[Bật Mí] Gỗ Lũa Ghép Lan Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Ghép Lan Vào Gỗ Chi Tiết Nhất

Ghép lan vào gỗ lũa đang trở thành xu hướng được nhiều dân chơi lan áp dụng. Bởi hình thức không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ mà còn nâng cao giá trị cho lan. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người chưa biết gỗ lũa ghép lan là gì và cách ghép lan vào gỗ ra sao. Hãy cùng lanhodiep.vn tìm hiểu về đặc điểm của loại gỗ này qua bài viết dưới đây nhé!

Gỗ lũa ghép lan là loại gỗ gì?

Lũa Ghép Lan
Ghép Lan Trên Gỗ Lũa – Tăng Tính Thẩm Mỹ

Gỗ lũa là phần lõi sót lại của một cây cổ thụ khô khi đã chết. Bởi vì trải qua khoảng thời gian dài chịu sự bào mòn của các yếu tố tự nhiên nên phần lõi này rất cứng và không bao giờ có tình trạng mối hoặc mục nát.

Mỗi một cục gỗ lũa đều sẽ có hình dạng vô cùng độc đáo và không bao giờ trùng lặp. Đồng thời hình thù của gỗ lũa là tự nhiên và độc nhất vô nhị, không thể tìm thấy cái thứ hai. Do đó, nếu tận dụng gỗ lũa đẹp để ghép lan, ta có thể tạo ra được các tác phẩm vô cùng độc đáo.

Ngoài ra, gỗ lũa còn được các nghệ nhân khéo léo tạo nên những món đồ cao cấp có giá trị cao dùng để trang trí hoặc ứng dụng nó để tạo nên những tác phẩm sinh vật cảnh đẹp cực kỳ đa dạng.

Xem thêm >>> Cách sử dụng gỗ lũa ghép lan chi tiết – đầy đủ nhất

Đặc điểm của gỗ lũa ghép lan

Gỗ lũa hầu hết được làm từ các bộ phận của những cây lâu năm vì vậy, chúng thường có đặc điểm rất cứng, ít bị mối mọt ăn mòn và có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Những khúc gỗ này có thể được lấy từ bộ rễ, thân, cành của cây với hình dáng đặc biệt tạo nên vẻ đẹp cuốn hút, ấn tượng khi ghép vào hoa lan.

Trong tự nhiên, gỗ lũa sẽ được chia thành 3 loại chính:

  • Loại 1: Gỗ lũa nằm sâu bên trong lòng đất.
  • Loại 2: Gỗ lũa được tạo ra từ điều kiện thời tiết (nắng, mưa và gió).
  • Loại 3: Gỗ lũa chìm dưới bùn nước.
Lũa Ghép Lan
Chậu Lan Được Ghép Trên Gỗ Lũa Cực Kỳ Đẹp Mắt Và Thu Hút

Gỗ lũa tạo ra từ điều kiện thời tiết nên được đánh giá cao hơn bởi loại này thường có độ bền cao và hình dáng vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên, đối với người “chơi lan”, gỗ lũa chìm dưới bùn nước lại có trị hơn bởi nó có khả năng giữ ẩm vượt trội và giúp cây có khả năng sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, loại gỗ này hoàn toàn không có chứa tinh dầu vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây khi ghép.

Thông thường, sau khi thu hoạch gỗ lũa, người ta sẽ chế tác thêm để tăng giá trị thẩm mỹ cũng như là giúp người trồng lan làm ra những giò lan độc đáo, thu hút hơn. Những khúc gỗ lũa có hình dáng càng độc đáo thì giá thành sẽ càng cao.

Ưu – nhược điểm của gỗ lũa ghép lan

Ưu điểm

  • Gỗ lũa ghép lan thường cứng và chắc chắn, chúng hoàn toàn thể chịu được áp lực lớn hay sự va đập mạnh. Chính vì vậy, khi bạn ghép cây lan trên gỗ lũa thì giỏ lan của bạn sẽ mang một vẻ đẹp độc đáo, tự nhiên, khác lạ và cực kỳ chắc chắn.
  • Bên cạnh đó, gỗ lũa ghép lan còn đảm bảo cho cây lan của bạn có sự thoáng khí nhất định cũng như là giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Mặt khác, loại gỗ này rất bền nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng gỗ lũa ghép lan trong nhiều năm mà vẫn đảm bảo cây lan đẹp và tươi tốt.
  • Các giống lan sống đơn thân nếu được ghép vào lũa là sự lựa chọn hoàn hảo nhất bởi hầu hết những giống lan này rất ghét bị thay giá nên phải chọn những loại gỗ ghép thật bền như lũa.
    Lũa Ghép Lan
    Lũa Ghép Lan Cực Kỳ Bền
  • Ngoài ra, trồng hoa lan trên gỗ lũa còn giúp hoa lan ít bị sâu bệnh hơn so với việc trồng cây lan ở trong các chậu cây thường.
  • Giả sử bạn sử dụng gỗ lũa ghép lan thuộc chi Dendrobium như các giống lan thân kiều, thòng thì sau khoảng thời gian từ 3 đến 6 năm bạn bắt buộc phải nhổ cây ra và ghép lại. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng lại gỗ lũa vì nó còn rất tốt.
  • Đặc biệt, gỗ lũa ghép lan rất hiếm khi bị đọng muối giống như than, chậu đất hoặc một số loại giá thể khác.

Nhược điểm

Mặc dù có rất nhiều điểm nổi bật thế nhưng gỗ lũa ghép lan vẫn có một vài nhược điểm cụ thể:

  • Trọng lượng của gỗ lũa sẽ nặng từ 10 đến 30 kg, tùy thuộc vào kích thước và hình dáng khác nhau nên có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển xa. Bên cạnh đó, số lượng hoa lan ghép trên gỗ lũa cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng của gỗ lũa nên sẽ gây ra một số bất tiện đối với người dùng.
    Lũa Ghép Lan
    Gỗ Lũa Ghép Lan Thường Rất Nặng Nên Gặp Khó Khăn Trong Quá Trình Di Chuyển
  • Ngoài ra, nếu bạn sử dụng gỗ lũa ghép lan thì đồng nghĩa với việc bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho cây lan của mình, bởi gỗ lũa không thể giữ độ ẩm lâu như các chậu lan hay giá thể. Vì vậy, bạn sẽ phải thường xuyên tưới nước để tăng độ ẩm cho rễ cây. Bên cạnh đó, cũng phải bón phân thường xuyên vì phân bón cũng không thể đọng lại trên gỗ lũa nhiều như trên giá thể hay chậu cây, lượng phân sẽ bị trôi đi khá nhanh do gỗ lũa là gỗ thân cứng nên khả năng giữ nước và giữ phân khá yếu.

Xem thêm >>> Cách trồng lan hồ điệp trong nhà chi tiết từ A-Z

Hướng dẫn cách ghép lan vào gỗ lũa chuẩn nhất

Ngoài có được những kỹ năng cơ bản thì để ghép lan vào gỗ lũa chuẩn nhất bạn cần phải chuẩn bị dụng cụ và làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch gỗ lũa. Bạn có thể dùng bàn chải hoặc vật nhọn sắc để loại bỏ hết những vết rêu bám bẩn trên thân cây. Sau đó vệ sinh gỗ lũa với nước sạch nhiều lần hoặc có thể sử dụng vòi bơm nước tăng áp để làm sạch gỗ lũa. Gỗ cần phải được đảm bảo làm sạch hoàn toàn để sau quá trình ghép lan cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
  • Bước 2: Ngâm gỗ lũa trong nước để gỗ lũa ngậm đủ nước. Thông thường, nếu muốn cây lan không bị khô hay chết héo thì gỗ lũa nên được ngậm no nước trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 15 ngày.
  • Bước 3: Tiến hành ngâm gỗ lũa với dung dịch nước vôi khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi rửa gỗ thật kỹ với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh, sâu bệnh hoặc nấm mốc bám trên thân. Điều này có thể giúp cây lan không bị tấn công bởi vi khuẩn, cũng như là có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Lưu ý, sau khi ngâm với dung dịch nước vôi thì bạn nên để gỗ ráo nước trong khoảng 3 đến 4 tiếng rồi mới tiến hành ghép lan.
    Lũa Ghép Lan
    Đánh Bóng Gỗ Lúa Ghép Lan
  • Bước 4: Đánh bóng và cắt tỉa gọn gàng để có một vẻ ngoài độc đáo bóng bắt mắt và thu hút mọi ánh nhìn.
  • Bước 5: Cố định gỗ lũa và cây lan bằng cách đặt cây sao cho chắc chắn và dùng dây thiết thép để cố định lại. Bạn cũng có thể sử dụng những chiếc khoan nhỏ để khoan lỗ vào thân gỗ lũa. Sau đó, sử dụng đinh bóc nhựa để cố định và giúp cây lan đứng vững hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dịch chuyển hoặc lung lay cây lan đã được ghép vào gỗ lũa trong thời gian đầu, để bộ rễ lan bám chắc hơn vào gỗ lũa nhé.

Sau khi đã hoàn thành đủ 5 bước trên chắn chắn bạn sẽ có một chậu lan ghép gỗ lũa cực kỳ độc đáo, bắt mắt nhưng vẫn mang một nét đẹp tự nhiên hiếm có khó tìm, để trưng bày trong không gian nhà mình.

Như vậy, Lanhodiep.vn đã chia sẻ cho bạn các thông tin hữu ích nhất về ưu nhược điểm của gỗ lũa ghép lan kèm theo cách ghép lan chuẩn nhất. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và chúc bạn thực hiện thành công nhé.

Đánh giá