Lan hồ điệp bị thối lá, thối ngọn là những bệnh thường gặp khi chơi lan. Nó dường như chỉ là một bệnh nhẹ, tuy nhiên, nếu không xử lý sớm và kịp thời dễ dẫn đến chết cây. Vậy điều trị hoa lan hồ điệp bị thối lá như thế nào? Cùng xem nguyên nhân và giải pháp khắc phục được Lan Hồ Điệp Hà Nội chia sẻ dưới đây.
Lan hồ điệp bị thối lá nguyên nhân là do đâu?
Đối với những người mới chơi lan hoặc những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề trồng lan đều đã từng gặp phải tình trạng lá lan hồ điệp bị úng, thối nhũn, thối ngọn. Căn bệnh này tuy đơn giản nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chậu lan hồ điệp. Hãy cùng lanhodiep.vn tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách điều trị đúng đắn.
Nhiều người cho rằng quá thừa nước là nguyên nhân gây thối lá ở lan, tuy nhiên bệnh này có thể do một chất gây hại Erwinia Carotovora xâm nhập vào vết thương của cây. Ở nhiệt độ cao, vi khuẩn này có thể nhanh chóng lây lan sang các vị trí khác.
Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ trường hợp lan hồ điệp bị thối ngọn, thối lá do có thể cây lan bị xây xát và dập nát trong quá trình vận chuyển. Đến khi trồng thì các vết thương phục hồi, đây chính là điều kiện thích hợp cho mầm bệnh phát triển.
Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thối lá lan rộng như lá bắt đầu hình thành một số đốm nhỏ như vết bỏng. Trong điều kiện ẩm ướt, các đốm nhỏ này sẽ chuyển dần sang màu vàng và bệnh sẽ nặng hơn so với khi ngọn cây bị thối nhũn và mềm.
Lúc này, rễ cây chuyển dần sang màu vàng nâu, có thể bị thối đen trong trường hợp nặng. Những vị trí lá bị nhiễm bệnh luôn có mùi hôi khó chịu và tiết ra chất dịch nhầy.
Biểu hiện rõ rệt khi lan hồ điệp thối lá
Bệnh thối rễ, thối lá hay còn gọi là bệnh thối nhũn, là bệnh lý thường gặp của những loài lan đơn thân, đặc biệt là lan hồ điệp. Các triệu chứng của lan hồ điệp bị thối nhũn như sau:
- Khi mới nhiễm bệnh, lá hồ điệp sẽ xuất hiện một vài đốm màu vàng trông giống như vết bỏng.
- Giai đoạn tiếp theo, những nốt nhỏ này sẽ phát triển và lan rộng, lúc này lá lan bắt đầu hình thành các vết thối rữa, khi sờ vào có cảm giác dính dính và có mùi khó chịu.
- Khi chuyển sang nặng hơn, bệnh này có thể lan dần đến ngọn, rễ lan hồ điệp sẽ chuyển sang màu nâu vàng và thối đen dần.
Lưu ý: Bạn cần phân biệt bệnh lan hồ điệp thối lá với bệnh héo lá, vàng lá để đưa ra biện pháp xử lý chính xác và dễ dàng hơn. Đồng thời, cần thường xuyên quan sát để nhận thấy sự xuất hiện của chúng và nhanh chóng tìm cách loại bỏ.
Hướng dẫn chữa bệnh lan hồ điệp bị thối lá hiệu quả và đơn giản
Để có thể điều trị dứt điểm bệnh lan hồ điệp thối lá đơn giản, việc đầu tiên bạn cần làm ngay khi phát hiện mầm bệnh hình thành trên cây là ngừng tưới cây. Đồng thời nhanh chóng tách cây lan ra khỏi giá thể. Nếu bạn trồng lan hồ điệp trong chậu bằng rêu dớn thì hãy loại bỏ tất cả rêu dớn, sau đó cắt bỏ những phần rễ bị nhiễm bệnh bằng kéo, tốt nhất bằng lưỡi lam.
Ngoài ra, đối với các loại lan khác, bạn cũng thực hiện cắt bỏ phần rễ và những chiếc lá bị bệnh. Tiếp đến, bạn dùng keo để làm lành sẹo và dùng sơn móng tay hoặc bã trầu bôi lên miệng vết thương. Sau đó, treo ngược giỏ lan ở những nơi thoáng gió, tránh ánh sáng và tưới nước khoảng 1 ngày để vết thương nhanh lành.
Tiếp theo, bạn cần dùng thuộc đặc trị thối nhũn lan, một số loại thuốc được sử dụng phổ biến và hiệu quả như Starner 20WP, Starner 20WP, Poner 40TB và Ridomil Gold 68WG. Pha thuốc theo liều lượng khuyến cáo được in trên bao bì, sau đó ngâm lan hồ điệp thối lan vào chậu thuốc khoảng 15 phút. Sau đó, đem lan treo trở lại từ 2 – 3 ngày để thuốc nhanh khô.
Với lần phun thuốc thối nhũn thứ 2, bạn chỉ cần pha thuốc với tỉ lệ bằng ½ so với lần ngâm cây đầu tiên.Sau vài ngày, khi nhận thấy lan hồ điệp cứng cáp trở lại thì tiến hành tưới Vitamin B1 để kích thích lan hồ điệp ra rễ mới. Đây là thời điểm phù hợp để trồng cây trở lại chậu trồng hoặc giá thể.
3 cách phòng tránh lan hồ điệp bị thối lá cần nắm
Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là khi gia chủ tưới không đúng cách hoặc sau khi mưa. Kết quả là các chậu lan, lá lan và thân lan phải tiếp xúc với độ ẩm cao hơn bình thường. Chính vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh trên cây lan hồ điệp. Vậy có những cách phòng tránh hiệu quả nào?
Tránh tưới lan vào buổi trưa
Vào buổi trưa, nhiệt độ của cây đang ở mức cao, nếu bạn tưới thêm nước cho lan hồ điệp, thì cây sẽ bị đốt nóng lên dưới ánh nắng mặt trời chỉ sau 1 thời gian. Điều này tương tự như việc bạn đang luộc một chậu lan hồ điệp. Lan hồ điệp bị thương tổn là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh thối lá.
Cung cấp nước cho lan với liều lượng vừa đủ
Đừng chăm sóc lan của bạn quá tới mức thường xuyên tưới nước cho nó. Lan hồ điệp là loại ưa ẩm ướt, tuy nhiên không phải tưới nước nhiều cho chúng là tốt. Đối với lan hồ điệp, bạn cần hạn chế tưới nước vào đêm khuya để tránh trường hợp cây bị ngập úng dẫn đến thối lá, thối ngọn lan hồ điệp.
Giá thể trồng hồ điệp phải thích hợp
Để phòng bệnh thối lá ở lan hồ điệp, giá thể trồng lan phải luôn thoáng mát để rễ được thông thoáng, trao đổi khí và thoát nước tốt. Đối với giống lan đơn thân, giá thể thích hợp nhất là than và rêu dớn. Ngoài ra, nếu bạn trồng lan hồ điệp trong chậu, cần phải chú ý giá thể không được giữ nước và cần thông thoáng.
Một vài loại thuốc đặc trị chữa lan hồ điệp bị úng lá
Bio Tricho
Bio Tricho – thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ Nhật Bản thế hệ mới. Chế phẩm Bio Tricho là một sản phẩm mang đến nhiều công dụng hiệu quả. Không những có thể chống thối lá lan mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng.
Những công dụng có thể kể đến của Bio Tricho là:
- Phòng trừ hiệu quả bệnh nấm rễ và tuyến trùng trên các giống cây lan hồ điệp
- Có tác dụng chống sâu bệnh và côn trùng trong đất (sâu, giun đất, giun chỉ, sâu cuốn,…)
- Bio Tricho thường được sử dụng để kích thích bộ trễ cho những cây con mới trồng, non yếu,…
- Bio Tricho giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng
- Kết hợp Tricho với phân bón giúp thúc đẩy hiệu quả trao đổi chất của cây trồng tốt hơn.
Bạn có thể sử dụng chế phẩm sinh học này thường xuyên để chăm sóc và chống lại bệnh thối lá cho cây trồng. Sử dụng với liều lượng được in trên bao bì và phun hàng tuần luân phiên đều đặn sẽ giúp cây phát triển tốt và khỏe mạnh
Nano bạc đồng silic
Sản phẩm phòng trừ sâu bệnh Nano bạc đồng silic là loại thuốc trừ sâu bệnh được sản xuất ở kích thước nano siêu nhỏ. Với tính chất này, chế phẩm có khả năng diệt virus, diệt khuẩn, khử mùi và kháng nấm hiệu quả. Đây cũng là sản phẩm giúp cải thiện tình trạng lan hồ điệp bị nhũn lá và giúp cây nhanh chóng lành bệnh, nhất là do vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra, sản phẩm Nano bạc đồng silic này còn có thể dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh cho cây trồng. Dưới đây là những ưu điểm của chế phẩm này.
- Nano bạc đồng silic giúp ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn hoặc nấm gây ra
- Phòng trừ các bệnh như: sương mai, phấn trắng, thối rễ, vàng lá, thán thư, lở cổ rễ, đốm đen và các bệnh khác.
- Nano bạc đồng silic cung cấp dinh dưỡng và giúp cây trồng tăng sức đề kháng
- Có khả năng cải thiện giá thể hoặc đất trồng giúp cây lan hồ điệp phát triển tốt
- Sản phẩm này rất an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe con người
Bạn có thể chọn sản phẩm này để xịt thường xuyên cho lan hồ điệp để phòng ngừa bệnh. Như vậy, tình trạng lan hồ điệp bị thối lá sẽ ít phổ biến hơn trong vườn của bạn.
Hướng dẫn khắc phục tình trạng lan hồ điệp bị rụng hoa
Ngoài tình trạng thối lá, thối ngọn ở lan hồ điệp, loài lan này cũng thường xuyên xuất hiện trường hợp bị rụng nụ, thối nụ. Vậy cần phải làm gì để khắc phục khi gặp phải tình trạng này? Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, bạn cần lấy cây ra khỏi chậu, sau đó, rửa sạch sẽ cây bằng xà phòng rửa bát (pha 1 lít nước với khoảng 2 ml xà phòng).
- Khử trùng dao hoặc kéo bằng cách hơ trên bếp lửa hoặc dùng dao cạo mới để cắt bỏ phần rễ thối, cành hoa hư và lá vàng.
- Sử dụng bột diêm sinh, bột quế hay bất kỳ loại thuốc diệt nấm, diệt trùng có sẵn rắc lên vết thương và rễ cây. Sau đó cho vào túi nilon, buộc kín và treo ở nơi thoáng mát và ấm áp.
- Sau 3 hoặc 4 tuần, cây sẽ bắt đầu bén rễ. Bắt đầu trồng lại cây với vỏ thông, than củi hoặc vỏ dừa, rêu dớn khi rễ dài khoảng 3-4 cm. Trước khi trồng, ngâm vỏ cây ít nhất 24 giờ.
- Lấy một chậu hoa mới, có miệng rộng khoảng 15 cm và đáy lót xốp khoảng 2-3cm. Đặt cây vào giữa chậu, sau đó cho than, vỏ cây hoặc vỏ dừa xung quanh, dùng ngón tay ấn chặt quanh miệng chậu để tránh cây bị rung. Ngưng tưới nước cho lan hồ điệp 2–3 tuần và chỉ phun sương nhỏ.
- Sau đó tưới nước và bón phân mỗi tuần 1 lần. Nên có một khay đựng nước dưới đáy chậu, đặt 2-3 chiếc đũa phía trên rồi để chậu lên để có độ ẩm. Khi cây phát triển mạnh, những chiếc lá dày dặn, cứng cáp và sẽ lại nở hoa.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về nguyên nhân, cách chữa trị và cách phòng ngừa lan hồ điệp bị thối lá. Qua bài viết hôm nay, Lan Hồ Điệp Hà Nội hy vọng bạn có thể chăm sóc chậu lan của mình thật khỏe mạnh và thu được những bông hoa như ý.