Cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết dễ dàng, đơn giản

Hoa lan hồ điệp từ lâu đã được rất nhiều gia đình ưa chuộng trưng vào dịp Tết. Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của cây vào những ngày Tết, bạn có thể tiếp tục trồng và chăm sóc để cây phát triển và nở hoa vào cuối năm. Dưới đây là cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết rất đơn giản và hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc nên chăm sóc lan hồ điệp sau Tết không?

Sau khi chưng Tết được 2-3 tháng cây lan hồ điệp sẽ tàn. Một số người không biết cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết có thể khiến cây lụi tàn dần và chết. Như vậy vô cùng lãng phí. Vậy tại sao bạn không tiếp tục trồng và chăm sóc để chúng nở hoa vào đợt tiếp theo? Chắc chắn bạn sẽ có chậu hoa đẹp không kém vào dịp Tết năm sau. Trồng và chăm sóc lan hồ điệp tại nhà cũng là cái thú tuyệt vời cho bạn.

Lan Hồ Điệp Là Loài Hoa Rất Được Ưa Chuộng Vào Dịp Tết
Lan Hồ Điệp Là Loài Hoa Rất Được Ưa Chuộng Vào Dịp Tết

Chăm sóc lan hồ điệp sau Tết sẽ giúp cây phục hồi, xanh tốt trở lại. Việc này sẽ giúp lan được bổ sung chất dinh dưỡng, thay giá thể, thay chậu và loại bỏ các yếu tố, nguy cơ gây bệnh. Nhờ đó cây lan hồ điệp sẽ không bị lụi tàn mà phát triển mạnh mẽ hơn.

Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết Là Rất Cần Thiết Để Đảm Bảo Cây Tiếp Tục Phát Triển
Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết Là Rất Cần Thiết Để Đảm Bảo Cây Tiếp Tục Phát Triển

Cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Hoa lan hồ điệp là loài thực vật đòi hỏi những yêu cầu khá khắt khe về điều kiện sống. Do đó cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết cần được tiến hành một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Cụ thể, chăm sóc lan hồ điệp bao gồm các bước dưới đây:

Cắt bỏ ngồng hoa cần được thực hiện khi chăm sóc lan hồ điệp

Cắt bỏ ngồng hoa là việc làm quan trọng để cây dồn chất dinh dưỡng nuôi thân và giúp cây ra cành mới vào đợt sau. Theo đó, bạn cần cắt bỏ ngồng hoa tại vị trí cách mắt ngủ cuối cùng khoảng 3-5cm. Những mắt ngủ còn lại phải có khả năng mọc ra cây con. Bạn lưu ý không cắt quá sát cuống sẽ làm ảnh hưởng đến lá và gây thối vào thân cây.

Sau khi bỏ ngồng hoa cần sử dụng bông y tế thấm một chút thuốc atonic và đặt vào chỗ mắt ngủ. Cố định lại khoảng 1 tuần rồi mở ra. Khoảng 1-2 tháng sau chỗ mắt ngủ đó sẽ có khả năng ra cây con.

Bạn Cần Cắt Bỏ Ngồng Hoa Khi Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết
Bạn Cần Cắt Bỏ Ngồng Hoa Khi Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết

Cắt bỏ lá cây lan hồ điệp bị hư

Ngoài cắt bỏ ngồng hoa, bạn cần chú ý cắt bỏ phần lá bị hư, bị bệnh. Với những lá bị nấm, bệnh cần dùng kéo cắt bỏ toàn bộ lá đó để tránh lây bệnh sang những lá khác. Với những lá úa vàng nhẹ, bạn có thể dùng dao sắc cắt bỏ phần lá bị hỏng đó. Như vậy bạn có thể bảo toàn được những chiếc lá khỏe mạnh cho cây.

Cần Loại Bỏ Những Chiếc Lá Bị Hư, Bị Sâu Bệnh
Cần Loại Bỏ Những Chiếc Lá Bị Hư, Bị Sâu Bệnh

Xử lý phần gốc rễ cây lan hồ điệp

Phần gốc rễ là bộ phận quan trọng nhất để cây phát triển. Do đó trong cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết thì việc xử lý phần gốc rễ là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ hầu hết cây lan hồ điệp trồng trong môi trường công nghiệp đều sử dụng rêu nước. Ngoài ra, để cố định cây khi vận chuyển, cây lan hồ điệp thường được cắm que sắt uốn hoa. Điều này có thể là nguyên nhân khiến cây bị thối rễ. Do đó bạn cần tháo bầu nhựa và xử lý rễ.

Cần Xử Lý Phần Gốc Rễ Một Cách Cẩn Thận
Cần Xử Lý Phần Gốc Rễ Một Cách Cẩn Thận

Trường hợp nếu rễ cây vẫn xanh tươi, ít rễ bị thối, bạn giữ nguyên bầu và dùng kéo loại bỏ các rễ thối. Tiến hành bôi vôi hoặc thuốc vào các vết cắt. Tiếp đó đặt nguyên bầu cây như vậy vào trong chậu. Đồng thời cố định chặt gốc cây lan hồ điệp để chúng không bị lung lay. Tiếp đó bạn đổ giá thể đã đã được xử lý sạch sẽ vào trong chậu và vỗ nhẹ để chúng hơi chặt. Tuy nhiên không nên phủ kín gốc cây.

Trường hợp rễ cây bị hỏng nhiều, bạn cần cần gỡ bỏ toàn bộ phần bầu cây sau đó loại bỏ hết hết phần rễ thối và dập nát. Bôi vôi, thuốc vào vị trí rễ bị cắt sau đó mới đem trồng.

Trường Hợp Rễ Cây Bị Hỏng Nhiều, Cần Loại Bỏ Toàn Bộ Phần Rễ Đã Hỏng
Trường Hợp Rễ Cây Bị Hỏng Nhiều, Cần Loại Bỏ Toàn Bộ Phần Rễ Đã Hỏng

Thay chậu cho cây lan hồ điệp

Sau khi xử lý phần lá và gốc rễ cây lan hồ điệp, chúng ta sẽ tiến hành thay chậu cho cây. Trước đó bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như chậu trồng cây, giá thể phù hợp với cây lan hồ điệp. Chậu trồng cây phải có kích thước lớn hơn để cây có không gian phát triển. Chất trồng cây có thể là dớn và than củi.

Thay Chậu Mới Cho Cây Lan Hồ Điệp Là Việc Làm Không Thể Bỏ Qua
Thay Chậu Mới Cho Cây Lan Hồ Điệp Là Việc Làm Không Thể Bỏ Qua

Cho chất trồng mới vào chậu, ngập 2/3 bộ rễ. Ngoài ra bạn cần chú ý buộc cố định phần thân nằm trên bề mặt của giá thể. Lưu ý không vùi tất cả phần gốc vào trong giá thể. Sau đó đặt cây ở nơi không có ánh nắng trực tiếp. Ánh nắng phù hợp nhất cho cây phát triển là gần 70%. Và bắt đầu chăm sóc cho cây. Trong 3 ngày đầu mới trồng cần tuyệt đối tránh mưa. Ba ngày sau mới tưới đẫm toàn bộ chậu cây.

Không Nên Vùi Toàn Bộ Vào Trong Giá Thể Để Có Thể Quan Sát Sự Phát Triển Của Cây
Không Nên Vùi Toàn Bộ Vào Trong Giá Thể Để Có Thể Quan Sát Sự Phát Triển Của Cây

Khoảng 1- 2 tuần sau khi trồng, rễ non bắt đầu nhú ra, bám vào giá thể thì bạn đổ thêm một lớp chất trồng vào. 1-2 tháng sau cây sẽ phát triển ổn định.

Lưu ý chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi trồng

Cây lan hồ điệp sau khi trồng cần được chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ. Như vậy cây mới có thể phát triển một cách tốt nhất.

Bón phân cho lan hồ điệp

Loại phân bón phù hợp nhất đối với cây lan hồ điệp trong giai đoạn này là NPK 30-10-10. Phân bón cần được pha loãng trước khi tưới. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H hoặc phân bón B1….Tuy nhiên tất cả đều cần được pha loãng khi sử dụng. Tỉ lệ có thể là ½ muỗng cà phê pha vào 20 lít nước và tưới phun sương ẩm mỗi ngày.

Tưới nước cho lan hồ điệp

Tưới nước và cung cấp độ ẩm cho lan hồ điệp là việc hết sức cần thiết. Lan hồ điệp có khả năng giữ nước kém. Do đó bạn cần đảm bảo luôn tưới nước đủ cho cây. Bạn nên tưới nước cho cây trước 10h sáng. Bởi lẽ đây là thời điểm cây dễ hấp thu nước nhất. Bạn cũng không nên tưới nước vào thời điểm buổi trưa nắng nóng. Ngoài ra cũng không nên tưới nước vào thời điểm buổi chiều muộn hoặc ban đêm. Bởi lẽ nước có thể đọng qua đêm làm lá bị hư, nấm mốc. Ngoài ra cần lưu ý chỉ nên tưới nước vào gốc cây, tránh để nước dính lên lá.

Lưu Ý Tưới Nước Cho Cây Vào Thời Điểm Buổi Sáng, Không Tưới Cây Vào Chiều Tối Hoặc Ban Đêm
Lưu Ý Tưới Nước Cho Cây Vào Thời Điểm Buổi Sáng, Không Tưới Cây Vào Chiều Tối Hoặc Ban Đêm

Tưới nước cho cây lan hồ điệp cần căn cứ vào mùa mưa hay mùa khô để có tần suất phù hợp. Vào mùa khô cây sẽ “khát nước” nhiều hơn. Do đó bạn có tưới 2-3 ngày một lần. Vào mùa mưa thì nên hạn chế tưới nước. Chỉ cần 10 ngày bạn tưới một lần là đủ. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá cứng nhắc về số lần tưới nước. Bạn có thể bổ sung nước cho cây khi thấy chúng khô và thiếu độ ẩm.

Ánh sáng phù hợp cho cây lan hồ điệp

Ánh sáng rất quan trọng để cây lan hồ điệp phát triển. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng khoảng 70%. Vị trí thích hợp nhất là ban công, hành lang, chân cầu thang (giếng trời),…Tuy nhiên cần tránh để cây lan hồ điệp bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Cần Đảm Bảo Đầy Đủ Các Điều Kiện Về Nhiệt Độ Và Ánh Sáng Cho Cây Lan Hồ Điệp Phát Triển
Cần Đảm Bảo Đầy Đủ Các Điều Kiện Về Nhiệt Độ Và Ánh Sáng Cho Cây Lan Hồ Điệp Phát Triển

Phòng và điều trị sâu bệnh cho cây lan hồ điệp

Cây lan hồ điệp rất dễ bị nấm và sâu bệnh hại. Do đó bạn nên chú ý phun thuốc chống nấm cho cây. Ngoài ra, nếu thấy cây có hiện tượng bị sâu bệnh, bạn nên dùng xà phòng rửa lá. Sau đó dùng vải mềm để lau lại. Như vậy cây lan hồ điệp cũng hạn chế được tình trạng sâu bệnh.

Với những chia sẻ ở trên bạn đã biết cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết làm sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng bạn sẽ có những chậu hoa khoe sắc rực rỡ vào dịp cuối năm. Nếu còn chưa rõ cách chăm sóc lan hồ điệp, bạn có thể tìm hiểu thêm trong video dưới đây nhé.

Đánh giá