Lan Kiếm Xanh Huế: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc

Là một trong các loại phong lan được rất nhiều người chơi đánh giá là dễ nuôi trồng. Loài lan này cũng không yêu cầu quá khắt khe trong quá trình chăm sóc, mà giá thành cũng khá hợp lý. Bài viết dưới đây, Lanhodiep.vn sẽ giới thiệu tới các bạn thông tin chi tiết nhất về loài lan kiếm xanh Huế.

Nguồn gốc lan kiếm xanh huế 

Lan Kiếm Xanh Huế
Nguồn Gốc Lan Kiếm Xanh Huế

Đúng như những gì các bạn đang nghĩ khi dòng lan kiếm này được phát hiện tại Huế. Vì thế tên gọi được này gắn liền với địa phương là điều tương đối dễ hiểu. Chúng giúp người trồng có thể phân biệt được các dòng lan kiếm với nhau.

Ngoài tên gọi lan kiếm Xanh Huế theo sắc xanh của hoa và lá thì chúng còn có từng tên gọi dựa theo địa phương tương ứng như kiếm Quảng Bình, Vàng Sài Gòn, kiếm Tứ Thời…

Đặc điểm sinh trưởng của lan kiếm xanh Huế  

Hình dáng bên ngoài

Lan kiếm xanh Huế thông thường mọc thành khóm, thân cây màu xanh đậm hoặc đôi khi thì màu xanh ngả vàng do khí hậu của từng vùng miền. Một số cây lại có các sọc trắng mờ chạy dọc trên thân tạo ra các nét đặc biệt cho cây.

Kích thước

Lan Kiếm Xanh Huế
Kích Thước Của Lan Kiếm Xanh Huế

Thân lan kiếm xanh tương đối ngắn chỉ từ 5cm đến 15cm, hầu như chúng không có thân rõ ràng, thân cây có thể dài hay ngắn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc cũng như khí hậu của từng vùng.

Lan kiếm xanh huế khá to, có bản rộng từ khoảng 3cm đến 7cm, cực dày và màu xanh đậm. Lá của chúng dài từ 40cm đến 60cm và có các đường rãnh chạy dọc chính giữa lá. Hai mép của lá hơi cụp lại có dạng hình chữ V. Lá cây lan kiếm xanh có nhiều bẹ để ôm trọn cả thân cây.

Hoa

Hoa của lan kiếm xanh thường nở rải rác quanh năm kéo dài từ tháng 3 cho đến 11 hàng năm. Khi nở hoa, Lan Kiếm Xanh Huế sẽ tỏa mùi thơm dịu thanh thoát, nhẹ nhàng và lan ra khắp không gian. Hoa của chúng mọc theo từng chùm trên một cuống dài từ 20 đến 40cm buông rủ xuống, mỗi chùm nở trên dưới tầm 30 bông hoa. Cần hoa thì phân không đều ở 3 đến 4 bông đầu tiên.

Lan Kiếm Xanh Huế
Hoa Lan Kiếm Xanh Huế

Hoa lan kiếm rừng thường có 5 cánh màu xanh ngọc kết hợp cùng 3 thùy lưỡi hoa gập màu trắng tinh khôi. Chúng phân bố hoa không đều ở đoạn cuống đầu tiên, chính vì thế đã tạo nên những nét đặc trưng riêng của loài hoa này.

Thời gian hoa nở thường khá ngắn khoảng 5 đến 7 ngày rồi sẽ tàn. Tại những vùng miền có thời tiết mát mẻ có thể giữ hoa được lâu hơn khoảng vài ngày.

Đối với lan kiếm xanh Huế được trồng ở các vùng miền khác có nhiều nắng và được chăm sóc với các chế độ khác nhau thì lá cây sẽ ngả vàng và hoa cũng vàng hơn.

Rễ

Lan kiếm xanh Huế có bộ rễ chùm giúp chúng bám thật chắc vào vật thể nơi nó sống và các giá thể nhân tạo. Chúng hút những chất dinh dưỡng tốt nhất để nuôi các bộ phận khác của cây. Phần đầu rễ cây thường thiếu ánh nắng nên có màu trắng hoặc màu trắng tím, thân rễ  thì màu trắng ngà.

Những loại lan cùng chi với lan kiếm xanh huế 

Hiện nay lan kiếm xanh Huế có 4 loại phổ biến là lan kiếm tiên vũ, lan kiếm lô hội, lan kiếm hai màu và lan kiếm dừa. Để biết thêm thông tin chi tiết về cả 4 loại lan trên thì bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết này nhé.

Lan Kiếm Tiên Vũ

Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Tiên Vũ

Đây là loại lan có kích thước lớn nhất trong các dòng lan kiếm, phần lá của dài, kích thước chiều rộng khoảng từ 3 đến 7cm và chiều dài của cây đến 1m. Lá lan kiếm tiên vũ thường rất dày và cứng. Cành hoa của giống lan này dài từ 50cm đến 1m. Thông thường trên mỗi cành hoa có khoảng 30 bông hoa, mỗi bông có đường kính tới 4cm và chúng tỏa ra mùi hương nhẹ rất thu hút.

Lan Kiếm Lô Hội

Lan kiếm lô hội thường là thạch lan phong lan, chúng thường phân bố chủ yếu ở những vùng núi phía bắc. Loại lan này có lá nhỏ dày, cứng với chiều rộng từ 3cm và chiều dài khoảng 60 – 70cm. Là của giống lan kiếm lô hội vươn thẳng hơi cong về phía trước và phần củ nhỏ khoảng 2 đến 3cm.

Về hoa lan kiếm lô hội thì chúng có màu đỏ nâu và thường nở từ khoảng tháng 2 đến tháng 4. Chùm hoa lan kiếm lô hội dài tầm 60cm, mỗi hoa to, thường có đường kính từ 2 đến 4cm và hoa có mùi thơm dịu nhẹ nhàng.

Lan Kiếm Hai Màu

Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Hai Màu

Đối với giống hoa này có lá khá cứng, dày, chiều rộng khoảng 3cm và chiều dài lên tới 70cm. Hoa của lan kiếm hai màu thường có màu viền vàng và nâu đỏ, chùm hoa dài khoảng 70cm và mỗi chùm hoa có từ 30 đến 40 bông, mỗi bông có đường kính là 4cm. Chúng thường nở vào mùa xuân và tỏa ra những hương thơm rất riêng biệt.

Lan Kiếm Dừa

Loài Lan kiếm dừa mang vẻ ngoài khá đặc biệt với phần lá dài và dày lên đến 1m, chiều rộng khoảng 1 đến 2cm. Hoa thường nở từ 3 cho đến 5 ngày vào mùa xuân và có hương thơm ngọt ngào, đầy quyến rũ. Mỗi chùm hoa dài khoảng 40cm, từng chùm có từ 10 cho tới 20 bông và một bông thì có đường kính là 5cm.

Ngoài ra, còn có các loại lan quý được rất nhiều người ưa chuộng như lan kiếm xanh huế hay lan kiếm vị hoàng.

Ý nghĩa của lan kiếm xanh Huế 

Lan Kiếm Xanh Huế
Ý Nghĩa Của Lan Kiếm Xanh Huế

Hoa lan kiếm xanh Huế mang vẻ đẹp ấm áp, tươi mới, nhẹ nhàng và chứa đựng ý nghĩa cho một sự khởi đầu tốt đẹp, thành công mỹ mãn. Hơn nữa, chúng còn biểu hiện cho niềm vui, tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ấm no.

Trong tình yêu, màu xanh của hoa lan kiếm còn tượng trưng cho một mối tình bền lâu, vĩnh cửu. Màu hoa cũng là biểu tượng của hòa bình, gắn kết và vững chắc.

Lan kiếm xanh Huế tạo cảm giác nhẹ nhàng, tưới mới, thư giãn, mang đến các vận khí tốt lành cho gia chủ. Đặc biệt, chúng còn rất thích hợp với những người mang mệnh Mộc.

Xem thêm >>> Hoa phong lan tím ở nước nào? Vì sao được ưa chuộng?

Công dụng của lan kiếm xanh huế 

Dùng để trang trí nội thất

Với hương thơm đặc trưng của mình, hoa lan kiếm xanh Huế có thể mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu cho không gian sống. Vì vậy, nó thường được sử dụng để trang trí phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, nhà bếp và phòng tắm.

Lan Kiếm Xanh Huế
Hoa Lan Kiếm Xanh Huế Dùng Để Chữa Bệnh

Dùng để chữa bệnh

Ngoài ra, lan kiếm xanh Huế cũng được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Từ lâu, y khoa đã sử dụng loài hoa này để chữa các bệnh như đau đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau bụng, đau răng, khó ngủ và các vấn đề về tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, lan kiếm xanh Huế có tác dụng giải độc, làm dịu các cơn đau, kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

Dùng làm mỹ phẩm

Lan kiếm xanh Huế cũng có tác dụng làm đẹp da. Với khả năng làm mềm da và giúp da tươi trẻ hơn, loài hoa này được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp và chăm sóc da. Các sản phẩm chăm sóc da chứa chiết xuất từ lan kiếm xanh Huế được xem là một giải pháp tự nhiên và an toàn để làm đẹp da.

Dùng để trang trí không gian sân vườn

Lan Kiếm Xanh Huế
Dùng Để Trang Trí Không Gian Vườn

Cuối cùng, lan kiếm xanh Huế cũng được sử dụng để trang trí sân vườn. Với những bông hoa tươi sáng và đẹp mắt, loài hoa này thường được trồng để trang trí các khu vườn, sân vườn và các khu vui chơi giải trí khác.

Cách trồng lan kiếm xanh huế 

Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có 3 cách trồng hoa lan kiếm xanh Huế chính là: trồng treo, trồng trong chậu và trồng trên thân cây. Các kiểu trồng này có gì thuận lợi và khó khăn? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng của từng loại nhé.

Trồng lan treo trên giàn

Đây là một trong những cách trồng lan khá mới và mạo hiểm vì cây lan sẽ chỉ treo bằng một sợi dây được cột dính vào thân cây. Cách trồng này có ưu điểm là loại bỏ được những mầm bệnh gây ra do rêu bám thành chậu.

Lan Kiếm Xanh Huế
Trồng Lan Kiếm Xanh Thành Giàn

Rễ của cây cũng không bao giờ bị úng nước. Đặc biệt bạn sẽ không tốn chi phí mua chậu, và môi trường trồng như than, gạch hay dớn.

Tuy nhiên cách trồng này cũng có một số nhược điểm như lượng phân bón sử dụng cho các lần tưới khá tốn kém. Điều kiện trồng này cũng đòi hỏi phải luôn có độ ẩm cao và ổn định để cây lan không bị cuốn lá. Cách trồng này thông thường sẽ chỉ áp dụng ở các giống lan có độc trụ, cụ thể như Ascocenda hay Vanda Ascocentrum…

Trồng lan theo kiểu thân cây, trồng lên cây sống

Với cách trồng này thì được phân ra thành hai kiểu là thân cây sống và thân cây chết.

  • Thân cây sống

Lan kiếm xanh Huế trồng trên các thân cây sống thường áp dụng ở một số nơi công cộng hơn là trồng riêng ở trong hộ gia đình. Chúng thường mang tính cách sưu tập hơn là tính thẩm mỹ.

Mục đích của cách trồng này là góp phần xây dựng một không gian thiên nhiên thu hẹp. Số lượng giống lan đòi hỏi phải tương đối nhiều và khá khó để làm nổi bật vẻ đẹp của hoa lan. Với cách trồng này thì không phải loại hoa lan nào cũng có thể sống và phát triển tốt được.

  • Trồng lan trên thân cây chiết, trồng lên khúc gỗ

Đây là cách trồng tương đối phổ biến và thường được khuyến khích vì mật độ trồng khá cao và cây phát triển rất nhanh, ít bị sâu bệnh. Trong những loại cây thì vú sữa chính là loại cây thường rất ưa chuộng để thực hiện cách trồng này.

Lan Kiếm Xanh Huế
Trồng Lan Trên Thân Cây

Theo một nghiên cứu trong vòng bốn năm, cho thấy hoa lan phát triển trên thân cây khô nhanh gấp 1,5 lần so với các cây trồng trong chậu.

Với cách trồng này thì gia chủ có thể sử dụng vú sữa có chiều dài tầm 1,5m. Bạn hãy dựng đứng thân vào trong chậu sau đó giữ vững chúng bằng gạch vụn hoặc xi măng đổ vào gốc cây.

Phương thức này có khá nhiều ưu điểm là cây phát triển nhanh, hiếm xuất hiện mầm bệnh hoặc bị thối rễ, mật độ trồng tương đối cao. Hơn nữa, người trồng có thể tạo ra số lượng lan nhanh chóng trong thời gian ngắn. Phương pháp này còn giúp cho nhà vườn phát triển nhiều giống lan của mình.

Phương pháp này áp dụng vô cùng tốt cho những giống phong lan như Dendrobium, Ascocenda, Cattleya,…. Một khuyết điểm duy nhất của phương pháp này là rất khó trưng bày vì không ai muốn mua một cây lan đang trổ hoa bị đứt rễ do mới nhổ ra khỏi thân cây.

Trồng phong lan trong chậu gỗ, nhựa, đất nung

Lan Kiếm Xanh Huế
Trồng Lan Xanh Kiếm Xong Chậu

Đây là cách trồng tương đối phổ biến với những người yêu lan ở khu vực thành thị vì tính tiện dụng như trưng bày ở phòng khách, bán hoặc làm quà tặng. Do chúng tiện lợi lại không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nó. Trồng lan trong chậu đòi hỏi phải có các bước chuẩn bị hết sức cẩn thận để cây được có trạng thái tốt nhất.

Chọn chậu để trồng hoa lan

Hiện nay, có rất nhiều loại chậu được dùng để trồng lan kiếm xanh Huế. Các bạn có thể chọn chậu đất nung, chậu nhựa, hoặc cũng có thể trồng trong quả dừa khô. Chậu trồng lan cần phải có nhiều lỗ để đảm bảo được độ thông thoáng và thoát nước tốt.

Cách trồng hoa lan trong chậu

Lan Kiếm Xanh Huế
Cách Trồng Lan Kiếm Xanh Huế
  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn cho giá thể lan kiếm xanh Huế vào khoảng 1/5 chậu. Nên cho những giá thể có kích thước lớn xuống đáy trước, giá thể có kích thước nhỏ và vừa thì ở giữa và trên. Đặc biệt luôn đảm bảo lượng giá thể trong chậu phải thấp hơn so với mép chậu từ 1 đến 2 cm.
  • Bước 2: Sau đó, các bạn dùng dây để buộc lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành phải hướng vào giữa chậu. Khi trồng, bạn chú ý không cho gốc cây nằm ở sát phần đáy chậu, chỉ để lưng chừng giữa lớp giá thể.
  • Bước 3: Cuối cùng trên mặt chậu, bạn tiến hành phủ một lớp xơ dừa hoặc dớn để tăng độ ẩm cho cây. Đối với những cây mới trồng thì nên che nắng, giảm lượng ánh sáng, đến khi rễ non phát triển thì mới dần chuyển dần sang nơi có ánh sáng tốt hơn.

Xem thêm >>> {Bật Mí} Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Hoa Lan Tỏi Tím

Cách chăm sóc lan kiếm xanh huế 

Có tương đối nhiều loại hoa lan dễ chăm sóc và dễ trồng. Tuy nhiên cũng không hiếm giống lan khó trồng và tính khí đỏng đảnh. Do đó để chăm sóc hoa lan kiếm xanh Huế đúng cách, các bạn phải đảm bảo được những điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Các yếu tố quan trọng nhất với việc chăm sóc lan kiếm xanh Huế là: Ánh sáng, độ ẩm, nước tưới, chậu, giá thể và dinh dưỡng.

Ánh sáng

Có thể nói cường độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển và sinh trưởng của lan kiếm xanh Huế. Nếu thiếu ánh nắng cây của bạn tuy vươn cao nhưng sẽ ốm yếu và không mập. Lá cây cũng sẽ có màu xanh tối nên dễ bị sâu bệnh gây hại tấn công.

Lan Kiếm Xanh Huế
Cung Cấp Đầy Đủ Ánh Sáng Cho Cây

Hoa lan kiếm xanh Huế thường ưa bóng râm, ở những nơi mát mẻ thì cây giữ được độ xanh tươi, hoa luôn ngọt ngào, tươi tắn và duy trì sự sống lâu hơn. Bạn không nên đặt hay treo chậu ở các nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc gay gắt. Làm như vậy lá cây sẽ bị cháy và cây cũng không sống được lâu.

Nếu như quá thừa nắng và ánh sáng thì cây lại dễ bị vàng lá và xuất hiện nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và ngắn, kém phát triển, hơn nữa hoa cũng không tỏa hương thơm.

Phân bón

Hoa lan kiếm xanh Huế có đầy đủ chất dinh dưỡng thì hoa sẽ to đẹp và phát triển tốt. Ngược lại nếu cây thiếu chất dinh dưỡng thì hoa sẽ còi cọc và ít hoa. Trồng lan kiếm xanh Huế cần đầy đủ 13 chất dinh dưỡng khoáng để cây có thể phát triển và ra hoa tốt thuộc các  nhóm đa, trung và vi lượng gồm:

Lan Kiếm Xanh Huế
Bón Đủ Lượng Phân Cho Cây
  • Nhóm dinh dưỡng đa lượng : Đạm, Kali, Lân.
  • Nhóm dinh dưỡng trung lượng : Lưu huỳnh, Canxi, Magie.
  • Nhóm dinh dưỡng vi lượng : Kẽm, Sắt, Đồng, Bo, Mangan, Molypđen, Clo.

Tuy cần nhiều chất dinh dưỡng nhưng cây lại không chịu được khi nồng độ dinh dưỡng quá cao. Do đó khi bạn nên chú ý cung cấp thường xuyên các chất dinh dưỡng cho cây và phun qua lá.

Phân bón cho hoa lan kiếm xanh Huế phải phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển và sinh trưởng của cây. Trong lúc sinh trưởng, bạn cần phải bón cho cây lân và kali thấp, đạm cao. Trước khi lan kiếm xanh Huế chuẩn bị ra hoa cần lân và kali cao hơn, lượng đạm thấp. Khi lan đã nở hoa thì cần lượng kali cao, lân và đạm thấp.

Tưới nước

Lan Kiếm Xanh Huế
Tưới Nước Đầy Đủ Cho Cây

Quá trình sinh trưởng của lan rất cần nước. Tuy nhiên bạn không nên tưới nhiều, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 đến 2 lần với lượng nước vừa phải. Đồng thời bạn nên kết hợp sử dụng các loại giá thể có khả năng giữ ẩm tốt như xơ dừa, rêu để phủ quanh gốc cây.

Nếu thiếu nước hoa sẽ khô héo, nụ nở sớm, lá rụng. Khi tưới thừa nước, lan kiếm xanh Huế sẽ dễ bị thối, lá mọc đứng sát nhau. Đặc biệt rễ cây sẽ rong rêu và nhiều loại nấm bệnh phát triển mạnh.

Nước sử dụng tưới cho lan không được quá phèn, mặn và phải có lượng clo thích hợp. Các bạn nên tưới nước cho cây vào buổi sáng và chiều, tưới một lượng vừa đủ ẩm.

Cắt tỉa

Khi lan kiếm xanh Huế đã ra hoa thì bạn không nên để cành hoa trên cây quá lâu vì nó sẽ mất lượng dinh dưỡng lớn để nuôi hoa. Tốt nhất, khi bạn thấy hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn vài bông thì nên tiến hành cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

35+ hình ảnh đẹp nhất của lan kiếm xanh huế

Lan Kiếm Xanh Huế
Những Hình Ảnh Đẹp Của Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Xanh Huế Đẹp
Lan Kiếm Xanh Huế
Mang Lại Không Gian Tươi Mới Cho Gia Chủ
Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Tỏa Mùi Hương Lan Rộng
Lan Kiếm Xanh Huế
Hoa Màu Xanh Cực Đẹp
Lan Kiếm Xanh Huế
Màu Sắc Xanh Mới Mẻ, Lạ Mắt
Lan Kiếm Xanh Huế
Những Bông Lan Xanh Kiếm Huế
Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Xanh Huế Được Rất Nhiều Người Yêu Thích
Lan Kiếm Xanh Huế
Được Nhiều Nhà Vườn Ươm Giống
Lan Kiếm Xanh Huế
Có Thể Ra Hoa Vào Dịp Tết
Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Xanh Huế Giá Cũng Khá Mềm
Lan Kiếm Xanh Huế
Mùi Hương Của Cây Nhẹ Nhàng
Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Xanh Vô Cùng Đẹp Và Lãng Mạn
Lan Kiếm Xanh Huế
Lan Kiếm Xanh Huế Được Nhiều Người Yêu Thích

Như vậy, bài viết trên, Lanhodiep.vn đã giới thiệu chi tiết tới quý độc giả tất cả những đặc điểm của lan kiếm xanh Huế. Chúng tôi cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm cây hữu ích cho những người mới tập tành trồng lan. Chúc bạn có những chậu lan kiếm xanh Huế thật đẹp để có thể ngắm nhìn, thưởng thức hoa mỗi ngày.

Đánh giá