Lan hồ điệp rừng ngày càng hiếm trong tự nhiên vì loài hoa vốn hiếm có này đã bị suy giảm do tác động của con người đến môi trường sống của lan hồ điệp rừng. Hiện nay, hồ điệp rừng đã được thuần hóa, trở thành loài hoa thượng phẩm hàng đầu và được nhiều người yêu thích, lựa chọn để trang trí nhà cửa. Đến với bài viết này, lanhodiep.vn giới thiệu về hoa hồ điệp rừng cũng như hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc loại lan quý hiếm này.
Tìm hiểu về lan rừng hồ điệp
Nguồn gốc
Theo thống kê, ở rừng có khoảng 60 loài lan hồ điệp rừng, và ngày càng có nhiều loài đẹp và quý phái ngày càng được lai tạo. Nguồn gốc của lan hồ điệp rừng là từ các Indonesia, Malaysia, Philippines, bán đảo Đông Dương, Australia, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Loại lan này đã sớm du nhập vào Việt Nam và được rất nhiều người ủng hộ, yêu thích.
Được biết lan hồ điệp rừng có tên khoa học là Phalaenopsis Blume 1825. Phân họ Vandoideae, bộ tông Vandeae. Tên của chúng Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, Grec Phalaina dịch là “con bướm” và Opsis nghĩa là là “giống như”.
Đặc điểm
Hoa hồ điệp rừng là loại lan đơn tính mọc sát nhau, lá dày, thân ngắn. Loài hoa này được tìm thấy ở độ cao 1000 mét, nơi có độ ẩm cao và nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây là từ 20 đến 27 độ C.
Đặc điểm nổi bật của loài hoa này là chúng không ưa nắng. Ngoài ra, lan hồ điệp rừng có tuổi thọ cao, tuổi thọ trung bình của một chậu lan hồ điệp đẹp có thể lên đến 2 – 3 tháng. Hoa lan mọc từ nách lá, dài, đơn hoặc phân nhánh. Lá lan hồ điệp dài, cánh hoa phẳng và trải rộng, thường thì các lá đài giống với cánh hoa, gần như bằng nhau.
Lan hồ điệp rừng có nhiều màu sắc khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn như lan hồ điệp tím rừng, hồng, vàng, trắng, đỏ và nhiều màu phối tự nhiên như đốm hoặc sọc,… Thời gian nở hoa tùy vào từng loài, thông thường thời gian nở hoa kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
Tất cả các loài lan hồ điệp hoang dã đều có hoa nhỏ, màu sắc nổi bật, mùi thơm dịu nhẹ quyến rũ và cấu trúc kỳ diệu. Tuy nhiên, những giống lan này vẫn chưa xuất hiện phổ biến ở Việt Nam, nhưng những người lần đầu tiên nhìn thấy chúng vẫn để lại nhiều ấn tượng.
6 loài hoa hồ điệp rừng tuyệt đẹp
Sau đây là 6 loài lan hồ điệp hoang dã được biết đến rộng rãi ở Việt Nam:
Phalaenopsis gibbosa Sweet
Phalaenopsis gibbosa Sweet trong tiếng việt có tên là lan hồ điệp trung, có nguồn gốc từ Lào và miền bắc nam Việt Nam. Tại miền nam Việt Nam, loài lan này mọc trong những khu rừng thường xanh, thấp, lá rộng và ở độ cao trên mặt biển đến 1000 mét.
Lan hồ điệp rừng trung là loài thân ngắn, sống phụ sinh trên đá, có rễ nhiều dẹt, màu xanh, và có kích thước khá nhỏ. Lá lan hồ điệp trung thuôn bầu dục, rộng từ 3 – 6 cm, dài từ 8 – 18 cm, lõm ở gốc và nhiều gân phụ. Cụm hoa chùm, hoa màu trắng, cánh môi có hình tam giác màu vàng. Hoa chia thành 3 thùy, thùy giữa rộng và nhọn đầu, hai thùy bên đứng. Hoa nở trên thân gần như không lá với độ dài khoảng 15 cm, vòi phân nhánh và uốn lượn.
Phalaenopsis lobbii Rchob. F
Loài lan hồ điệp này chưa có tên bằng tiếng Việt, chúng có xuất xứ từ phía đông dãy Himalaya, đông bắc Ấn Độ, Sikkim, Bhutan, Việt Nam và Myanmar. Loại thực vật này có môi trường sống ở độ cao từ 366 – 457m. Chúng mọc chủ yếu từ rừng ẩm hoặc rừng thường xanh, rêu, lá kim trên vỏ cây xốp và trong các kẽ hở không đồng đều.
Phalaenopsis lobbii Rchob. F là loại lan lùn, nóng, có lá hình elip rộng với chiều dài từ 4 – 6 cm. Mỗi cây có từ 1 – 2 lá, đôi khi nhiều hơn và chúng có thể tự rụng đi trong giai đoạn lan nghỉ ngơi. Hoa lan rừng mọc thành chùm nhỏ với 3 – 7 hoa mở liên tiếp, ít phát quang và thường nở vào mùa xuân.
Trong điều kiện thời tiết hơi lạnh, mỗi bông hoa có thể nở trong thời gian một tháng. Những bông hoa có màu trắng kem, kích thước khoảng 2,5 cm, có hình ngôi sao và có thịt. Môi hoa lan có hình bán nguyệt, màu trắng với hai sọc dọc màu nâu.
Phalaenopsis fuscata Rchob. F
Loại lan này có tên tiếng Việt là lan hồ điệp Sơ pai, được phát hiện vào năm 1874 bởi Heinrich Gustav Reichenbach. Chúng thường được tìm thấy ở độ cao từ 0 – 457m trong những cây xanh gần suối trong các khu rừng mát. Loại lan hồ điệp sinh trưởng chủ yếu tại các khu rừng của bán đảo Malaysia, Sumatra, Borneo và Philippines. Tại Việt Nam, lan hồ điệp Sơ pai mọc ở khu vực Tây Nguyên.
Hồ điệp Sơ pai là một loại lan có kích thước nhỏ đến trung bình với lá dài 30cm và dày, kết cấu hơi xoắn ở gốc và tinh tế. Thông thường, loài lan này ra hoa vào mùa hè và mùa xuân, vòi hoa có thể dài đến 45cm, có hương thơm và nở liên tục trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, hoa lan có đường kính khoảng 3cm, cánh hoa có ngọn tròn và hơi uốn cong dọc theo các biên. Hoa lan Sơ pai có màu vàng nhạt với những đốm nâu sô cô la ở phần gốc, tuy nhiên đôi khi chúng có màu vàng đồng nhất. Môi hoa có màu đỏ giống như chiếc cốc và nhô về phía trước.
Phalaenopsis cornu-cervi
Lan sừng nai là tên tiếng Việt của loài lan Phalaenopsis cornu-cervi, có nguồn gốc từ Myanmar, Ấn Độ, Lào, Thái Lan và Việt Nam,.. Tại Việt Nam, loại lan này có mặt tại các khu rừng thuộc tỉnh Bảo Lộc và Thừa Thiên Huế.
Loại lan rừng này có cuống ngắn, lá dài từ 13 – 23 cm và rộng khoảng 4cm, có da, màu vàng và sáng bóng. Lan này nở hoa ở 1 bên, dài từ 9 – 42cm, có từ 7 – 12 hoa với những chùm hoa xếp thành hai hàng, hoa có thịt và mùi thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, lan sừng nai có thể nở bất kỳ lúc nào trong năm, nhất là vào mùa thu và mùa xuân.
Hoa lan này có đường kính từ 4 – 5 cm và nở liên tục trong nhiều tháng, khoảng 3 – 5 tháng. Độ bền của 1 bông hoa lan sừng nai kéo dài trong 4 tuần. Hoa có dạng hình ngôi sao, màu xanh lá cây hoặc màu vàng đất với những đốm nâu hạt, môi màu trắng.
Phalaenopsis braceana (Hook. f), Christenson
Loài lan này được phát hiện và đặt tên vào 1986 bởi Joseph Dalton Hooker, con trai của nhà thực vật học người Anh William Jackson Hooker. Phalaenopsis braceana có nguồn gốc từ Bhutan, Hy Mã Lạp Sơn, Myanmar, phía nam Trung Quốc và Việt Nam.
Cánh hoa lan có thể thay đổi màu sắc từ xanh lá và vàng sang màu nâu đỏ. Hoa có đường kính từ 2,5 – 3cm với thời gian nở hoa là từ tháng 3 – 8. Loài lan này yêu cầu khí hậu trung bình – ẩm ướt, ấm áp và có xíu bóng râm.
Phalaenopsis mannii Rchob. F
Phalaenopsis mannii Rchob. F có tên trong tiếng Việt là lan hồ điệp ấn hay hồ điệp hổ vằn, chúng phát triển và sinh trưởng ở các khu vực Đà Lạt, Bảo Lộc, Quảng Trị và Cao Bằng. Hồ điệp ấn mọc ở gần đầm lầy, suối cùng với sự phát triển của rừng đã tạo nên độ ẩm cao quanh năm. Cây mọc cao từ 3 – 5 m so với mặt đất và thường mọc trên những cây có vỏ xù xì.
Loại lan này sống phụ sinh bám trên những thân cây gỗ sần sùi, nhiều rễ và mảnh, thân ngắn, có kích thước từ nhỏ đến vừa. Lan hồ điệp rừng này cần thời tiết mát mẻ, ẩm để sinh trưởng và phát triển
Hồ điệp hổ vằn có biểu mô với cuống ngắn được bao quanh bởi từ 4 – 5 lá, thuôn dài, có thịt, sáng bóng và có màu xanh lá cây. Lá lan rộng từ 3 – 5 cm, dài từ 15 – 20 cm và có những đốm màu tím trên các phiến lá xanh.
Phalaenopsis mannii Rchob. F nở hoa vào màu xuân với mỗi bông có đường kính từ 2,5 – 5 cm, lần lượt nở hoa và kéo dài trong 3 tháng. Những cây phát triển tốt có thể ra vòi hoa dài đến tối đa 45cm. Hoa lan hổ vằn có hình ngôi sao, hơi cong và các mảnh đều có màu vàng đến nâu với những đốm màu đỏ. Môi của chúng có dạng mỏ neo có màu tính và trắng với móng vuốt ngắn.
Thực trạng lan hồ điệp rừng Việt Nam
Những loài hoa hồ điệp rừng này tuy nhỏ nhưng có màu sắc rất đẹp, cấu trúc độc đáo và vô cùng bắt mắt, thu hút người nhìn. Hương thơm của chúng đã làm nên sức hút đối với những người sưu tầm lan hồ điệp rừng.
Đây là nguồn gen quý để tạo ra công nghệ lai tạo hoa lan hồ điệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay những loài cây này không được trồng rộng rãi, tên tiếng Việt cũng không được nhiều người quan tâm. Chỉ biết đến loài phong lan Phalaenopsis mannii Rchob. F có nghĩa là Hồ điệp hổ vằn trong tiếng Việt.
Bây giờ là lúc chúng ta cần thu thập lại để giúp bảo tồn nguồn gen và sự đa dạng sinh học của thế giới hoa hồ điệp rừng. Nhiều tài liệu cho rằng đây là những loài đặc hữu quý hiếm ở Việt Nam, nhưng một số chuyên gia cho rằng các loài lan này còn được tìm thấy ở Lào.
Lan hồ điệp rừng Phalaenopsis malipoensis được phát hiện ở Vân Nam, Trung Quốc vào năm 2005 bởi Chen Xingchi, Liu Zhongjian và Ru Zhengzhong. Về cơ bản, hoa của chúng giống như loài lan hồ điệp Phalaenopsis gibbosa ở Việt Nam, nhưng điểm khác biệt là cách sắp xếp màu và có một cục sưng trên môi.
Hướng dẫn trồng hoa lan hồ điệp rừng chi tiết
Bạn tiến hành trồng hoa hồ điệp rừng tại những vị trí có ánh nắng nhẹ vào thời điểm sáng hoặc chiều. Nhiệt độ nằm trong khoảng từ 10 đến 33 độ, trên thực tế thì lan rừng có thể sống được ở khoảng nhiệt độ cao hơn nhiều. Độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng là từ 50% đến 70%.
Khi mới nhổ cây ra từ rừng, lúc này cây còn tương đối mỏng manh, sau khi xử lý và trồng xong thì để cây trong bóng râm một thời gian ngắn. Sau đó phun dung dịch B1 hoặc ATONIK để kích thích rễ.
Sau khi cây mọc bộ rễ khỏe đem ra nơi có ánh nắng (60% ~ 70%), lúc này có thể bón lót phân bò khô hoặc phân hữu cơ kết hợp với phân đạm, lân, kali tùy theo độ tuổi của cây. Khi cây khỏe và có khả năng ra hoa, trong khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch bạn nên phun thường xuyên phân NPK 6-30-30 hoặc bón phân (P) cao cho cây từ 3 – 4 lần. Trong giai đoạn này, lan hồ điệp sẽ bắt đầu hình thành nụ hoa.
Đối với giá thể, lựa chọn tốt nhất là bạn nên sử dụng than lớn bên dưới và đặt than nhỏ hoặc rêu dớn ở phía trên để trồng và cố định lan rừng hồ điệp.
Cách chăm sóc hoa hồ điệp rừng đúng chuẩn
Quá trình trồng lan rừng hồ điệp không chỉ cần chú ý đến giống cây, môi trường sinh trưởng mà còn phải chú ý đến giá thể trồng và cách tưới nước, bón phân. Lan Hồ Điệp Hà Nội khuyến khích các bạn thực hiện theo các quy trình do chúng tôi hướng dẫn sau đây để có chất lượng hoa hồ điệp rừng tốt nhất.
Điều kiện ánh sáng
Vì lan hồ điệp không ưa nắng nên chỉ thích hợp trồng trong bóng râm và nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển tốt là khoảng từ 20 – 27 độ C.
Chế độ tưới nước
Bất kỳ giống cây nào cũng cần nước để phát triển, vì vậy hãy tập thói quen tưới cây đều đặn hai lần/ ngày. Nhưng lưu ý không nên tưới cho lan hồ điệp quá nhiều nước vì có thể khiến cây bị ngập úng và không thể phát triển được. Lâu dần có thể gây thối rễ, thối lá và chết cây.
Bạn chỉ cần tưới nước cho lan hồ điệp rừng đến khi đủ ẩm. Đồng thời, nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới vào giữa trưa khi khí hậu nóng bức bởi đây không phải là thời điểm thích hợp để tưới cây.
Bón phân
Việc bổ sung dinh dưỡng cho lan hồ điệp rừng là điều vô cùng cần thiết. Ngoài phương pháp truyền thống là bón trực tiếp vào giá thể thì bạn cũng có thể bón phân bằng cách pha lỏng phân với nước và phun qua lá.
Phân bón dùng để bón cho lan rừng phải có đủ chất dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển của cây, nhưng không nhất thiết phải là phân vô cơ. Bạn có thể sử dụng bón phân vô cơ pha loãng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây tùy theo mùa sinh trưởng.
Ngăn ngừa sâu bệnh
Lan hồ điệp rất dễ bị sâu bệnh nếu không được chăm sóc trong điều kiện tốt hoặc môi trường không thích hợp. Trong trường hợp này, bạn cần cân nhắc và lựa chọn loại thuốc trừ sâu phù hợp cho từng loại sâu bệnh mà lan hồ điệp đang gặp phải.
Ví dụ, lan hồ điệp rừng bị rệp sáp, rệp trắng, rệp rầy thì cần dùng thuốc trừ sâu Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Ofatox 400EC, hoặc Bitox 40EC,.. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là chỉ nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng và hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm. Và không lạm dụng quá mức để tránh trường hợp khiến cây suy yếu và chết dần.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về hoa hồ điệp rừng, cũng như cách chăm sóc và trồng để có những chậu lan hồ điệp đẹp nhất. Qua bài viết này, lanhodiep.vn mong rằng bạn sẽ có được những chậu lan hồ điệp rực rỡ và sang trọng trang trí trong ngôi nhà của mình.