Hoa Lan Đai Châu: Bí Quyết Chăm Sóc Hiệu Quả Cho Người Mới

Hoa Lan Đai Châu là một loại cây được nhiều người yêu thích và trồng hiện nay. Bởi chúng được đánh giá dễ trồng, phù hợp với những người mới tập chơi và hoa đẹp không khác gì những giống lan khác. Cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, màu hoa, phương pháp trồng loài lan này hiệu quả nhé!

Giới thiệu về lan Đai Châu

Nguồn gốc, phân bổ

Trong nghiên cứu khoa học, lan đai châu được biết với cái tên tiếng anh là Rhynchostylis Gigantea. Đây là loài lan được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1896 bởi Lindley. Chúng sống trong rừng, bám vào các thân cây lớn, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng tại Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của xứ Assam.

Hoa Lan Đai Châu
Nguồn Gốc Của Lan Đai Châu

Ngày nay, nhiều người gọi lan đai châu bằng rất nhiều tên khác nhau như tai châu, đai châu, ngọc điểm, nghinh xuân, nghi xuân,… Sở dĩ lan đai châu được gọi với cái tên tai châu hay tai trâu có lẽ do sự truyền miệng của cha ông ta.

Còn cái tên lan ngọc điểm là cách gọi khác của người miền Nam, nghinh xuân là cách gọi của người miền Trung (nghinh xuân có nghĩa là đón năm mới). Như vậy, chúng ta thống nhất chỉ có 3 tên gọi cho loài lan này là: Đai Châu (miền Bắc), Nghinh Xuân (miền Trung) và Ngọc Điểm (miền Nam). Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến xuân về nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Đặc tính của loài lan Đai Châu

Lan đai châu rất ưa ẩm, độ ẩm môi trường duy trì trong khoảng từ 70-80%, mùa đông sẽ khoảng 50-60%. Đai châu là loài lan có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao. Chính vì vậy mà ta có thể thấy rằng loài lan đai châu được trồng ở rất nhiều nơi và khoảng phân bố cực rộng. Nhiệt độ mùa hè thích hợp cho cây phát triển vào khoảng từ 28 đến 32 độ, mùa đông duy trì ở khoảng 16 đến 22 độ.

Lan đai châu ưa ẩm nhưng lại không hề thích quá ẩm ướt. Nếu chúng ta cứ cố gắng tưới nhiều nước để cây nhanh ra rễ, nhanh phát triển thì cây rất dễ mắc bệnh thối nhũn. Khi mắc bệnh thối nhũn, mầm bệnh trên lan đai châu sẽ lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Đặc Tính Của Loài Lan Đai Châu
Đặc Tính Của Loài Lan Đai Châu

Giống lan đai châu này cực kì ưa gió. Cùng một điều kiện khí hậu thời tiết như nhau, chúng ta có thể thấy rằng những cây lan đai châu được trồng ở nơi thoáng gió sẽ có bộ rễ cực phát triển, các lá cũng vì thế mà có nhiều dưỡng chất hơn, mập mạp và cho hoa to đẹp hơn

Cường độ ánh sáng thích hợp cho lan đai châu ở vào khoảng 50 đến 70%. Nếu chúng ta trồng lan đai châu dưới một lớp lưới xanh là ổn. Nếu trồng lan đai châu 100% ánh sáng sẽ rất dễ làm cây bị cháy lá, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời oi bức ngày hè. Nếu trồng lan đai châu trong những tán cây rậm rạp sẽ bị thiếu nắng. Chính vì thế, lá cây đai châu sẽ thuôn dài, nhỏ lại, quăn queo và không được xếp thẳng đứng như những cây nhận được đủ ánh nắng.

Những cây lan đai châu thiếu nắng là thường dài và có phần èo ọt, màu xanh nhạt. Nếu cây không đủ sáng rất có thể không cho ra hoa hoặc hoa khi nở cực kì èo ọt, bông không to, nhanh tàn, sắc hoa không được đậm. Chính vì thế, yếu tố ánh sáng với lan cực kì quan trọng nên người trồng cần phải lưu ý.

Phân biệt giữa hoa lan Đai Châu Thái và Đai châu rừng

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng nhiều, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp đã ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người chơi lan nhầm lẫn với loài đai châu rừng. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi phân biệt hai loài lan này nhé:

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua lá

Lan đai châu Thái được nuôi trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì thế mà chúng phát triển rất nhanh và không bị mất lá chân hay xước xát. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất giữa lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái thường có lá ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít vào nhau. Ngược lại, lan đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển. Chính vì thế mà đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ và sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không giống như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. Đai châu thái có lá xếp khít vào nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng. Trong khi đó, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Phân Biệt Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái Qua Lá
Phân Biệt Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái Qua Lá

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong chậu nhựa màu đen hoặc được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường có từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời. Bên cạnh đó, dai châu Thái khi mua thì người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cũng cho ra hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái có từ 4 đến 5 cặp lá sẽ bắt đầu cho hoa. Nhưng với đai châu rừng với 3 đến 4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Vì vậy, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau, xanh tốt thì 99% đó là đai châu thái.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Hiện nay, đai châu Thái có nhiều mặt hoa đa dạng với màu sắc biến thiên cực kì độc lạ như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài giống như lan đai châu rừng.

Mặt hoa lan đai châu rừng chỉ có một màu trắng đốm tím duy nhất. Tuy nhiên, lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên những mặt bông khác biệt mỗi vùng miền. Thông thường, lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy, chúng được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu thái thơm hơn?

Có nhiều người cho rằng đai châu rừng thơm, đai châu thái thì không thơm. Trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng. Nhiều khi đai châu rừng lại không đậm mùi như đai châu Thái. Vì vậy, hương thơm không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Cách trồng hoa lan Đai châu đơn giản, dễ thực hiện

Để có một chậu hoa lan đai châu hoa to, đẹp thì bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

Giá thể trồng hoa lan Đai Châu

Lan đai châu có rễ gió nên chúng rất thích các loại giá thể giữ ẩm, thoát nước tốt mà lại thông thoáng. Với đặc điểm này, bạn có thể trồng lan đai châu vào thân cây tươi. Đặc biệt, tất cả những loại cây thân gỗ đang sống mà không bị chảy nhựa đều có thể dùng để ghép lan đai châu cực kì tốt.

Ghép lan đai châu lên cây sống có ưu điểm nổi bật là cây giữ được độ ẩm tốt, mạch nước bên trong giá thể rất mát nên cây phát triển siêu nhanh. Tuy nhiên ghép lên thân cây lại không thể di chuyển được, điều này khá bất lợi cho người trồng, nhất là vào mùa mưa nhiều.

Bạn có thể ghép lan đai châu lên gỗ lũa cũng rất phù hợp. Tuy nhiên, gỗ lũa không giữ được độ ẩm nhiều nên bạn cần phải tăng độ ẩm của vườn lan cho phù hợp. Lưu ý tưới cây vào sáng sớm và chiều tối.

Bên cạnh đó, bạn có thể trồng lan đai châu vào chậu gỗ, chậu nhựa cũng được nhưng phải đảm bảo độ thoáng mát và đủ ẩm. Khi trồng lan đai châu vào gỗ thì có thể đủ độ ẩm. Tuy nhiên,  bạn cần lưu ý đừng để cây lan bị úng nước rất dễ bị bệnh thối nhũn.

Giá thể ghép lan đai châu có thể là vỏ thông, gỗ cắt thành từng miếng nhỏ,… Đặc biệt, đai châu không thích dớn vụn bởi kích thước của dớn thường rất nhỏ, nhiều cạnh sắc dễ khiến cây bị tổn thương bộ rễ.

Hướng dẫn chi tiết cách ghép hoa lan đai châu lên gỗ

Đầu tiên, bạn cần phải tiến hành xử lý cây giống trước khi trồng. Loại bỏ phần rễ dư thừa, chừa lại khoảng 3 đến 4 cm rễ sát gốc. Tiếp đến, dùng keo liền sẹo để bôi vào vết cắt giúp nhanh liền hơn, hạn chế tình trạng thối rễ.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ghép Hoa Lan Đai Châu Lên Gỗ
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ghép Hoa Lan Đai Châu Lên Gỗ

Sau đó, bạn lấy dây buộc túm gọn treo ngược lan đai châu lên trên giàn, để khoảng 15-30 ngày. Định kỳ khoảng 7 ngày thì bạn phun dung dịch B1 1/1000 + 5 ml/l Rootplex một lần để kích thích khả năng ra rễ mới của cây. Trong thời gian này, thường xuyên duy trì cấp ẩm tốt cho cây lan giống. Nếu thấy cây có rễ mầm ở gốc thì có thể đem ghép.

Tiến hành ghép gốc lan Đai Châu vào khúc gỗ đã chuẩn bị. Yêu cầu gỗ ghép phải chắc, độ bền cao, phần mầm rễ và phần ngọn hướng ra bên ngoài. Số lượng cây sẽ giống phụ thuộc vào kích thước miếng gỗ ghép.

Cách chăm sóc hoa lan Đai Châu

Sau khi trồng Lan Đai châu, bạn tiến hành treo giỏ lan ở những nơi có lưới đen phản quang, che bớt đi khoảng 60 đến 70% ánh sáng. Và tiến hành chăm sóc kỹ lưỡng cho cây lan Đai Châu như sau:

Tưới nước cho cây

Bạn cần tưới nước cho lan sau khi trồng để cây không bị xuống sức và sớm ra rễ. Nên tưới nước thường xuyên 2-3 lần/ngày. Nếu thấy thời tiết hanh khô thì có thể tưới thêm nước cho cây tùy vào độ ẩm của chậu.

Lan Dai Chau 6
Tưới Nước Đầy Đủ Cho Lan Đai Châu

Theo đó, lượng nước tưới cho lan đai châu tùy thuộc vào mùa, giai đoạn sinh trưởng và cách trồng. So với những cây lan khác thì loài lan này có khả năng chịu hạn tốt hơn là chịu úng. Bạn phải tưới nước làm sao cho giá thể đạt độ ẩm từ 40 đến 80%.

  • Mùa hè tưới 2-3 lần/ngày
  • Mùa thu tưới 1 lần/ngày
  • Mùa khô tháng 10 đến tháng 11 thì cần giảm tưới. Khoảng 2-3 ngày tưới 1 lần để cây có thời gian ngủ nghỉ, kích thích hình thành chồi hoa.

Độ ẩm không khí nên duy trì từ 80 đến 90% , khi cây ra rễ  thì duy trì độ ẩm 70 đến 80%.

Kích rễ

Sau khi trồng lan Đai Châu trong chậu hoặc ghép trên thân gỗ xong, bạn cần thực hiện ngay thao tác kích thích ra rễ để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Việc làm này cũng giúp cây có tỉ lệ sống cao hơn.

Theo đó, bạn có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ Auxin Alpha Na-NAA. Đây là một loại chất điều tiết sinh trưởng ở thực vật, có tác dụng ở phổ rộng, thúc đẩy sự phân chia tế bào và hình thành rễ nhãn. Người ta thường dùng nó để tăng nhanh tốc độ giâm, chiết cây trồng và nhân giống cây nông lâm nghiệp. Bạn có thể sử dụng Auxin Na-NAA với các cách hướng dẫn sau đây:

  • Ngâm phần gốc lan đai châu cần kích rễ trong dung dịch NAA 30 – 50ppm (mg/L) trong khoảng từ 1 – 2h. Sau đó, xả lại trên vòi nước sạch trước khi cắm vào giá thể.
  • Nhúng nhanh cành giâm: Bạn nhúng phần gốc cành lan đai châu vào dung dịch Anpha NAA đậm đặc 2000 – 4000ppm (mg/L) từ 3 đến 5 giây rồi mới cắm vào giá thể.
  • Phun lên toàn bộ thân lan đai châu với nồng độ 2 – 5ppm (ppm (mg/L). Sau khi phun, bạn chuyển giò lan đến khu vực râm mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào rễ cây. Khoảng 15-20 ngày sau, cây đã ra rễ thì bạn tiến hành bón thêm phân cho cây lan Đai Châu.

Bón phân

Sau khi lan đai châu ra rễ hoàn thiện, lá bắt đầu xanh, bạn sẽ tiến hành bón phân qua lá cho cây. Loại phân phù hợp nhất là phân có thành phần cả hữu cơ và vô cơ như NPK 20-20-20 hoặc NPK 10-50-10. Bạn pha loãng từ 4-5 gram cho 10 lít nước phun lên toàn bộ thân, lá và rễ cây lan đai châu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ Amino Acid (Đạm cá) kết hợp với các loại phân khác để bón cho cây lan. Việc này giúp cung cấp tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cây hấp thụ tốt hơn. Tiến hành pha 2,5gram cho 100 lít nước sạch và phun đều khắp bề mặt thân, lá và rễ cây.

Chăm hoa lan Đai Châu nở đúng vào dịp

Lan Đai Châu có đặc điểm là cho hoa vào đúng dịp tết nên được rất nhiều người yêu thích. Nhưng nếu không chăm sóc kỹ hoặc sai kỹ thuật thì hoa có thể không nở hoặc cây sẽ chết. Qua đó, bạn cần nắm được kinh nghiệm chăm sóc lan đai châu nở hoa đúng dịp Tết dưới đây:

Một Số Yếu Tố Quyết Định Đến Việc Lan Đai Châu Nở Hoa Đúng Dịp
Một Số Yếu Tố Quyết Định Đến Việc Lan Đai Châu Nở Hoa Đúng Dịp
  • Cây lan Đai Châu có thời kỳ ngủ nghỉ là vào mùa đông. Chính vì vậy, bạn cần chú duy trì nhiệt độ ban ngày cho cây từ 20 đến 23 độ C, vào ban đêm là 16 độ C.
  • Độ ẩm của cây luôn đạt 50 đến 60%. Nếu thấy cây khô thì có thể tưới cho cây vào buổi sáng.
  • Muốn cho cây lan Đai Châu nở sớm thì bạn nên mang vào nhà lưới hoặc nhà để dưới ánh đèn. Ở nhiệt độ ấm thì cây sẽ kích thích ra hoa sớm hơn. Nhưng nếu để cây nở đúng dịp tết thì bạn nên để cây nơi rợp mát, vào phòng lạnh. Hoặc có thể để nước đá bên cạnh nhưng không được chạm vào rễ cây.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chất kích thích ra hoa, chồi và mắt ngủ cho cây. Điều này sẽ giúp cây to mập, kích kích mắt ngủ và bật chồi. Bạn tiến hành phun NAA lên toàn bộ thân cây với nồng độ 1-2mg/l nước để giúp kéo dài thời gian của hoa lan khi cây nở.

Một số bệnh thường gặp ở hoa lan Đai Châu

Bệnh thối mềm vi khuẩn

Bệnh thối mềm ở lan đai châu là do vi khuẩn Pseudomonas Gladioli gây ra. Lá cây lan khi bị bệnh thường có dấu hiệu xuất hiện các đốm mọng nước, hướng về phía ánh sáng và các đốm bệnh có dạng trong suốt.

Trong điều kiện thích hợp, các đốm bệnh này sẽ phát triển nhanh chóng và lan rộng. Khi nhiễm bệnh 2-3 ngày, chúng sẽ lan sang những cây khác khoảng 2-3cm. Sau 4 ngày thì lan rộng ra với tốc độ nhanh chóng là 4-6cm/ngày. Vì vậy, đối với các cây lan đai châu non không có sức chống chịu sẽ rất dễ bị chết.

Bệnh Thối Mềm Vi Khuẩn
Bệnh Thối Mềm Vi Khuẩn

Còn đối với các cây lan trưởng thành, khi có tác động cơ giới như tưới nước, bón phân hoặc vận chuyển. Lá hoa lan rất dễ bị rách và giải phóng ra một lượng lớn dịch chứa vi khuẩn. Điều này gây nên sự xâm nhiễm sang những cây lan khỏe mạnh khác. Vì vậy, khi trồng lan,  bạn không nên đặt chúng quá sát nhau, cần giữ khoảng cách phù hợp. Ngoài ra, bạn chỉ nên  bón phân vừa đủ đạm, cung cấp đủ ánh sáng thích hợp và làm tăng sức đề kháng cho cây.

Nếu bạn cần tăng độ thông thoáng và giảm độ ẩm thì không được để đọng nước quá nhiều trên lá và làm sạch cỏ đều đặn trong vườn lan. Khi lan xảy ra bệnh thối lá, bạn cần phải phun thuốc kháng sinh kịp thời. Công thức chuẩn cho lan đai châu là 1g Streptomycin + 1g Tetracyclin hòa trong 1,5 lít nước.

Bệnh của hoa lan do virus

Khi lan đai châu bị virus thì gần như chúng sẽ hủy hoại thể diệp lục trong tế bào của lan, làm tế bào mất xanh. Theo đó, gây trở ngại cho quá trình đồng hóa của tế bào và khiến tổ chức tế bào trong lan bị hoại tử. Hơn nữa, virus hoa lan thường ký sinh trong tế bào và sinh trưởng theo cách tự bản của chúng. Vì vậy, khi cây nhiễm bệnh sẽ không có một loại thuốc đặc trị có thể tiêu diệt virus hoàn toàn.

Khi cây lan đai châu của bạn bị virus tấn công sẽ có những biểu hiện như: hoa, lá biến đổi màu, có vân, đốm khô hoặc đốm vòng hoại tử, hình thù dị dạng. Chủ yếu bệnh xuất hiện trên phần phiến lá. Tuy nhiên, các phần phát bệnh và mức độ biểu hiện còn phụ thuộc vào loại virus.

Để ngăn ngừa bệnh hoa lan đai châu gây nên bởi virus, bạn cần ngâm tất cả cây con vào thuốc kháng virus trong 1,5 tiếng. Đối với các dụng cụ sử dụng như dao thì cần ngâm trong Formalin hơn 2,5 tiếng. Hoặc có thể dùng lửa hơ qua vài giây để khử độc, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Sau khi đem lan đi trồng, mỗi lần tưới nước, bạn nên pha loãng dung dịch thuốc kháng virus để tưới. Lưu ý tưới đều đặn mỗi tháng tưới 1-2 lần, qua 2 năm sau nếu không có triệu chứng bệnh virus nào diễn ra thì mới có thể chăm sóc như bình thường.

Bệnh đen thân cây con

Bệnh đen thân cây con ở lan đai châu thường gặp vào mùa mưa và ở những vườn cây có độ ẩm cao do tưới nước quá nhiều. Bệnh thối đen gây thiệt hại lớn bởi đa số là do bón phân hoà tan không hết. Do đó, khi tưới cho cây một khoảng thời gian dài sẽ đọng lại các lượng nấm bệnh dễ gây hại. Nguyên nhân khiến lan bị bệnh đen thân phần lớn là do bị nấm Fusarium oxysporum tấn công.

Dấu hiệu của bệnh là ở phần gốc thân hoặc cổ rễ sẽ có màu nâu. Sau đó lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ, thân gốc chuyển sang màu đen nâu. Bên cạnh đó, các lá phía trên dần chuyển sang màu vàng đậm và khiến lan đai châu bị xoăn lá, có hình thù dị dạng. Đối với các cây con thì chúng thường chết sau 3-4 tuần bị nhiễm bệnh.

Bệnh Đen Thân Cây Con
Bệnh Đen Thân Cây Con

Vì vậy, trước khi trồng cây và chăm sóc, bạn nên tách những cây bị bệnh riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại. Bằng cách là phun hoặc nhúng cả cây vào dung dịch thuốc trị nấm chuyên dụng.

Khi cây bị bệnh đang ở giai đoạn trưởng thành, bạn hãy cắt bỏ phần bị thối. Để cắt bỏ phần bị bệnh của cây, bạn chuẩn bị một mảnh khăn vải sạch bao quanh khu vực nhiễm bệnh để đánh dấu chính xác vị trí. Sau đó, kiểm tra thận trọng từ trước ra sau rồi mới tiến hành cắt.

Trên thị trường hiện nay, có một số loại thuốc diệt nấm tốt như: Aliette 80 WP, Kasumin, Topsin M, CazuM8, Score, super Tilt…

Nhện đỏ

Một bệnh mà hoa lan thường gặp là do nhện đỏ gây nên. Đây là loài côn trùng gây bệnh rất phổ biến trên cây. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhện đỏ ở mặt dưới lá lan hoặc trên ngọn non của cây, bởi chúng rất thích làm tổ và trú ẩn ở những vị trí này.

Cả nhện con và nhện trưởng thành đều rất thích ăn biểu bì và hút chích mô dịch của lá lan khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi. Chính vì vậy, lá sẽ dần mất đi màu xanh, chuyển sang màu vàng sẫm với những dấu vết loang lổ là những chấm bi màu vàng rất dễ nhận biết trên bề mặt lá.

Bệnh Nhện Đỏ Ở Lan Đai Châu
Bệnh Nhện Đỏ Ở Lan Đai Châu

Bên dưới mặt lá là nơi nhện đỏ làm tổ và trú ẩn. Bạn sẽ thấy những vệt lấm tấm như bụi cám. Khi dùng kính lúp soi kỹ sẽ thấy rõ nhện bám dày đặc, còn có lớp tơ mỏng.

Để phòng ngừa sự tấn công của loài nhện này ở các cây lan, trước tiên bạn chú ý không nên trồng hoặc đặt các chậu gần sát nhau. Nên đặt ở một khoảng cách phù hợp để tạo độ thông thoáng và giúp tránh lây nhiễm chéo cho nhau. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lá của lan, đặc biệt là vào giai đoạn bánh tẻ trở đi để kịp thời phát hiện sớm. Việc diệt trừ nhện kịp thời cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bệnh đã lan rộng.

Xem thêm >>> {Bật Mí} Hoa Lan Huệ Là Gì? Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Ý Nghĩa

Cách xử lý hoa lan Đai Châu khi bị nhăn lá

Nguyên nhân khiến lan Đai Châu bị nhăn lá

  • Tưới quá ít nước cho lan: Nếu lan đai châu của bạn có rễ khí mọc ra ngoài chậu. Khi nhìn vào tình trạng của các rễ khí này, bạn cần xem chúng có màu bạc trắng và nhăn nheo hay không? Nếu có như vậy thì vấn đề có thể do bạn tưới nước quá ít. Trong trường hợp này, bạn cần tưới cây thường xuyên hơn nhé.
  • Mọt Số Nguyên Nhân Khiến Lan Đai Châu Bị Nhăn Lá
    Mọt Số Nguyên Nhân Khiến Lan Đai Châu Bị Nhăn Lá
  • Tưới quá nhiều nước: Tưới nước quá nhiều sẽ gây thối rễ và trở thành nguyên nhân phổ biến nhất làm chết lan đai châu.
  • Nhiệt độ: Bề mặt của lá lan đai châu thường gặp nhiệt độ quá nóng. Nếu bạn chạm vào lá và cảm thấy lá hơi nóng thì đây chính là vấn đề lớn. Vào mùa hè , nhiệt độ trên 32 độ C sẽ làm cho lan đai châu không thoải mái. Cực lạnh cũng có thể gây ra hiện tượng lá nhăn nheo và lá khi đó thường có màu tối.

Cách xử lý

Đầu tiên, bạn phải cắt bỏ những phần rễ bị hư thối và sát trùng chỗ cắt bằng Physan. Tiếp đến, sử dụng thuốc kích thích ra rễ trên cây và thay chậu, cẩn thận để giữ độ ẩm phù hợp cho cây nhé. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm Kali cho lan đai châu.

Kali có ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương. Chất này có khả năng phân tán cao và giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn, Ngoài ra, còn giúp cây tăng cường tính chống rét và khả năng kháng các bệnh nấm, vi khuẩn.

Hơn nữa, Kali giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat cacbon cao phân tử như cellulose, hemicellulose, các hợp chất peptit… Nhờ đó làm cho lan đai châu trở nên cứng cáp, chống đổ tốt.

Thiếu Kali sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong lan đai châu. Nó làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống. Điều này ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng.

Biểu hiện của việc thiếu kali ở lan đai châu có thể thấy như: Các lá già trở nên vàng sớm, bắt đầu từ bìa lá và xuất hiện những đốm vàng, đốm bạc ở đầu lá.

Xem thêm >>> Lan Kiếm Lô Hội: “Tất Tần Tật” Đặc Điểm, Cách Trồng, Ý Nghĩa

Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc lan Đai Châu

Lan đai trâu có giá trị cao vì chúng thường nở ngay vào dịp Tết nguyên đán. Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên biến đổi như hiện nay thì cây sẽ khó mà ra hoa đúng Tết. Do đó, người trồng cần biết cách điều chỉnh các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của cây. Cụ thể như sau:

Một Số Lưu Ý Khi Trồng Và Chăm Sóc Lan Đai Châu
Một Số Lưu Ý Khi Trồng Lan Đai Châu
  • Cây lan đai châu có thời kỳ ngủ nghỉ là vào mùa đông. Chính vì vậy mà bạn cần chú ý đến nhiệt độ mùa đông vào ban ngày luôn có giao động từ 20-23 độ C. Nhiệt độ ban đêm luôn duy trì từ 16-18 độ C.
  • Duy trì độ ẩm cho cây theo từng giai đoạn.
  • Luôn để chậu lan ở nơi thông thoáng, nhiều gió.
  • Muốn cho cây lan đai châu sớm nở hoa thì bạn nên đặt cây dưới ánh đèn để nhiệt độ ấm.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Lanhodiep.vn đã hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc hoa lan đai châu chuẩn nhất. Hãy bắt tay ngay vào trồng ngay thôi nào, chúc bạn trồng thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0888.286.788 để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Đánh giá