Cách Chăm Sóc Hoa Lan A-Z Phát Triển, Ra Hoa Đẹp

Để trồng và chăm sóc các loại hoa lan được khỏe mạnh và ra hoa nở to đẹp cần phải đảm bảo điều kiện cho hoa lan phát triển. Bài viết của lanhodiep.vn dưới đây sẽ bật mí cách chăm sóc hoa lan chi tiết và đầy đủ nhất.

Vài nét về cách chăm hoa lan

Hoa lan hay còn được gọi là hoa phong lan, có nguồn gốc từ Brazil và được nhiều người biết đến từ những năm 1800. Hoa lan được ưu ái gọi dưới cái tên “Nữ hoàng các loài hoa” trong giới quý tộc Anh bởi vẻ đẹp kiêu sa và mùi hương quyến rũ của nó. Ở Việt Nam, hoa lan có mặt chủ yếu ở các vùng núi rừng Cao Bằng, Lào Cai, Quy Nhơn, Đà Lạt…

Một số người cho rằng hoa lan là một loại hoa tầm gửi khi thấy chúng bám trên các cành cây hay hốc đá. Tuy nhiên, hoa lan không sống dựa vào nhựa của cây như các loại hoa tầm gửi. Chúng bám vào đó để hấp thụ các tinh chất do hoa, lá mục và phân chim chuyển tới.

Hoa lan có màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú. Hoa lan tím sậm, hoa lan đỏ nhạt, hoa lan nâu và hoa lan xanh là những loài hoa được nhiều người yêu thích nhất.

Với vẻ đẹp đã có từ thời xa xưa, hoa lan mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoa lan thường tượng trưng cho vẻ đẹp, sự nữ tính, thông minh và sang trọng. 

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Chăm Sóc Hoa Lan Đúng Cách Sẽ Giúp Hoa Luôn Đẹp Và Khỏe Mạnh

Xem thêm >>> Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Than Củi, Than Tổ Ong Hiệu Quả Bất Ngờ

Môi trường trồng hoa phù hợp

Vì hoa lan là một loại hoa khá khó chăm nên muốn chăm sóc hoa lan đúng cách thì bạn cần lưu ý một số yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng hay khí lưu thông… Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây nhé.

Sử dụng chậu có lỗ thoát nước

Một số người lần đầu trồng lan thường nghĩ rằng hoa lan cần được trồng trong chậu trong đất như những loài hoa khác. Vậy nên một trong những điều thiết yếu khi trồng lan là chậu cây phải có những lỗ nhỏ thoát nước để phần nước dư thừa có thể chảy ra khỏi chậu. Cây lan có thể sẽ bị chết do thối rễ nếu phần nước thừa không thoát ra. 

Vì vậy, nếu như cây lan của bạn đang trồng trong một chậu không có lỗ thoát nước, bạn nên tiến hành thay một chậu lan mới để quá trình trồng đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý rằng nên lót đĩa hoặc khay hứng nước dưới đáy chậu để nước không tràn ra sàn. 

Cung cấp giá thể thoát nước cho hoa lan

Giá thể cho hoa lan có thể được làm từ vỏ cây hoặc từ rêu. Giá thể làm từ vỏ cây có thể thoát nước rất tốt và chống úng nước cực kỳ hiệu quả. Nhưng giá thể cũng có nhược điểm nhất định, nó dễ bị phân hủy và ảnh hưởng đến quá trình sống của hoa lan. Bên cạnh đó bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều nước tưới cây để tránh dẫn đến tình trạng giá thể bị phân hủy. Thay vào đó bạn nên thay chậu thường xuyên để giúp hoa lan luôn được bảo vệ ở trạng thái tốt nhất.

Một số giá thể phổ biến dùng làm đất trồng lan gồm:

  • Đất sét nung, sỏi, đá núi lửa: Đây là dạng đất đá được nung ở nhiệt độ trên 1000 độ C nên sạch khuẩn, không có nguồn lây nhiễm, có bán sẵn trên thị trường. Ưu điểm là khả năng thấm hút nước cao, thích hợp lót dưới đáy chậu lan.
  • Than củi: Giá thế này thích hợp hầu hết với các loại lan có thể mua ở cửa hàng. Bạn chỉ cần đập nhỏ than củi, ngâm với nước sạch rồi để ráo nước phơi khô và đem dùng. Ưu điểm của than củi là khả năng kháng khuẩn cao, giữ ẩm tốt và độ bền cao.
  • Xơ dừa: Là giá thể có mức giá rẻ trên thị trường và hoàn toàn có thể tự làm bằng cách mua trái dừa về tách phần vỏ đập nát rồi mang đi phơi khô. Xơ dừa có khả năng giữ ẩm cao và thường dùng lót đáy chậu lan.
  • Dơn: Là loại giá thể phổ biến được nhiều người tin dùng. Dơn là sợi của cây dương xỉ hoặc rêu phơi khô ép. Chúng có khả năng hút âm cao và rất thoáng khí.
  • Vỏ thông: Là loại giá thể giữ nước và độ ẩm tốt, thích hợp cho nhiều loại lan như hồ điệp, phi điệp và lan kiếm. Loại giá thể này giữ lại những phần muối có trong nước và phân bón để cung cấp cho lan. Nhược điểm của vỏ thông là chỉ ngấm được ⅔ số Nitrogen trong phân bón và dễ bị mục nát sau 2 năm sử dụng.
  • Gỗ ghép lan: Gỗ ghép lan thường là loại gỗ vú sữa được cắt thành những khúc gỗ với kiểu dáng khác nhau để tăng tính thẩm mỹ cho giỏ lan. 
  • Vỏ đậu phộng: Đây là loại giá thể thoáng khí và giữ ẩm tốt. Hơn nữa, vỏ đậu phộng còn chứa hàm lượng đạm cao và thời gian phân hủy lâu. Người ta hay dùng vỏ đậu phộng kết hợp với một số giá thể khác để trồng lan. 

Lan là loại ưa ẩm và cực kỳ ghét việc úng nước. Chậu của lan không có lỗ thoát nước hoặc rễ phát triển mạnh làm bịt kín lỗ chậu. Trong trường hợp này, bạn cần thay chậu và một bộ giá thể mới để tránh bị thối rễ nhé!

Ánh sáng (nơi đặt chậu)

Yếu tố quan trọng nhất để hoa lan có thể duy trì sự sống đó là ánh sáng. Nhiều loài lan chỉ sống được trong bóng râm, ánh sáng mặt trời trực tiếp khiến hoa lan bị cháy và không thể ra hoa. Bạn nên đặt cây lan gần cửa sổ quay mặt về hướng Nam hoặc Đông để cây có đủ điều kiện ánh sáng tốt nhất. Cửa sổ hướng Tây sẽ có quá nhiều ánh sáng mặt trời và cửa sổ hướng Bắc không thể cung cấp đủ lượng ánh sáng mà cây lan cần.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Đặt Hoa Lan Ở Nơi Có Ánh Sáng Tốt Để Cây Phát Triển

Ngoài ra, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng lá hoa lan xem nó có đang tiếp nhận lượng ánh sáng vừa đủ hay không. Lá hoa lan nên có màu xanh lục nhạt với tông màu hơi vàng. Nếu lá có màu xanh đậm, điều đó có nghĩa là phong lan không nhận đủ ánh sáng. Nếu lá có màu vàng, nâu hoặc hơi đỏ, điều đó có nghĩa là chúng đang bị cháy nắng quá nhiều. 

  • Nhóm cây hoa lan ưa nóng (Paphiopedilum, Phalaenopsis và Oncidium) phát triển tốt nhất nếu chúng nhận được ánh sáng từ phía Bắc hoặc ông. 
  • Nhóm cây hoa lan ưa lạnh (Cattleya, Dendrobium và Vanda) sẽ nhận nguồn ánh sáng từ phía Tây hoặc phía Nam.
  • Nhóm hoa lan chịu nhiệt độ trung bình là các loại thích được trồng trong nhà, ở cạnh  rèm cửa hoặc rèm cửa sổ. Bằng cách này, chúng nhận được nhiều ánh sáng, nhưng là nguồn ánh sáng gián tiếp.

Nhiệt độ 

Hầu hết các loài lan có nguồn gốc từ khí hậu nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng ẩm nên nhiệt độ tốt nhất để hoa lan phát triển trung bình dao động từ 18,3 độ C đến 23,8 độ C tùy thuộc vào các loài lan khác nhau. Nếu nhiệt độ quá lạnh có thể khiến hoa lan bị chết. Với từng loại lan mà nhiệt độ chăm sóc cũng sẽ có sự chênh lệch nhưng không quá đáng kể. Khi trồng hoa lan trong nhà thì chỉ nên để nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch khoảng 5-7 độ C.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Nhiệt Độ Thích Hợp Để Hoa Lan Phát Triển Khoảng 16 Độ C

Cung cấp không khí lưu thông

Để hoa lan phát triển khỏe mạnh thì cần có lượng khí lưu thông tốt để rễ cây được bền và phát triển nhanh. Để cung cấp khí được hiệu quả, bạn nên sử dụng quạt trần với tốc độ chậm hoặc sử dụng quạt cây nhưng quay ra hướng khác để không khí xung quanh hoa không bị tù đọng.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Nên Đặt Hoa Lan Ở Nơi Có Khí Lưu Thông Tốt

Chu kỳ sống của các loại hoa lan không giống nhau nên mỗi loại hoa lan sẽ có những nhu cầu và quy tắc chăm sóc khác nhau. Không có một loài lan nào giống nhau hoàn toàn, tất cả đều yêu cầu nhiệt độ, ánh sáng… khác nhau. Vì vậy các bạn cần linh hoạt về điều kiện sống của cây khi chăm sóc cây. 

Tưới nước, bón phân và tỉa hoa

Bên cạnh điều kiện môi trường phù hợp thì việc chăm sóc cây như tưới nước hay bón phân thường xuyên cũng cực kỳ quan trọng. Những cây phong lan không giống như các loại cây khác nên bạn cần phải chú ý lượng nước, độ ẩm hay lượng phân bón cho cây. Hãy cùng Lanhodiep.vn xem qua một số cách tưới nước, bón phân và tỉa hoa hiệu quả dưới đây.

Tưới nước

Tưới nước cho hoa lan quá nhiều cũng không phải là một ý kiến hay. Việc tưới nước quá ít hay thường xuyên cũng sẽ dễ làm chết hoa lan. Bạn nên tưới cây cách ngày để tránh tình trạng giá thể bị úng nước. Ngoài ra nên tưới nước cho cây lan khoảng một lần mỗi tuần và tưới trong vòng 15 giây. Trong những tháng mùa hè, ngày dài hơn đêm và nhiệt độ cao hơn thì thời gian tưới hoa có thể ngắn hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra độ ẩm của giá thể bằng cách dùng tay ấn vào giá thể để xem đã đủ độ ẩm hay chưa. Xoa xoa phần giá thể trên đầu ngón tay để kiểm tra độ ẩm của giá thể. Nếu giá thể bị khô, chưa có độ ẩm nhất định thì nên tưới thêm nước vào giá thể. 

Lưu ý tưới cây nhẹ nhàng bằng cách đổ nước lên bầu hoa hoặc giá thể và để cho ngấm. Sau vài phút, đổ hết nước thừa trong đĩa hoặc khay nhỏ giọt bên dưới chậu. Tùy thuộc vào khí hậu, độ ẩm và giá thể, bạn có thể cần tưới nước cho lan vài lần mỗi tuần đến vài tuần một lần. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các chậu lan trong suốt để biết được lúc nào nên tưới cây. Nếu trong chậu không có nước ngưng tụ thì hãy tiến hành tưới cây.

Phun sương hàng ngày

Nếu như bạn lâu ngày quên không tưới nước cho cây thì nên lắp đặt hệ thống phun sương tự động. Việc này sẽ tránh khỏi tình trạng cây hoa lan bị úng nước do tưới quá nhiều nước. Phun sương thì lượng nước sẽ được phân bổ để ra khắp các vị trí và khả năng cấp ẩm cho cây cũng ở mức vừa phải, cực kỳ thích hợp để cây phát triển.

Cân bằng độ ẩm

Độ ấm hoàn hảo để hoa lan phát triển tốt là từ khoảng 40 – 60%. Nếu như độ ẩm trong nhà hoặc trong không khí dưới 40% thì bạn nên bổ sung nước cho cây hoặc xịt nước dạng phun sương vào cây hoặc giá thể. Nếu độ ẩm không khí cao hơn 60% thì nên sử dụng các thiết bị hút ẩm để tránh trường hợp cây bị mốc, vi khuẩn hay chết cây. Để hoa lan có môi trường ẩm cân bằng thì bạn nên dùng máy tạo ẩm gần cây lan hoặc bằng cách đặt khay đá cuội có nước gần cây.

Bón phân cho cây

Thông thường, bạn nên bón phân cho cây lan của mình một lần mỗi tuần. Phân bón dùng cho cây lan phải được cân đối ở dạng lỏng, chẳng hạn như 10-10-10,  20-20-20 hoặc 20-10-20. Trong thời gian cây nở hoa, bạn nên bón cho cây mỗi tháng một lần và không tưới nước sau khi bón phân. Lý do là bởi vì các chất dinh dưỡng có thể ngấm ra ngoài theo nước.

Sau khi hoa lan nở, tán cây sẽ ngừng phát triển. Do đó, bạn có thể tưới hoặc bón phân ít đi cho đến khi cây lan mọc thêm những chiếc lá mới. Ngoài ra, bón phân quá thường xuyên cũng có thể làm hỏng rễ cây và cản trở quá trình ra hoa. Bạn cũng nên trồng hoa lan trong bóng râm, nơi tránh ánh nắng mặt trời. Khi cành cao khoảng 13cm hãy dùng dây cố định lại thân và cành hoa lan.

Theo một số nhà nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất để bón phân trong ngày là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày có nhiệt độ lớn hơn 33 độ C thì nên phun phân lúc 7 giờ sáng và tưới nước một lần nữa vào lúc 10 giờ. Điều này giúp tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.

Xem thêm >>> 2 Cách Trồng Và Chăm Sóc Tiểu Lan Hồ Điệp Rừng Ra Hoa Đẹp Nhất

Tỉa hoa 

Ngoại trừ hoa lan hồ điệp thì thông thường các loại hoa lan khác sẽ không nở từ hai lần trở lên trên cùng một cành hoa. Đối với hoa lan hồ điệp đã tàn, bạn có thể tỉa hoa bằng cách cắt phần cành hoa bên trên mắt hoa dưới cùng. Với loại hoa lan có củ bẹ thì cắt phần cành sát bên trên bẹ. Những loại còn lại thì cắt cành sát giá thể nhé!

Xử lý sâu bệnh

Hoa lan là loài hoa dễ bị sâu bọ phá hoại, làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây. Hãy cùng Lanhodiep.vn xem qua một số cách xử lý sâu bệnh hiệu quả dưới đây.

Loại bỏ sâu bệnh

Khi nhìn thấy lá cây dính hoặc có những vết đốm mốc đen như bồ hóng thì đây chính là dấu hiệu của sâu bệnh. Bạn nên bắt sâu ngay ở trên mặt và dưới lá cây để tránh tình trạng sâu ăn lá ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ và chất lượng của hoa. Bạn có thể dùng tay bắt tất cả sâu bọ nhìn thấy ở mặt trên và mặt dưới của lá cây cũng như trên cuống hoa lan.

Rửa lá bị sâu bệnh

Sau khi bắt sâu bọ bạn nên tiến hành rửa các lá nhiễm sâu bọ bằng xà phòng. Bạn có thể sử dụng xà phòng hoặc nước rửa bát rồi dùng khăn nhúng ẩm dung dịch, sau đó làm sạch trên từng lá và cuống hoa. Chất tẩy rửa này sẽ làm sạch nhựa dính, bồ hóng và tiêu diệt những sâu bọ còn sót lại. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa để làm sạch cây lan, bạn có thể thường xuyên lau lá hay vệ sinh thân bằng nước sạch để đảm bảo cây hạn chế được tối đa tác động của các loại sâu bọ.

Phun thuốc trừ sâu cho lan nếu vẫn thấy dấu hiệu sâu bệnh 

Nếu như bạn đã bắt sâu, rửa sạch lá nhưng vẫn thấy hoa lan có dấu hiệu bị bào mòn,bị ăn lá, héo thì hãy mua thuốc diệt sâu bọ. Bạn nên yêu cầu nhân viên giúp bạn tìm loại thuốc trừ sâu an toàn để sử dụng cho cây phong lan và làm theo hướng dẫn ứng dụng trên bao bì. Không nên dùng quá nhiều thuốc trừ sâu mà chỉ nên dùng một lượng nhỏ vừa phải vì cây phong lan rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc quá nhiều chất hóa học cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống của cây.

Loại bỏ các mô bị bệnh 

Nếu như hoa lan có dấu hiệu đổi màu hoặc những đốm màu vàng kem màu nâu hoặc đen thì có nghĩa là hoa lan của bạn đã bị bệnh. Bạn nên dùng kéo để cắt những phần mô bị bệnh đó. Bên cạnh đó, hãy khử trùng hoặc làm sạch dụng cụ trước khi loại bỏ mô bệnh. Trong một số trường hợp, tốt nhất là nên vứt bỏ toàn bộ cây để tránh bệnh lây lan.

Sử dụng thuốc chống nấm hoặc chống vi khuẩn 

Một số loại vi khuẩn, nấm nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa lan. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường có thể ảnh hưởng đến cây phong lan bao gồm bệnh thối nâu, thối đen và đốm nâu, biểu hiện là các đốm đen trên lá hoặc trên bầu. Các bệnh nhiễm nấm thông thường bao gồm cháy lá và thối rễ, biểu hiện là rễ, giả hành và lá bị thối rữa. Các bệnh nấm thường gặp bao gồm bệnh tàn lụi, thối rễ có biểu hiện ở rễ cây, củ bẹ và lá cây.

Vậy nên sau khi cắt bỏ một số mô bị nhiễm bệnh, bạn có thể sử dụng thuốc xịt chống nấm hoặc diệt vi khuẩn để xịt lên toàn bộ cây. Tùy vào tình trạng bệnh của cây mà sử dụng lượng thuốc phù hợp. Bạn có thể tìm mua những sản phẩm trên tại các trung tâm làm vườn hoa.

Như vậy, lanhodiep.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin vê cách chăm sóc hoa lan chi tiết và đầy đủ nhất. Để hoa lan luôn nở đẹp và tươi mới, bạn cần phải chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!

5/5 - (1 bình chọn)