Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Lan Đơn Giản Nhất Từ Chuyên Gia

Cách chăm sóc hoa lan là vấn đề được rất nhiều người yêu thích lan quan tâm đến. Để chậu lan khỏe mạnh, phát triển tốt, cho ra nhiều hoa, hoa to và thơm thì bạn cần trang bị một số kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Lanhodiep.vn sẽ giúp bạn nắm được các cách chăm sóc hoa lan từ các chuyên gia trong ngành nhé!

Đặc điểm môi trường sống của hoa lan

Để chậu lan phát triển tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí…

Nhiệt độ

Không giống với một số loài hoa khác, lan được chia thành nhiều loại khác nhau theo từng vùng. Trong thời kỳ lan nảy mầm, ra cây con thì người trồng cần phải đảm bảo được nhiệt độ từ 18-30 độ C vào ban ngày và 16-20 độ C khi đêm xuống. Nếu bạn để lan trong môi trường dưới 5 độ C hoặc trên 35 độ C thì cây phát triển rất chậm hoặc không phát triển.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Nhiệt độ là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của lan

Ngoài ra, việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột sẽ khiến cây bị rụng lá và nụ nên cần lưu ý. Nếu muốn chậu lan hồ điệp nở hoa đúng dịp tết thì hãy duy trì mức nhiệt khoảng 16 độ C trong 3 tuần liên tiếp vào mùa thu nhé.

Ánh sáng

Để lan hồ điệp có thể quang hợp được thì ánh sáng cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nó tác động đến các giai đoạn mọc nhánh, sinh trưởng, ra hoa và nở hoa của lan. Tuy nhiên, lan hồ điệp thường sống trong rừng, ở những nơi hoang dã, cây cối rậm rạp, um tùm nên nó không có điều kiện ánh sáng đầy đủ như các loại lan khác. Để việc chăm sóc chúng được hiệu quả, bạn lưu ý chỉ nên đặt lan ở những nơi có ánh sáng từ 50-70% hoặc ánh sáng tán xạ.

Nếu thấy lá chuyển sang màu xanh đậm thì có thể cây đã không được nhận đầy đủ ánh sáng. Ngược lại, lá vàng úa chính là dấu hiệu cho thấy lan bị cháy nắng do ánh nắng trực tiếp quá mạnh.

Lan có thể trồng được ở cả trong nhà lẫn ngoài trời, vị trí thích hợp nhất là ở gần cửa sổ, hành lang và dưới cầu thang. Nếu trồng trong nhà kính thì bạn cần chuẩn bị vải hoặc lưới để che bớt, tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp. Khi cây bị bụi bẩn bám vào thì nên dùng khăn lau sạch để cây có thể hấp thụ ánh sáng một cách hiệu quả nhất.

Ánh sáng nhân tạo

Nếu như khu vực bạn sống không có đủ ánh sáng tự nhiên thì cũng có thể cân nhắc sử dụng ánh sáng nhân tạo. Việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây mà còn giúp bạn dễ dàng điều chỉnh lượng ánh sáng cho thích hợp

Các loại đèn chiếu nhân tạo được khuyến khích đặt ở phía trên của cây, cách khoảng 25-30cm. Loại đèn mà bạn nên dùng là đèn ống huỳnh quang, công suất 40-75W và sử dụng để chiếu sáng từ 12-15 tiếng mỗi ngày.

Độ ẩm

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Độ ẩm lý tưởng để lan phát triển là từ 50-80%

Trong môi trường tự nhiên, lan thường sống ở trong rừng sâu, nơi có độ ẩm ướt cao. Độ ẩm lý tưởng để trồng lan là từ 50-80%.

Nếu độ ẩm trong không khí không đủ tiêu chuẩn để chăm sóc cho cây thì có có thể cải thiện bằng các phương pháp vô cùng đơn giản. Độ ẩm thấp thì có thể bổ sung thêm nước cho cây và dùng thêm màn che để hạn chế sự thoát hơi nước. Bạn cũng có thể dùng nước hoặc đá cuội đặt vào vị trí gốc cây, đảm bảo rễ không chạm nước để tăng độ ẩm. Trong trường hợp độ ẩm quá cao, vượt qua 80% thì nên mang cây ra những vị trí thông thoáng hơn.

Độ thông gió

Lan hồ điệp đa phần sống ở những nơi nhiều gió, thoáng khí để đảm bảo khả năng quang hợp, điều tiết nhiệt độ cũng như giảm phát sinh sâu bệnh hại.

Muốn lan phát triển thì bạn không được để chậu cây ở những nơi có nhiều khói, bụi bẩn vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây. Nếu trồng cây ở trong nhà thì tuyệt đối không được đóng hết các cửa sổ. Bởi vì điều này sẽ làm giảm điều tiết độ ẩm, ngăn ánh sáng và làm cho cây chậm phát triển.

Nước

Mặc dù có tính ưa ẩm ướt nhưng lan hồ điệp lại rất dễ bị ngập úng. Điều này cũng lý giải vì sao lan hồ điệp sinh trưởng trong rừng lại thường mọc ở khe núi, thung lũng, vách đá…Những nơi này sẽ có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao, đồng thời địa hình dốc nên không xảy ra tình trạng ngập úng.

Ở giai đoạn mọc rễ, mọc chồi và sinh trưởng là lúc mà lan cần nhiều nước nhất. Chính vì vậy mà bạn cần phải đảm bảo đáp ứng được lượng nước đầy đủ cho cây trong khoảng thời gian này. Còn đối với những thời điểm khác, lượng tiêu hao nước của chúng không nhiều nên việc điều tiết nước là vô cùng quan trọng. Nếu cung cấp quá nhiều nước sẽ khiến lan bị tình trạng ngập úng, thối rễ…

Xem thêm >>> Cách Chăm Sóc Lan Hồ điệp Tránh Bệnh Vàng Lá, Thối Rễ

Cách chăm sóc hoa lan chuẩn từ chuyên gia

Tưới nước

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Tưới nước đầy đủ để lan phát triển tốt

Lan hồ điệp vốn là loại hoa ưa độ ẩm cao nhưng bạn không nên tưới quá nhiều nước để tránh làm thối rễ cây. Tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn bổ sung thêm lượng nước thích hợp cho cây.

Vào những ngày mùa hè oi bức, cây cần nhiều nước nên hãy tưới nước thường xuyên cho cây hơn, khoảng 2-3 ngày 1 lần. Khi mùa đông giá rét đến, thời gian tưới có thể được điều chỉnh lên 1 tuần hoặc 10-12 ngày 1 lần. Thời gian thích hợp để tưới nước cho lan chính là vào buổi sáng sớm, lượng nước tưới phụ thuộc vào loại giá thể mà bạn đang sử dụng trồng lan.

Bên cạnh đó, nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, có nhiều gió trời và tưới nhẹ nhàng vào gốc cây từ 3-4 lần trong vòng 10 phút để lan có thời gian hấp thụ. Sau đó, đảm bảo cây đã hoàn toàn thoát nước trước khi treo lên giàn trên cao nhé. Tuyệt đối không tưới hoặc để nước mưa trực tiếp làm ướt lá gây nấm và thối lá lan.

Bón phân

Bất cứ loại cây nào cũng sẽ cần chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Lan hồ điệp cần được bón phân thường xuyên để có thể cho ra nhiều hoa to, thơm và màu đậm. Việc bón phân nên được tiến hành vào mùa hè, lúc mà cây bắt đầu giai đoạn sinh trưởng mạnh.

Lan hồ điệp được trồng trong giá thể nên không giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng tốt như đất. Chính vì vậy, chỉ nên dùng những phân bón thích hợp cho lan với tỷ lệ nhất định.

Loại phân bón yêu thích cho lan hồ điệp là phân NPK 14-14-14. Cây đang ra hoa thì có thể sử dụng phân bón có hàm lượng Photpho cao hơn như NPK 10-30-20. Trước khi tiến hành bón phân, phải tưới nước đầy đủ để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nên bón một lượng vừa phải, không bón quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ không tốt cho lan.

Bên cạnh đó, cây cũng sẽ dễ mắc phải một số bệnh hại nên bạn cần chuẩn bị sẵn một số loại thuốc đặc trị để phòng ngừa cho lan.

Cắt tỉa cành

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Cắt tỉa cành thường xuyên để lan khỏe mạnh

Lan hồ điệp có thể phát triển và ra hoa trong khoảng thời gian dài nếu được chăm sóc tỉ mỉ. Đặc biệt, bạn nên cắt tỉa cành định kỳ để loại bỏ hết các phần lá già cỗi, có dấu hiệu của sâu bệnh.

Có thể thực hiện việc tỉa cành cho lan trưởng thành mỗi năm 1 lần sau khi hoa tàn. Dùng kéo đã được vệ sinh sạch để cắt ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối khoảng 3cm. Không nên cắt quá sát cuống bởi điều này dễ làm cây nhanh thối. Phần mắt ngủ để lại có thể mọc ra nhiều cây con nếu được chăm sóc tốt.

Đối với phần lá bị bệnh, bạn hãy dùng kéo cắt bỏ những phần bị hỏng hoặc bỏ toàn bộ. Tiếp theo, thực hiện cắt bỏ hết những phần rễ cũ đã chết hoặc bị hư hỏng. Những phần rễ khỏe mạnh nên được cắt ngắn lại còn khoảng 12cm rồi cho vào chậu, lấp đầy lại bằng giá thể.

Sau khi cắt tỉa, bạn đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và mưa nhiều. Để cây khô 3 ngày sau thì tiến hành tưới đẫm cây 1 lần. Ngoài ra, có thể bón phân, dùng B1 hoặc các thuốc như antoni pha loãng với nước để tưới cho lan nhé.

Kích lan ra hoa

Lan hồ điệp thường xuyên cho ra hoa và hoa chơi được rất lâu. Nếu cây lớn và khỏe mạnh trong một khoảng thời gian dài nhưng không cho ra hoa thì bạn nên chuyển cây đến những nơi thoáng mát hơn. Ở mức nhiệt độ thấp thì cây sẽ dễ ra hoa hơn.

Sau khi hoa tàn, muốn cây nhanh cho hoa lại thì hãy tiến hành cắt bỏ phần cuống hoa. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nếu cuống hoa đã già và chuyển sang màu nâu. Còn nếu cuống hoa vẫn còn đang xanh thì bạn chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa có độ dài từ 10-12cm để giúp hình thành cây mới. Sau khi cắt cây cần phải được chăm sóc kỹ càng để bảo đảm ra hoa lớn.

Thay chậu mới

Lan là dòng có thời gian sống rất dài nên việc thay chậu mới khi cây có kích thước lớn hơn hoặc khi giá thể tích nước gây thối rễ là điều vô cùng cần thiết.

Nếu cây vẫn phát triển và cho ra hoa bình thường thì bạn không cần phải thay chậu quá nhiều lần. Thời gian thích hợp để thay chậu mới cho lan hồ điệp chính là vào thời điểm mùa xuân khi hoa đã tàn.

Khi lan phát triển và mọc thêm nhiều nhánh mới, diện tích chậu cũ sẽ không đủ để chứa thì sẽ tiến hành thay chậu mới. Cách thực hiện là đưa lan ra khỏi chậu, loại bỏ hết những phần giá thể cũ vướng ở rễ, cắt bỏ rễ chết, rễ hỏng và các phần lá vàng úa. Sau khi thay chậu, nên để lan trong bóng mát và tưới nước sau 2-3 ngày.

Xem thêm >>> Hướng Dẫn Cách Ghép Chậu Lan Hồ Điệp “ Chi Tiết, Đơn Giản Nhất”

Một số bệnh phổ biến ở hoa lan và cách phòng trừ

Các bệnh thường gặp ở hoa lan hồ điệp luôn khiến người trồng phải mệt mỏi để tiêu diệt chúng. Lan hồ điệp phát triển và sinh trưởng trong điều kiện môi trường nên rất dễ xuất hiện các loại nấm mốc, sâu bệnh hại xâm nhập. Dưới đây là một số bệnh phổ biến ở lan hồ điệp và cách phòng trừ mà bạn nên tham khảo.

Rệp son hút nhựa lan hồ điệp

Một trong số sâu hại gây nên các bệnh thường gặp ở hoa lan hồ điệp không thể bỏ qua chính là rệp son (Scale Insects). Loại rệp này có vỏ màu nâu, thường hút nhựa ở lá và thải ra chất độc gây hại cho cây. Chúng sinh sản rất nhanh và gây ra nhiều tác hại cho vườn lan của bạn.

Cách ngăn chặn bệnh là bạn hãy sử dụng một số loại thuốc như Lannate, Regent hoặc Supracide theo nồng độ in trên bao bì sản phẩm. Tiến hành phun cho lan hồ điệp theo định kỳ 1 tuần 1 lần cho tới khi rệp son bị tiêu diệt hoàn toàn.

Nhện đỏ khiến lá lan hồ điệp bị héo rụng

Nhện đỏ (Red Spider Mites) là loại côn trùng có kích thước siêu nhỏ, ngắn hơn ½ mm. Khi quan sát dưới kính lúp, chúng có dạng giống con rệp, gồm 8 chân, thường có màu vàng lúc non và chuyển đỏ khi trưởng thành.

Những con nhện đỏ thường chui tại bộ phận bẹ lá của cây, nằm kín tại phần gốc lá và gây hại cho cây khiến lá héo úa. Chúng thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn mùa khô, ít hơn vào thời điểm mùa mưa.

Loài nhện này sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải nhanh chóng tiêu diệt nếu không lan sẽ ngừng sinh trưởng. Do đó, bạn cần sử dụng một số loại thuốc như Nissorun, Commite, Polytrin để tiêu diệt những con nhện trưởng thành và trứng của chúng. Hãy sử dụng theo liều lượng hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm và xịt vào thời điểm 8-9h sáng để đạt hiệu quả cao hơn.

Bệnh thối đen

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Bệnh thối đen ở lan hồ điệp

Các bệnh thường gặp ở hoa lan hồ điệp thường xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa, tại những vùng có độ ẩm cao hoặc tưới quá nhiều nước. Bệnh thối đen thường gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho lan hồ điệp. Cây chết nhanh chóng và số lượng cây con chết rất lớn.

Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở vị trí gốc, rễ rối và dần dần lây lan tới thân cây. Ban đầu, nó sẽ hình thành ở chồi non khiến cho chồi non thối chuyển màu nâu, khi cầm vào mềm nhũn và ứng nước.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh thối đen ở lan hồ điệp là do hai loại nấm Colletotrichum SP và Phytophthora SP. Khi tưới nếu bón phân hòa tan không hết sẽ khiến lan bị bầm ngọn và nấm dễ dàng gây hại. Bên cạnh đó, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao vào mùa mưa cũng gây nên bệnh thối đen.

Về cách ngăn chặn bệnh thối đen, cây con thường dễ bị nhiễm bệnh hơn nên cây bị bệnh ra khỏi những cây khỏe mạnh. Đồng thời sử dụng thuốc ngăn ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hoặc nhúng toàn bộ cây vào trong dung dịch thuốc diệt nấm.

Ở những cây trưởng thành thì tiến hành cắt bỏ đi các bộ phận bị thối, nếu thối đọt thì hãy rút bỏ đọt sau khi phun thuốc nấm vào. Một số loại thuốc diệt nấm hiệu quả có thể sử dụng là TopsinM, Kasumin, Score, Cuzate M8…

Bệnh héo rễ

Một loại bệnh khác mà lan hồ điệp rất dễ mắc phải là bệnh héo rễ (Wilt). Loại bệnh này là trở ngại lớn cho người dân trồng lan, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm trong việc trồng.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh héo rễ là rễ cây khô dần trong một khoảng thời gian dài. Nếu cây còn nhỏ mà gặp bệnh này thì sẽ có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên dần dẫn đến chết cây. Đối với những cây đã sinh trưởng tốt thì không chết nhưng rễ bị khô mục làm chậm phát triển, yếu cây.

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh héo rễ là do nấm Sclerotium Rolfsii, hay còn được gọi là nấm hạch. Chúng có thể sinh sống trong môi trường trong thời gian dài và lây lan rất nhanh khi nhiệt độ cao, độ ẩm tốt. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến cho toàn bộ vườn lan hồ điệp bị chết.

Để phòng ngừa và điều trị loại bệnh này, bạn nên sử dụng các loại thuốc như Sumi Eight, Anvil phun vào bộ phận gốc rễ theo định kỳ 2 lần một tuần khi cây bắt đầu nhiễm bệnh.

Xem thêm >>> Cách Chăm Sóc Lan Hồ điệp Ra Hoa đều đặn, Tươi Lâu

Một số mẹo trồng và nhân giống hoa lan tốt tại nhà

Mẹo trồng lan hồ điệp đơn giản, nhanh chóng

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Bí kíp trồng lan hồ điệp hiệu quả, nhanh chóng

Để có một chậu lan hồ điệp nở nhiều hoa to thơm ưng ý trưng bày trong không gian phòng khách gia đình mình, bạn cần phải làm theo 5 bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Một số thứ mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi trồng lan bao gồm dụng cụ chuyên cắt tỉa, chậu mới không có quá nhiều lỗ, giá thể đã qua xử lý, có thể chọn than củi, vỏ thông, vỏ dừa khô, dớn…
  • Bước 2: Loại bỏ những phần hư tổn trên cây: Dùng kéo loại bỏ phần bầu nhựa cũ, lá hư và rễ hư để cây lan có thể phát triển tốt nhất. Tiến hành bôi vôi pha loãng hoặc thuốc làm liền sẹo vào các vết cắt trên cây.
  • Bước 3: Trồng cây vào chậu: Cho ⅓ than củi vào đáy chậu, cố định cây bằng cách dùng một thỏi xốp hình chữ nhật và đặt vào chính giữa gốc cây. Lấy dây buộc vào gốc và cố định chắc chắn sang hai bên, không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.
  • Bước 4: Tưới cây: Dùng nước pha theo tỷ lệ 50:50 (1g vôi và 1 lít nước), khuấy đều và phun lên phần lá, thân, mặt trước, mặt sau của lá để sát trùng.
  • Bước 5: Đặt cây ở những vị trí thoáng mát, có ánh sáng khoảng 50%, nhiệt độ từ 18-29 độ C, lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây từ 50-80%.

Một số lưu ý quan trọng sau khi trồng lan gồm:

  • Để cây nghỉ ngơi thêm 1 hoặc 2 ngày rồi mới tưới đẫm. Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định thì tiến hành bón phân và tưới nước như bình thường.
  • Vào mùa hè, cây cần tưới nước khoảng 2-3 ngày một lần, khi mùa đông sang thì giảm xuống 10 ngày một lần.
  • Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là vào mùa xuân, khi hoa đã tàn.

Xem thêm >>> Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Tại Nhà, Ra Hoa Đẹp Nhất

Một số cách nhân giống lan hồ điệp tại nhà

Lan hồ điệp có thể nhân giống bằng hạt những việc này đòi hỏi chuyên môn cao, phải được thực hiện bởi các chuyên gia trong phòng thí nghiệm. Thông thường, để nhân giống lan hồ điệp, chủ vườn sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nhân giống KeiKi

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Phương pháp nhân giống lan bằng keiki

Keiki là phương pháp phổ biến dùng để nhân giống lan hồ điệp. Lan sẽ mọc thêm cây con mới từ các mặt của nhánh hoa đã tàn, được gọi là Keiki. Thời điểm thích hợp để nhân giống bằng phương pháp này là khi hoa đã tàn khoảng ⅔ ngồng, tiến hành cụ thể như sau:

  • Dùng dao sắc cắt ngồng hoa, cách mắt khoảng 1-3cm, bôi thêm daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt và để khô trong 3 ngày.
  • Lấy bông hoặc vải mềm quấn quanh các mắt ngồng và bón thêm phân cho cây mẹ.
  • Sau 2-3 tuần, cây con sẽ xuất hiện, đợi đến khi chúng phát triển từ 4-6 cm thì có thể tách ra khỏi cây mẹ.

Phương pháp ép đẻ cây con

Cách Chăm Sóc Hoa Lan
Phương pháp ép đẻ cây con

Để thực hiện phương pháp này, lan hồ điệp bắt buộc phải từ 3 năm tuổi trở lên. Phương pháp ép đẻ cây con như sau:

  • Cắt ngồng hoa, dùng phân 20-20-20 gia thêm antonic 1/1000 và rootplex 1/2000 để tưới cho cây mẹ, không được tưới thêm nước.
  • Dùng dây điện có lõi đồng để quấn quanh thân cây mẹ, thắt ngay dưới lá thứ nhất nếu gốc cao. Tuyệt đối không quấn quá chặt sẽ làm chết cây, cũng không nên quấn lỏng sẽ không ra được cây con.
  • Tiếp tục bón phân và chăm sóc cây mẹ để chồi cây mọc ra sau 1-2 tháng.
  • Sau khi tách con mọc 1cm thì tháo dây thắt, chăm sóc như bình thường. Tiến hành tách cây khi cây con lớn và có bộ rễ khỏe mạnh nhé.

Như vậy, Lanhodiep.vn đã cung cấp đến bạn toàn bộ thông tin về cách chăm sóc hoa lan hồ điệp qua bài viết phía trên. Để có một chậu lan hồ điệp nhiều hoa to, màu sắc đẹp mắt thì cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc lan thì hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Đánh giá