Hoa lan quế tím là một trong những giống hoa đẹp nhất hiện nay, nó được yêu thích bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng. Với màu sắc đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc và giá thành lại không quá cao nên được nhiều người săn lùng tìm kiếm. Hãy cùng Lanhodiep.vn tìm hiểu thông tin về hoa lan quế tím nhé.
Giới thiệu chung về lan quế tím
Lan quế tím là một trong tám loại Lan Giáng Hương Việt Nam được đông đảo người chơi hoa yêu thích. Tên khoa học của lan quế tím là Aerides Crassifolia Parish. Với màu tím nổi bật đặc trưng kết hợp với một chút sắc trắng và hồng chấm điểm trên từng cánh hoa, vậy nên lan quế tím còn được gọi là hồng sắc hay giáng hương. Đây là những cái tên mỹ miều mà người ta đặt cho lan quế tím vì nếu bạn ngắm lan quế tím một lần thì sẽ bị say mê trước vẻ đẹp độc đáo của nó.
Bên cạnh đó, lý do loại hoa này có tên gọi như vậy vì chúng có hương thơm khá dịu nhẹ của quế. Điểm tạo nên nét đặc biệt của loài hoa này đó là sắc hoa tươi tắn kết hợp với hương thơm thoang thoảng của quế khiến người ta không thể nào quên được.
Thực chất lan quế chỉ có hai dòng hoa là lan quế hương màu trắng và lan quế tím. Bạn có thể tìm hoa lan quế tím tùy vào từng vùng và điều kiện khí hậu vì mỗi nơi lan quế sẽ có những màu khác nhau. Đó có thể là màu tím nhạt, hồng nhạt hoặc thậm chí là màu hồng. Chính vì sự đặc biệt này nên có khá nhiều người chơi lan nhầm lẫn khi mua hoa lan quế.
Khi mua lan quế tím bạn có thể dựa theo hình dạng lá hoa để phân biệt được chúng. Hiện nay có hai loại là lan quế tím lướt và lan quế tím xếp. Bên cạnh đó có một loại lan quế tím khác là lan quế tím lá nhăn nhưng ít người biết đến. Mặc dù hình thức của lá có khác nhau nhưng về hoa và mùi hương thì không có quá nhiều sự khác biệt.
Lan quế tím lá xếp thường có dáng lá thẳng và khá cứng cáp. Lá hoa phát triển theo hướng chếch lên một chút xíu, mọc sát nhau và ôm lấy thân. Chính vì vậy mà lan quế xếp thường có thân khá ngắn, lá cũng không được dài và thường dày hơn là lan quế lướt.
Lan quế tím lướt thì có dáng lá khá dài hơi lơi lơi và mọc thưa nhau. Đồng thời các xếp lá cũng không quá khít, lá của lan quế lướt khá mỏng, thân cây thường nhỏ và mềm hơn so với các loại lan khác. Lan quế lướt mọc sang ngang do thân mềm và nhỏ không trụ được sức nặng của hoa và lá. Tuy nhiên ngọn cây vẫn hướng về phía có ánh sáng.
Đặc điểm sinh trưởng của lan quế tím
Lan quế tím thường ra hoa vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch hàng năm. Nếu bạn muốn hoa lan ra hoa vào một số dịp đặc biệt như lễ Tết thì có thể điều chỉnh cách chăm sóc, tưới nước và cắt tỉa. Độ bền của hoa lan quế tím khá cao, có thể giữ được độ tươi từ khoảng 20 – 30 ngày nên sẽ giúp bạn có một không gian sống đầy sắc hoa và hương thơm ngát.
Khả năng sinh trưởng của lan quế tím khá đặc biệt. Mỗi khi ra hoa thì sẽ ra theo từng chùm, mỗi chùm hoa sẽ dài từ khoảng 25 – 50cm. Chiều dài của hoa thậm chí có thể bằng chiều dài của cả thân. Trên mỗi chùm hoa sẽ có khoảng từ 15 bông hoặc đến hơn 30 bông hoa to. Các bông hoa sẽ nằm song song đối diện cánh hoa. Trung bình kích thước của mỗi bông hoa sẽ khoảng 2 – 3cm, so với các loại lan khác thì đây là kích thước khá to. Tuy nhiên nó sẽ mang tới vẻ đẹp cực sắc đặc biệt của riêng dòng lan quế tím này.
Xem thêm >>> Hoa lan phong tím ở nước nào? Vì sao được ưa chuộng?
Đặc điểm của cây lan quế tím
Lan quế tím là một trong tám loại Lan Giáng Hương Việt Nam nên dù ngoại hình có nhiều điểm giống nhau nhưng vẫn có những điểm riêng nhất định giúp bạn dễ dàng phân biệt với các loại hoa lan khác. Nếu như bạn là một người mới chơi hoa và gặp khó khăn trong việc nhận biết chúng thì có thể tham khảo thông tin dưới đây nhé:
Khả năng sinh trưởng, phát triển
Vì là dòng lan khá dễ trồng, dễ chăm và phát triển khá tốt nên chỉ cần bạn chú ý một chút về cách trồng và cách chăm sóc là đã có thể dễ dàng nhân giống hoặc tách giò cực kỳ nhanh và hiệu quả. Lan quế tím là dòng lan ưa nắng và môi trường có độ ẩm cao. Bạn cần cung cấp đủ lượng ánh sáng để lan quế tím phát triển, lượng ánh sáng tầm khoảng 50% – 60% là đủ để lan quế tím sinh trưởng. Thường lan quế tím sẽ phát triển tốt nhất ở những nơi có khí hậu nóng và sẽ dễ chết ở những nơi khí hậu lạnh.
Màu sắc đặc trưng
Với màu tím đặc trưng mang trong mình nét tươi tắn cùng với một chút huyền bí nên không ngạc nhiên khi người ta gọi nó là giáng hương hay hồng sắc. Màu sắc của hoa sẽ thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu của nơi trồng. Có thể là màu tím nhạt hoặc hồng phớt hoặc hồng tím. Đôi khi có thể là màu trắng hồng nên người ta gọi nó gọi là hồng sắc.
Thân cây và lá cây
Lan quế tím có thân khá mập và ngắn, khác với những dòng hoa lan còn lại. Trung bình chiều dài của lan quế tím sẽ khoảng 60cm, tối ta là 70cm. Vì là cây lan rừng được khai thác tự nhiên nên chiều dài của chúng khá ngắn. Lá của lan quế tím thường khá cứng, dày và xếp thành hai hàng song song đối xứng nhau. Ngoài ra đỉnh sẽ chia làm 2 chùy để mọi người dễ nhận biết hơn.
Mùi hương
Lan quế tím có mùi hương khá nhẹ, mang một chút gì đó vừa tinh tế, vừa bí ẩn khiến người ta mãi mê đắm cái mùi hương thơm quế thoang thoảng đặc trưng. Nếu bạn từng ngửi qua thì sẽ cảm thấy có một chút gì đó vừa lạ mà vừa thân thuộc. Mùi quế không quá nồng mà cực kỳ nhẹ nhàng sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Chỉ cần một vài giỏ lan quế tím treo trên ban công đã giúp bạn có không gian sống cực kỳ thơm mát. Bên cạnh đó, vì mùi hương không quá nồng nên sẽ không kén người chơi và cũng không gây ra trường hợp bị đau đầu nếu bạn quá nhạy cảm.
Lan quế tím có nhiều nhất ở đâu?
Lan quế tím xuất hiện nhiều nhất ở vùng Nam Trung Bộ như Đà Lạt, Đắk Lắk, Tây Nguyên… vì ở đây có khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp lan quế tím ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Myanmar… vì khu vực này có thời tiết khá tương tự vùng Nam Trung Bộ.
Ý nghĩa của lan quế tím
Mỗi loài hoa đều có ý nghĩa riêng và thường ẩn chứa những thông điệp nhất định. Nếu như hoa hồng là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, hoa hướng dương tượng trưng cho tương lai tươi sáng thì hoa lan chính là biểu tượng của sự thanh cao, quý phái nhưng không kém phần sang trọng.
Với màu tím đặc trưng đầy nổi bật, đây là biểu tượng của sự thủy chung, là đại diện của tình yêu đôi lứa lãng mạn và đầy khăng khít. Lan quế tím còn được coi là lời thề hẹn sẽ mãi sánh đôi đến đầu bạc răng long của các cặp đôi. Đây là loài hoa thường được dùng để làm quà tân gia cũng cực kỳ hợp.
Bên cạnh đó, lan quế tím chính cũng là biểu tượng cho tình bạn đẹp gắn bó dài lâu. Đây là thông điệp của tình bạn tri kỷ, gắn bó không chỉ đối với những người bạn ở niên thiếu mà còn với những người đã cùng nhau vượt qua mọi sóng gió để bước tiếp trong cuộc sống.
Ngoài ra, không chỉ mang một ý nghĩa tích cực về màu sắc mà lan quế tím còn được coi là hình ảnh tượng trưng cho một vẻ đẹp mạnh mẽ, cá tính, đầy độc lập nhưng vẫn không thiếu đi vẻ quyến rũ, bí ẩn. Người ta thường ví lan quế tím giống như một người con gái tài sắc vẹn toàn được nhiều người ngưỡng mộ, trân quý.
Chính vì những lý do trên mà lan quế tím thường được trưng bày khá nhiều trong các tiệm hoa hay các sạp hoa bên đường. Đây là giống hoa đẹp được rất nhiều người ưa chuộng, người ta mua lan quế tím không chỉ vì những ý nghĩa của nó mà còn vì mùi hương và vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt.
Công dụng của lan quế tím
Làm cảnh, trang trí
Công dụng chính của lan quế tím là làm cảnh trang trí. Nếu như bạn đang ở vùng nông thôn có nhiều vườn đất thì có thể treo hoa lan trên cành cây nơi thoáng mát để cây có thể phát triển tốt. Tiện lợi nhất là bạn nên làm một khu riêng biệt để chuyên trồng và chăm sóc hoa lan.
Hoặc nếu bạn ở thành phố thì có thể trồng trên ban công để hoa có thể tiếp xúc được với ánh mắt nắng mặt trời. Ngoài ra, cũng có thể treo ở phòng khách, mái hiên hoặc trong cột nhà, thậm chí là hành lang hoặc tiền sảnh đều được. Lưu ý nên treo ở những nơi có bóng mát hoặc gốc cây to để cây vừa có thể hấp thụ được ánh sáng, vừa có độ thoáng.
Bạn cũng có thể tận dụng một số không gian như trong phòng khách, bếp ăn, phòng ngủ hoặc ngoài ban công hay trên sân thượng sẽ giúp bạn vừa có không gian sống đẹp mà vừa có thể lọc bụi bẩn được hiệu quả.
Giá trị kinh tế
Về giá trị kinh tế thì đa số các dòng lan rừng thường không có giá trị kinh tế cao, bạn chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn nó là đã có thể mua được một giỏ hoa lan nở cực đẹp. Mặc dù có giá thành khá rẻ tuy nhiên lan quế tím vẫn mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, khác biệt so với các loài hoa khác. Quan trọng nhất là bạn chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ nhưng lại có không gian sống đẹp đẽ, giúp bạn sưu tập được nhiều loài hoa hơn và mang lại tinh thần lạc quan, thoải mái.
Xem thêm >>> Lan trúc đen là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z
Cách trồng cây lan quế tím
Nếu bạn là người mới chơi lan và mới biết qua về dòng lan quế tím này thì có thể tham khảo cách trồng lan quế tím dưới đây, để giúp hoa lan có thể phát triển tốt và ra hoa đẹp:
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để trồng ghép hoa lan
Một số dụng cụ mà bạn cần phải chuẩn bị khi trồng lan quế tím đó là:
- Dao hoặc kéo để cắt tỉa.
- Giống lan quế tím hoặc cây đã ra rễ, mầm, mắt.
- Giá thể trồng dớn, gỗ thông, vỏ dừa hoặc than củi để ghép lan quế tím.
- Dung dịch sát khuẩn B1, Atonik.
Xử lý giá thể trồng
Tùy vào từng loại giá thể mà sẽ có cách xử lý khác nhau, mục đích chính của công đoạn này là loại bỏ những chất bẩn vi khuẩn trong giá thể để tránh gây độc hại cho hoa lan.
Ngâm giá thể trong nước
Trước khi tiến hành trồng thì bạn cần ngâm nước các loại giá thể như than, xơ dừa hoặc vỏ thông để có thể loại bỏ hết các hoạt tính và axit không cần thiết trong đó. Quá trình này cũng sẽ giúp hoa lan dễ no nước hơn. Đối với xơ dừa và vỏ thông thì cần ngâm từ 1 đến 2 tiếng, còn than củi thì ngâm cho tới khi than chìm xuống đáy thì bỏ ra.
Ngâm giá thể trong nước vôi
Khi ngâm xơ dừa và vỏ thông với nước vôi sẽ giúp làm giảm tanin, lignin trong xơ dừa và những chất cặn bẩn khác bám trên vỏ thông. Nếu bạn trồng hoa lan tím với vỏ thông thì sẽ hạn chế được tình trạng nấm mốc vì trong vỏ thông có nhựa resin để sát khuẩn cực kỳ tốt.
Rửa sạch lại với nước
Sau khi ngâm trong nước vôi thì bạn nên rửa sạch lại với nước và phơi khô rồi có thể tiến hành trồng luôn. Nếu cẩn thận hơn thì có thể sử dụng dung dịch Benkona để phun khử trùng hoặc hoặc sát khuẩn với Physan 20.
Loại bỏ giá thể cũ
Đối với những loại giá thể cũ thì bạn nên cắt bỏ hoàn toàn, không nên giữ lại hoặc đổi sang giá thể khác vì giá thể cũ sẽ có nhiều nấm mốc và mầm bệnh gây ảnh hưởng tới hoa lan. Do đó nên sử dụng giá thể mới để giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Chặt nhỏ giá thể
Bên cạnh đó bạn cũng nên chặt nhỏ giá thể xơ dừa và vỏ thông dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước 0,5×0,5cm hoặc 1x2cm để dễ trồng lan quế tím. Bạn có thể căn kích thước tùy chỉnh phù hợp với hình dáng của cây lan. Xơ dừa và vỏ thông được chặt nhỏ sẽ giúp tăng sự thoáng khí và phát triển tốt hơn.
Xử lý chậu trồng lan quế tím
Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng giúp bạn loại bỏ nấm mốc và côn trùng gây hại bám trên chậu, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đầu tiên hãy tiến hành rửa sạch chậu lan với nước sau đó phơi khô. Bạn có thể để chậu ngậm non nước rồi tiến hành trồng hoàn toàn được vì sẽ giúp cây tăng thêm độ ẩm. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng sát khuẩn Benkona hoặc Physan 20 để loại bỏ vi khuẩn.
Xử lý thâm mầm lan quế tím
Kể cả bạn trồng lan quế tím bằng giống, giá thể hoặc chậu thì đều cần tiến hành xử lý qua thân mầm của lan. Bạn có thể xử lý theo các cách sau:
- Loại bỏ các lá và rễ cây bị thối vàng, sau đó cắt bỏ hoàn toàn những phần bị thối nhũn để tránh ảnh hưởng tới cây.
- Những rễ cây già, bị gãy thì nên loại bỏ hoàn toàn sau đó bôi vào chỗ cắt để cây không bị mất nước hoặc nhiễm trùng.
- Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm với dung dịch B1 và Atonik để kích thích rễ tăng trưởng, mỗi lần ngâm khoảng 15 đến 20 phút sau khi trồng.
Cách trồng lan quế tím vào chậu
Trồng lan quế tím không khó nhưng để cây có thể sống lâu và phát triển khỏe mạnh thì bạn cần tuân thủ các bước sau:
Lót miếng xốp bên dưới
Những miếng xốp nhỏ kích thước vuông được lót dưới chậu cây sẽ giúp giảm tình trạng rễ cây bị ngập úng nước trong những ngày mưa hoặc khi tưới quá nhiều nước. Các miếng xốp này cũng sẽ tạo ra một khoảng cách nhất định giữa lan và đáy chậu để bảo vệ cho rễ cây. Ngoài ra miếng xốp này là một điểm bám cho rễ lan để cây không bị gãy, lung lay khi gặp bão hoặc gió to.
Đặt cây vào chậu
Sau khi lót xốp bên dưới đáy thì chúng ta tiến hành trồng lan quế tím vào chậu. Bạn có thể cố định thân lan bằng một cột trụ để cây leo bám tốt và cân bằng khi phát triển. Bên cạnh đó cũng có thể cho cây nằm ngả sang hai bên thành chậu mà không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng.
Bổ sung giá thể
Bạn có thể bổ sung thêm một chút giá thể trong chậu lan để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên không nên nén giá thể quá chặt trong chậu vì nó sẽ khiến đất và giá thành bị nén và ép chặt lại, rễ cây không có không khí và độ thông thoáng để phát triển. Khi cho giá thể vào chậu thì bạn nên để cách miệng chậu khoảng 1cm, không nên để giá thể quá nhiều, quá cao so với miệng chậu vì sẽ khiến rễ lan bị bí, không phát triển được.
Để cây có thêm điều kiện sinh trưởng thì nên kết hợp nhiều loại giá thể với nhau như xơ dừa cùng với vỏ thông hoặc than củi.
Cố định thân lan
Lan là cây thân mềm nên người ta thường cắm một cột trụ trong chậu và buộc thân lan vào cột trụ này để cố định cây. Cột trụ có thể bằng nhôm hoặc đồng, còn dây buộc thì nên sử dụng dây nhựa hoặc nilon. Lưu ý không được dùng dây sắt để cố định thân lan vì có thể khiến thân cây lan bị tổn thương, gây nhiễm trùng và dễ chết.
Cách chăm sóc cây lan quế tím
Chăm sóc lan để cây khỏe mạnh, nhanh ra hoa không bị thối là điều cực kỳ quan trọng mà không phải ai cũng có thể làm được. Có nhiều người đã phải bỏ hoa lan vì không biết cách chăm sóc khiến lan bị chết, bạn có thể lưu ý một số điều dưới đây:
Ánh sáng
Chúng ta đều biết hoa lan là một loại hoa khá nhạy cảm, đặc biệt là với ánh sáng. Nếu ánh sáng quá nhiều sẽ khiến hoa dễ bị cháy, bị héo và chết. Nếu không có đủ ánh sáng cây cũng không thể ra hoa. Điều kiện ánh sáng tốt nhất để làm lan quế tím phát triển là từ 50% – 60%. Bạn nên tìm hiểu kỹ về vị trí đặt giá thể để cây phát triển tốt nhất.
Trong những ngày nắng nóng thì cây sẽ dễ chết, bạn có thể treo ở dưới cành cây hoặc tốt nhất nên sử dụng thêm các tấm lưới để che nắng trong những ngày thời tiết nắng cực điểm.
Độ ẩm
Bạn cần đảm bảo luôn cung cấp đủ nước và độ ẩm thường xuyên để cây nhanh ra rễ và phát triển. Bạn có thể sử dụng Atonik để hỗ trợ cây phát triển nhanh và sử dụng các bình phun sương phun định kỳ hàng ngày. Buổi sáng sớm là thời điểm thích hợp nhất để cây có thể ngậm non nước. Tránh tưới cây vào buổi trưa nóng bức khi nhiệt độ đang tăng cao.
Hàng ngày bạn nên tưới nước từ 1 – 4 lần để cây giữ được độ ẩm tốt nhất. Nếu thời tiết quá nóng và oi thì có thể tăng số lần tưới lên. Hoa lan quế tím sẽ sinh trưởng tốt nhất trong môi trường ẩm từ 60% – 80%, nếu bạn không biết cách để duy chế độ ẩm cho cây thì có thể đặt một ít sỏi và đá cội trong chậu để giữ nước cho cây. Bạn cũng phải đảm bảo rằng rễ cây phải luôn ở trên sỏi và đá cuội không được chạm vào nước để rễ không bị úng.
Phân bón
Đây là một công đoạn khá dễ kể cả đối với người mới chơi lan. Bạn có thể sử dụng phân NPK có hàm lượng đạm cao để kích thích cho cây nhanh ra rễ. Nhược điểm của hoa lan quế tím là dễ bị chết hoặc thối nhũn khi thời tiết mưa nên để đảm bảo sự an toàn cho cây thì bạn nên sử dụng phân NPK hàm lượng 20-20-20 là an toàn nhất.
Ngoài ra các loại phân tan chậm cũng có thể dùng để chăm sóc cây. Tùy theo độ to hay nhỏ của giá thể mà bạn có thể sử dụng những loại túi khác nhau. Bạn có thể dùng 2 – 3 túi quanh chậu cây và thay túi sau khi đã khai thác hết chất dinh dưỡng. Thông thường một túi chỉ nên sử dụng trong tầm từ 3 đến 4 tháng. Sau khi lan quế tím ra hoa khoảng một tháng thì bạn nên tích cực bón phân cho cây.
Độ thoáng khí
Bạn không nên để lan quế tím ở nơi có quá nhiều gió vì nếu gió mạnh sẽ khiến cây dễ bị gãy vì thân lan quế tím khá mỏng và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng trong môi trường gió. Bạn chỉ nên để ở nơi thông thoáng gió nhẹ để không ảnh hưởng cây.
Nhiệt độ
Nhiệt độ đẹp nhất để lan quế tím phát triển là tầm khoảng từ 14 – 17 độ C trong thời tiết ban đêm. Ban ngày từ khoảng 19 – 28 độ. Với nhiệt độ từ 21 – 30 độ thì hoa lan sẽ giữ được lâu và tươi tắn nhất.
Kích thích cho ra hoa
Thông thường hoa lan sẽ tàn sau khoảng 3 – 4 tháng. Nếu cuống hoa có màu nâu thì bạn nên loại bỏ toàn bộ các cuống nâu đó để cây sinh trưởng. Ngược lại nếu cuống còn xanh thì chỉ nên cắt một bớt bên trên của hoa.
Phòng ngừa bệnh cho lan quế tím
Lan quế tím là giống hoa khá khỏe mạnh, ít khi gặp bệnh. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà nên xử lý nấm và vi khuẩn định kỳ. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chuyên dụng NHƯ Score, Antracol… để loại bỏ vi khuẩn. Trung bình nên phun định kỳ một tháng một lần, không nên phun quá nhiều.
Bạn cũng nên thay loại thuốc thường xuyên để tránh hiện tượng cây bị nhờn thuốc. Ngoài ra cần phải lưu ý để cung cấp độ ẩm vừa đủ, bón cây thường xuyên và tăng thêm độ đạm là có thể vừa giúp cây phát triển tốt vừa phòng ngừa sâu bệnh.
Những hình ảnh đẹp nhất về lan quế tím – loài hoa có vẻ đẹp quyến rũ, say mê
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về loài hoa lan quế tím mà có thể bạn chưa biết:
Vậy là qua bài viết này, Lanhodiep.vn đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích nhất về lan quế tím. Đây là một loại hoa cực kỳ đẹp và ý nghĩa lại có tính kinh tế khá tốt. Vẫn còn rất nhiều bài viết bổ ích về các dòng hoa lan khác, hãy theo dõi các số tiếp theo trên website của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin nhé.