm, diệt sâu bệnh hại…
Giá bán và địa chỉ mua hoa địa lan ở đâu uy tín
Hoa địa lan là một loại hoa có giá trị cao nên việc tìm lựa chọn cửa hàng uy tín để mua hoa là điều được rất nhiều người quan tâm. Lanhodiep.vn là một trong những địa chỉ bán hoa lan hàng đầu tại Hà Nội, được những dân chơi lan lâu năm tin tưởng.
Tất cả các giống lan đều được trồng tại Đà Lạt với chất lượng tốt nhất. Với giá bán hoa vô cùng hợp lý, quý khách có thể dễ dàng tìm được chậu hoa ưng ý, phù hợp với ví tiền. Bên cạnh đó, cửa hàng cũng nhận thiết kế chậu hoa theo yêu cầu, đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.
Với hệ thống 3 vườn hoa tại Đà Lạt cùng 4 cửa hàng hoa tại Hà Nội, lanhodiep.vn luôn nhập hoa tươi trong ngày. Bên cạnh đó cửa hàng còn có dịch vụ vận chuyển hoa nhanh chóng, đảm bảo chất lượng trên toàn quốc, cây luôn ở trạng thái tốt nhất khi đến tay của khách hàng.
Giá cả của hoa lan cũng là vấn đề được khách hàng quan tâm. Trên thị trường, hoa địa lan có nhiều loại với giá cả chênh lệch. Thông thường, hoa địa lan chất lượng cao sẽ được trồng tại Đà Lạt sẽ có giá cao hơn, dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng/cành. Những chậu hoa kích thước lớn, nhiều cành có thể có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Giá của hoa phù thuộc vào số cành hoa, số bông trên mỗi cành. Do đó, tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính mà quý khách có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Tổng kết
Như vậy, Lanhodiep.vn đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng của hoa địa lan kèm theo đó những mẫu lan phổ biến đang được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng bạn đã nắm bắt được thông tin và sớm sở hữu được một chậu lan sang trọng, kiêu sa để trưng bày trong không gian và làm quà tặng cho người thân.