Giải Mã Sức Hút Của Hoa Lan Trúc Đen: Vẻ Đẹp Độc Nhất Vô Nhị

Những đóa lan trúc đen rực rỡ luôn được tô điểm sắc màu vàng thắm giữa màn cây xanh biết đã trở nên một trong số các loài hoa được ưa chuộng và trồng phổ biến trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, một số người vẫn còn gặp một số khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc loài cây này. Sau đây, lanhodiep.vn sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật thông tin về lan trúc đen kèm theo hướng dẫn chăm sóc, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin chung về lan hoàng thảo trúc đen

Lan trúc đen có tên khoa học Dendrobium hancockii. Đây là một giống hoa đẹp, bền, có mùi thơm ngọt ngào, không đắt nhưng cũng khá khó để sưu tầm và sở hữu bởi vì ít giống hoa này rất ít gặp hơn so với các loại lan khác trên thị trường.

Lan Trúc Đen Có Màu Vàng Nổi Bật
Lan trúc đen có màu vàng nổi bật

Lan mang những đặc điểm thực vật học và một số hình thái nổi bật như: Màu vàng đậm tươi mang hương thơm mật ong của hoa. Hoa thường nở vào tháng 4 đến tháng 5 dương lịch, thân lá của cây lan mang dáng vẻ của tre.

Đặc điểm sinh trưởng của lan hoàng thảo trúc đen

Lan Trúc Đen Thường Trồng Ở Ngoài Sân
Lan trúc đen thường trồng ở ngoài sân

Lan hoàng thảo trúc đen vốn dĩ sống trong môi trường tự nhiên, vì thế chúng thường có điều kiện sinh trưởng phát triển rất khác so với môi trường nhân tạo.

Thông thường, khi trồng lan trong nhà nó sẽ dễ mắc bệnh, ít phát triển thậm chí là không ra hoa.

Nhìn chung, năng suất và chất lượng hoa lan trúc đen hiện chưa cao do còn nhiều hạn chế về giống, kỹ thuật chăm sóc đặc biệt là nhiều người vẫn chưa tìm được giá thể phù hợp cho lan.

Những đặc tính nổi bật của cây

Dưới đây là những đặc tính nổi bật của lan trúc đen mà bạn có thể tham khảo:

  • Thân cây của lan hoàng thảo trúc đen thường khá nhỏ và có màu nâu đen.
  • Lá: Lan trúc đen có lá dài tầm 8 đến 10 cm, bề ngang rộng gần 1 cm. Lá khá mỏng, nhọn và có màu xanh ánh vàng. Thân lá thường có các đường dọc chạy thẳng xuống trông giống như lá tre.
  • Hoa: Mỗi một cần hoa trúc đen có thể cho ra từ 1 đến 2 bông ở các đốt của thân cây. Hoa thường có màu vàng nổi bật và rực rỡ, đầu cánh hoa khá nhọn. Đặc biệt, khi hoa nở sẽ có mùi thơm mật ngọt vô cùng quyến rũ. Thông thường, lan trúc đen sẽ nở hoa từ 8 đến 10 ngày là tàn.
    Đầu Cánh Hoa Trúc Đen Nhọn
    Đầu cánh hoa trúc đen nhọn
  • Thời gian ra hoa: Lan hoàng thảo trúc đen thường ra hoa vào mùa xuân hoặc mùa hè. Thời gian ra hoa của chúng có thể kéo dài trong vài tháng.
  • Lan trúc đen cần nhiều ánh nắng nên bạn có thể trồng chúng ở ngoài trời mà không cần phải che nắng. Bên cạnh đó, chúng cũng chịu được nhiệt độ nóng lạnh từ 35°F hay 2°C. Vì thế, bạn không cần phải tưới quá nhiều nước cho cây, ngoại trừ trường hợp cây non đang mọc.
  • Phân bố địa lý:  Lan trúc đen thường phân bố ở các tỉnh như: Mộc Châu, Sơn La, Quảng Trị, Tây Nguyên, Huế…

Xem thêm >>> Hoa Địa Lan Trắng – Tấn Tần Tật Về Loài Hoa Trắng Tinh Khôi

Cách trồng lan hoàng thảo trúc đen chuẩn nhất

Để trồng được lan hoàng thảo trúc đen, bạn cần nắm rõ một vài kỹ thuật trồng lan dưới đây:

Lựa chọn giống

Lựa chọn giống hoa lan trúc đen sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, trong quá trình chọn giống, bạn nên ưu tiên lựa chọn những cây lan con có lá to, khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.

Để có thể chọn được giống tốt, bạn phải chọn cây non từ những cây mẹ khỏe mạnh. Khi cắt cây non từ cây mẹ, hãy để chúng tại những vị trí thoáng mát trong vài ngày để cho vết cắt nhanh liền lại.

Sau đó, mang cây đi ngâm trong dung dịch nước khử trùng để làm sạch vết cắt trong vòng 10 đến 15 phút. Cuối cùng, mang cây đi ngâm trong thuốc diệt nấm mốc khoảng 3 ngày rồi mới cho cây ra trồng trong chậu.

Chuẩn bị chậu trồng

Khi trồng hoa lan trúc đen, bạn có thể chọn nhiều loại chậu khác nhau để trồng. Các chậu tốt nhất để trồng giống hoa lan này là chậu làm bằng sứ, chậu đất nung hoặc chậu gỗ.

Lưu ý rằng chậu phải có khả năng thoát nước tốt để tránh gây ngập úng thối cây. Chọn những chậu có kích thước đủ lớn để chứa cây và không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của chúng.

Chuẩn bị giá thể trồng

Khi chọn giá thể trồng lan, bạn nên lựa chọn những nguyên liệu có khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và giữ ẩm ổn định. Một số nguyên liệu phổ biến để làm giá thể gồm xơ dừa, gỗ lũa, than củi, dớn vụn, vỏ thông và đá bọt. Trong đó gỗ nhãn, than củi và xơ dừa là những nguyên liệu được ưa chuộng nhất bởi chúng dễ dàng tìm kiếm và có sự ổn định cao.

Kỹ thuật trồng lan trúc đen

  • Trước tiên, bạn hãy đặt một lớp xơ dừa vào dưới đáy chậu để giúp cây giữ dinh dưỡng và không thấm nước quá nhiều khi tưới.
  • Tiếp theo, bạn xếp lớp gỗ lũa và dớn vụn lên phía trên và phân tán đều xung quanh. Sau đó, bạn có thể đặt cây lan trúc đen non lên trên phần giá thể đó và cố định chúng bằng dây nilon hoặc dây thép để giúp cây đứng vững, không bị ngã.
  • Cuối cùng, bạn rải thêm lớp giá thể gồm vỏ thông và dớn vụn lên trên và phủ mỏng lớp rễ để giúp cây có điều kiện tốt để sinh trưởng.

Giá thể trồng lan hoàng thảo trúc đen tốt nhất

Dưới đây là một vài giá thể có thể được sử dụng để trồng lan hoàng thảo trúc đen mà bạn nên tham khảo:

Than củi

Than là một loại giá thể phổ biến, rẻ tiền nhưng vẫn nhận được rất nhiều sự yêu thích của người chơi lan. Trong than hoàn toàn không có mầm bệnh và có khả năng giữ nước tốt. Vì vậy, lan sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan.

Than Củi Trồng Lan
Than củi trồng lan

Thời gian mục của giá thể cũng sẽ phụ thuộc vào chất lượng than mà bạn chọn. Than càng chắc thì thời gian sử dụng sẽ càng lâu hơn. Lưu ý, khi dùng than bạn chặt nhỏ vừa hạn chế chặt quá nhỏ vì điều này sẽ làm cản trở quá trình hô hấp của rễ.

Vỏ dừa

Vỏ dừa miếng và vỏ dừa chặt khúc được xem như một loại giá thể gần gũi, rẻ tiền trong trồng lan. Ưu điểm chính của loại giá thể này đó chính là khả năng giữ ẩm cực tốt, thích hợp cho việc trồng các loại lan đa thân như: trúc đen, vũ nữ, dendro.

Vỏ Dừa Trồng Lan
Vỏ dừa trồng lan

Tuy nhiên, đây là một giá thể dễ mục, dễ mọc rêu, không thoáng nên khi sử dụng phải dùng thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.

Dớn

Dớn là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ – một loại cây mọc nhiều ở những vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn bởi vì chúng không bao giờ đóng rêu nhưng khả năng hút ẩm rất tốt.

Dớn Trồng Lan
Dớn trồng lan

Hiện nay, thị trường có 2 loại dớn được dùng phổ biến:

  • Dớn sợi: Đây là loại dớn già, hóa mộc có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố.
  • Dớn vụn: Là những phần non của dớn. Loại này được sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao và thiếu thoáng khí. Giúp cho nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài. Tuy nhiên, so với điều kiện sinh thái ở những thành phố thì các nhà vườn không nên dùng loại dớn vụn. Bởi vì chúng có nhiệt độ cao và độ ẩm khá thấp, nên phải tưới nước rất nhiều, thậm chí nếu trường hợp dớn vụn bị bít thì có thể dễ làm thối rễ lan. Ngoài ra, đó cũng chính là điều kiện nóng ẩm cực thuận lợi để một số loại côn trùng và nấm bệnh gây hại.

Bên cạnh đó, còn có loại dớn mềm xuất thân từ rêu biển, được nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Dớn mềm thường có ưu điểm là khả năng giữ ẩm rất tốt và vô cùng thích hợp cho hệ rễ lan phát triển. Tuy nhiên, loại giá thể này có giá khá cao, dễ bị rong rêu và úng nước vào mùa mưa.

Xơ dừa

Xơ dừa là loại giá thể giúp cây chống nóng một cách hiệu quả. Khi trồng lan ta thường hay để hở gốc của cây cho chúng thông thoáng và hạn chế đọng nước. Tuy nhiên, khi ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ rất dễ khiến cho cây chịu nhiệt độ cao. Sự có mặt ở xơ dừa sẽ làm cho giá thể trồng lan giúp cây chống nóng cực hiệu quả.

Xơ dừa giữ ẩm vô cùng tốt. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người chọn xơ dừa để trồng lan. Dù là xơ dừa xé hay xơ dừa vụn thì chúng đều có khả năng giữ ẩm tốt. Tùy vào từng loại lan mà bạn có thể sử dụng xơ dừa theo từng loại và cách dùng khác nhau.

Xơ Dừa Trồng Lan
Xơ dừa trồng lan

Xơ dừa không chỉ giúp cho quá trồng lan trong chậu nhẹ nhàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho lan, tối ưu được bài toán làm giàn lan hơn mà chúng còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt, hỗ trợ phát triển khỏe mạnh hơn.

Vì thế, nhiều chuyên gia đã khuyên bạn nên sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng lan trúc đen.

Vỏ thông

Vỏ thông là loại giá thể có xuất xứ từ Đà lạt hoặc được nhập từ nước ngoài. Chúng có khả năng giữ nước và độ ẩm cao, nên khá thích hợp cho nhiều loại lan trong đó có lan trúc đen.

Giá Thể Vỏ Thông
Giá thể vỏ thông

Tuy nhiên, một nhược điểm đó là loại giá thể này thường giữ lại những thành phần muối có sẵn trong phân bón và nước, nhưng chỉ ngấm được chừng 2/3 số Nitrogen trong phân bón nên rất dễ bị mục nát trong khoảng 2 đến 3 năm.

Gỗ và Lũa

Đối với các loại lan ưa thoáng và có rễ đẹp như lan trúc đen thì có thể ghép gỗ. Thông thường, người miền Bắc sẽ dùng cây gỗ nhãn, bởi chúng dễ kiếm, lâu mục với thời gian và rất bền. Ngược lại, người Nam lại dùng thân cây vú sữa hoặc gỗ cây me để ghép.

Gỗ Lũa
Gỗ lũa

Đối với các khúc gỗ này bạn có thể bóc vỏ để giúp rễ cây hạn chế tình trạng nhiễm nấm khi vỏ cây bị mục. Hoặc tốt hơn là bạn nên chọn những khúc gỗ có hình thù kỳ quái để làm tăng tính thẩm mỹ cho cây.

Xem thêm >>> Phân Loại Các Loài Lan Hồ Điệp Và Cách Chăm Sóc “Chi Tiết Nhất”

Chăm sóc lan hoàng thảo trúc đen

Cách chăm sóc lan hoàng thảo trúc đen cũng khá đơn giản. Chỉ cần người trồng nắm rõ một vài tiêu chí dưới đây:

Nhiệt độ, độ ẩm và nước

Trúc đen là giống lan có thể sống được ở cả vùng nóng và vùng ôn đới, đặc biệt chúng có thể  thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. Chính vì vậy, loại lan này được trồng và phát triển rất mạnh ở tất cả các nơi, các tỉnh phía Bắc, phía Nam và ngay cả trên vùng cao nguyên.

Lan trúc đen có thể phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng là 21 độ C ban ngày và khoảng 16 độ C vào ban đêm. Khu vực thích hợp để trồng loại lan này là thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng. Dù vậy, chúng vẫn có thể tăng trưởng và phát triển ở những nơi có nhiệt độ cao hơn. Bên cạnh đó, hoa lan trúc đen cũng phát triển khá tốt ở những tỉnh phía Bắc có khí hậu mùa đông với nhiệt độ 13 độ C vào ban ngày và 10 độ C vào ban đêm.

Qua đó, có thể nói rằng, các loài thuộc giống trúc đen có thể trồng và cho ra hoa ở khắp các vùng của nước ta. Tuy nhiên, đối với những vùng lạnh và mát thì nên trồng loại lan có chữ đầu là: SC, SLC. Còn những vùng nóng nên trồng các loại: C, LC, BC, BLC, BSLC.

Chế Độ Tưới Nước Cho Lan Trúc Đen
Chế độ tưới nước cho lan trúc đen

Ở khu vực TP. HCM, việc tưới nước cho lan trúc đen là rất cần thiết. Mùa mưa ở TP. HCM diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 nên lan trúc đen chỉ cần tưới 1 lần/ngày vào khoảng 10 giờ sáng là đủ. Từ tháng 11 đến tháng 3 thì tưới 2 lần/ ngày,  một lần vào 9 giờ sáng và một lần vào lúc 3 giờ chiều. Khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4, ta giảm số lần tưới còn 1 lần/ ngày để tạo mùa nghỉ cho lan.

Ở các vùng như Đà Lạt thường có sương mù nên độ ẩm rất cao. Do đó, cách tưới nước có khác so với khu vực TP. HCM. Bạn chỉ nên tưới 1 tuần/lần trong mùa nắng và ngưng việc tưới nước vào mùa mưa.

Còn đối với các tỉnh phía Bắc có mùa khô ngắn, các tỉnh từ Bình Thuận đến Thừa Thiên Huế lại có mùa khô kéo dài. Chính vì vậy mà việc tưới nước cho cây cũng phải được vận dụng một cách cụ thể cho từng vùng.

Ánh sáng

Lượng ánh sáng cần thiết cho lan trúc đen sẽ phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Tuy nhiên, ánh sáng thích hợp nhất cho loài lan này là vào khoảng 50%. Nếu chậu hoa lan trúc đen được trồng trên sân thượng thì lượng ánh sáng tốt nhất là 40%. Lưu ý không đặt các chậu sát vào nhau mà cần để có khoảng cách giữa các chậu để cho cây nhận đủ ánh sáng và thoáng khí.

Nếu không có giàn che, lan trúc đen cũng có thể trồng trực tiếp ngoài sáng với điều kiện là các cây phải được trồng từ nhỏ ở các chậu, đặt sát vào nhau và khí hậu ẩm mát.

Ánh Sáng Cần Thiết Để Lan Trúc Đen Phát Triển
Ánh sáng cần thiết để lan trúc đen phát triển

Dấu hiệu của một cây lan thừa ánh sáng là lá thường bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp. Ngược lại, một cây thiếu ánh sáng thì lá sẽ màu xanh đậm, dáng cây yếu đuối dễ ngã. Một cây trúc đen màu xanh nhạt, ánh màu vàng hay nên được trồng ở nơi vừa đủ ánh sáng.

Hoa lan trúc đen nếu được trồng trong điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho hoa có màu đẹp, cánh hoa dày cứng và thơm ngát. Ngược lại, nếu trồng lan ở nơi có ánh sáng yếu thì rất lâu cây mới cho ra hoa và hoa thường hay gục xuống, màu nhạt. Nhận quá nhiều ánh nắng sẽ khiến cây còi cọc, ra hoa bé và không thơm.

Phân bón

Bất cứ một loại cây nào cũng cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển khỏe mạnh. Tất nhiên lan trúc đen cũng cần phải được bón phân một cách thường xuyên để có thể cho ra thật nhiều bông hoa thơm và màu đậm. Việc bón phân nên được tiến hành vào mùa hè, lúc mà cây đang bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh.

Lan trúc đen thường được trồng trong giá thể nên không thể giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng tốt như trồng trong đất. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng những loại phân bón thích hợp cho cây với tỷ lệ chuẩn xác theo chỉ dẫn mà nhà sản xuất đưa ra nhé.

Dòng phân bón yêu thích của hoa lan trúc đen là phân NPK 14-14-14. Ở giai đoạn cây đang ra hoa thì có thể sử dụng các loại phân bón có hàm lượng Photpho cao hơn như NPK 10-30-20. Lưu ý, trước khi bón phân cho lan, bạn phải tưới nước đầy đủ để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Nên bón một lượng vừa phải, không được bón quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ không tốt cho lan của bạn.

Ngoải ra, cây trúc đen cũng sẽ thường dễ mắc phải một số bệnh hại nên bạn cũng cần phải chuẩn bị sẵn một số loại thuốc tốt để phòng ngừa bệnh cho lan.

Mùa nghỉ của lan trúc đen

Với điều kiện khí hậu và thời tiết ở Việt Nam, bạn nên cho cây lan trúc đen nghỉ mỗi năm một tháng. Ở các tỉnh phía Nam thì mùa nghỉ của trúc đen thường là tháng 4, các tỉnh phái Bắc là tháng 1. Các tỉnh từ Thuận Hải đến Thừa Thiên Huế thì mùa nghỉ bắt đầu từ tháng 8.

Trong mùa nghỉ, cây sẽ không đòi hỏi chất dinh dưỡng và nước tưới, chỉ nên duy trì lượng nước tưới 1 lần/ ngày. Tăng độ che sáng thêm 10% để giảm nhiệt độ xuống càng thấp càng tốt, khoảng 10 độ C cho vùng lạnh và 25 độ C cho vùng nóng.

Thay chậu

Lan trúc đen nếu trồng và phát triển trong chậu dù cẩn thận thế nào đi chăng nữa cũng sẽ bị thối rễ. Ngoài ra, chúng phát triển rất nhanh nên việc thay chậu phải được thực hiện sau một thời gian trồng khoảng 2 năm. Việc thay chậu cần được tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi bạn quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì nghĩ ngay đến việc thay chậu mới cho cây.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện thay chậu là vào đầu mùa mưa, cây sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào trong năm vì loài trúc đen này luôn có tỷ lệ sống rất cao.

Chậu Trồng Lan Trúc Đen Đa Dạng
Chậu trồng lan trúc đen đa dạng

Muốn thay chậu cho trúc đen, bạn hãy ngâm chậu vào một thau nước có pha thuốc ngừa rêu trong khoảng 1 tiếng đồng hồ thì các rễ sẽ tróc ra. Dùng dao kéo nhọn đã khử trùng để cắt bỏ những rễ thối. Những rễ quá dài thì cắt chừa lại một đoạn khoảng 10cm. Cột chặt cây vào chậu mới bằng dây và đặt chậu vào chỗ thoáng mát đến khi ra rễ. Lúc này bạn mới bắt đầu cho giá thể vào chậu và đưa chậu trở về vị trí cũ.

Sau khi thay chậu, cần phải phun một lần thuốc kích thích ra rễ B1 cho cây. Sau đó, để cây khô không tưới nước trong vòng 1 tuần khi rồi tưới dung dịch Atonik + Root -Plex 1cc +  4 lít nước. Lưu ý rằng không đặt giá thể vào chậu trước khi cây ra rễ. Còn nếu bạn sợ giả hành nhăn nheo vì mất nước thì có thể để tạm vài cục than to dưới đáy chậu là đủ.

Cắt tỉa cành

Lan trúc đen có thể phát triển và ra hoa trong khoảng thời gian dài nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt, bạn cũng cần cắt tỉa cành định kỳ để loại bỏ hết những phần lá già cỗi, có dấu hiệu của sâu bệnh hại cho lan.

Có thể thực hiện bằng cách cắt tỉa cành cho lan trúc đen trưởng thành mỗi năm 1 lần sau khi hoa tàn. Tiếp đến là dùng kéo đã được vệ sinh sạch để cắt bỏ ngồng hoa, cách vị trí mắt ngủ cuối tầm 3cm. Tuyệt đối không được cắt quá sát cuống bởi điều này có thể sẽ khiến cây bị thối. Phần mắt ngủ còn lại có thể sẽ mọc thêm cây con nếu chúng được chăm sóc tốt.

Cắt Tỉa Cành Lan Trúc Đen
Cắt tỉa cành lan trúc đen

Riêng với những phần lá bị nhiễm bệnh, bạn hãy dùng kéo lược bỏ những phần bị hỏng hoặc bỏ hết toàn bộ chiếc lá. Tiếp đến, tiến hành loại bỏ hết những phần rễ đã chết hoặc bị hư hỏng. Đối với những phần rễ khỏe mạnh thì bạn cần cắt ngắn lại còn khoảng 12cm rồi cho vào chậu rồi lấp đầy lại bằng giá thể.

Sau khi cắt tỉa xong, bạn nên đặt cây ở những vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và mưa nhiều. Để cây hanh khô khoảng 3 đến 4 ngày sau đó hãy tiến hành tưới đẫm 1 lần. Ngoài ra, bạn có thể bón phân, dùng B1 hoặc những loại thuốc đặc trị như antoni pha loãng với nước để tưới cho trúc đen nhé.

Kích lan ra hoa

Lan trúc đen thường xuyên cho ra hoa và hoa chơi được rất lâu, khoảng 2-3 tháng. Nếu cây lớn và phát triển khỏe mạnh trong một khoảng thời gian dài nhưng không cho hoa thì bạn có thể chuyển cây đến những vị trí thoáng mát hơn. Ở mức nhiệt độ thấp thì trúc đen sẽ dễ ra hoa hơn.

Sau khi hoa tàn, nếu bạn muốn cây nhanh chóng ra hoa trở lại thì có thể tiến hành cắt bỏ đi phần cuống hoa. Phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả rất cao nếu cuống hoa đã già và dần chuyển sang màu nâu. Ngược lại, đối với những phần cuống hoa vẫn còn đang xanh thì bạn chỉ nên cắt một đốt nhỏ trên cuống có độ dài từ 11 đến 13cm để giúp hình thành cây mới. Sau khi cắt, cây lan trúc đen cần phải được chăm sóc kỹ càng để bảo đảm ra hoa to và có hương thơm nhé.

Phun thuốc phòng chống nấm bệnh định kỳ cho lan

Một lưu ý khác trong quá trình chăm sóc lan trúc đen đó chính là phun thuốc phòng chống mầm bệnh cho cây. Bởi thông thường mùa hè nóng bức chính là nguyên nhân làm cho các loại vi khuẩn và nấm bệnh sinh sôi nảy nở.

Để đảm bảo cho vườn lan của bạn nói chung và chậu lan trúc đen nói riêng không bị nấm bệnh thì việc phun nấm bệnh định kỳ cho cây là điều cực kỳ quan trọng. Ông bà ta đã có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì thế mà một hành động rất nhỏ thôi cũng sẽ cực kỳ hữu ích đấy. Mặt khác, bạn cũng nên sử dụng nano bạc hoặc nano đồng pha loãng hơn so với liều lượng trên bao bì một chút để phun cho vườn lan của mình nhé.

Những hình ảnh đẹp nhất của lan hoàng thảo trúc đen

Dưới đây là tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất của loài lan trúc đen mà lanhodiep.vn đã thu thập được:

Lan Trúc Đen Mang Vẻ Đẹp Rực Rỡ
Lan trúc đen mang vẻ đẹp rực rỡ
Lan Trúc Đen Vẫn Tỏa Sáng Dù Là Đêm Hay Sáng
Lan trúc đen vẫn tỏa sáng dù là đêm hay sáng

Dù là đêm hay sáng lan trúc đen vẫn luôn tỏa sáng và gây thu hút bao ánh nhìn.

Cành Lan Trúc Đen
Cành lan trúc đen
Hoa Lan Trúc Đen Nhỏ Xinh
Hoa lan trúc đen nhỏ xinh
Lan Trúc Đen Có Lá Dài
Lan trúc đen có lá dài

Nhìn xa lan trúc đen khá giống với một bụi tre thu nhỏ.

Lan Trúc Đen Được Trưng Bày Trong Nhà
Lan trúc đen được trưng bày trong nhà

Sắc vàng của lan trúc đen có thể đem đến may mắn, thành công, tài lộc cho người sở hữu.

Lan Trúc Đen Khoe Sắc Vàng
Lan trúc đen khoe sắc vàng

Còn chần chờ gì mà không sở hữu ngay cho mình một chậu lan trúc đen để trưng bày trong nhà.

Lời kết

Hy vọng với những kinh nghiệm mà lanhodiep.vn đã chia sẻ trong bài viết hôm nay có thể giúp bạn thành công trong việc trồng và chăm sóc loại lan trúc đen đang được “ưa chuộng nhất hiện nay’’ một cách tươi tốt và có những đóa hoa rực rỡ nhất. Mọi chi tiết thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: lanhodiep.vn hoặc số 0888 286 788.

Đánh giá